Dự toán chi phí và thu nhập cho 1ha trồng rừng 24

Một phần của tài liệu nghiênc ứu cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng bạch đàn mô, hom làm nguyên liệu giấy (Trang 25 - 28)

2. THỰC NGHIỆM 9 

2.2.4. Dự toán chi phí và thu nhập cho 1ha trồng rừng 24

a). Chi phí cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn từ năm 5 - 8

Việc xác định chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn là xác định chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng từ năm thứ 1 đếm năm thứ 8. Căn cứ

vào định mức, hồ sơ thiết kế trồng rừng và căn cứ vào các số liệu và tài liệu thu thập được từ thực tế sản xuất kinh doanh của hai Công ty lâm nghiệp Lập Thạch và Tam Thanh.

Từ những căn cứ trên, chúng tôi xây dựng các bảng tổng hợp chi phí trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ cho 1 ha trồng rừng Bạch đàn bằng cây mô, hom từ năm thứ 1 đến năm thứ 8 thì khai thác trắng. Kết quả đầu tư chi phí thể hiện ở bảng 04 : Bảng 04: Chi phí trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ 1 ha Bạch đàn TT Hạng mục Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 1 Trồng rừng 3,410,247 3,410,247 3,410,247 3,410,247 2 Chăm sóc năm 1 2,407,299 2,407,299 2,407,299 2,407,299 3 Chăm sóc năm 2 2,359,261 2,359,261 2,359,261 2,359,261 4 Chăm sóc năm 3 1,811,484 1,811,484 1,811,484 1,811,484 5 QLvà BV năm 4 217,400 217,400 217,400 217,400 6 QLvà BV năm 5 217,400 217,400 217,400 217,400 7 QLvà BV năm 6 217,400 217,400 217,400 8 QLvà BV năm 7 217,400 217,400 9 QLvà BV năm 8 217,400 Tổng cộng 10,423,121 10,640,521 10,857,921 11,075,321

Từ bảng trên cho thấy chi phí cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn thấp nhất là tuổi 5 và cao nhất là tuổi 8. Như vậy, chi phí trồng rừng theo các tuổi đến

25

cho 1 ha rừng sẽ được cộng thêm phần lãi suất vay ngân hàng vào phần tính hiệu quả kinh tế.

b). Hiệu quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn

Căn cứ vào năng suất bình quân theo các cấp tuổi về trữ lượng và sản lượng rừng trồng (sản lượng một ha rừng được tính bằng 75% trữ lượng) bạch

đàn của 2 Công ty lâm nghiệp Lập Thạch và Tam Thanh.

Căn cứ vào giá bán bình quân 1m3 gỗ Bạch đàn (350.000đ/m3) làm nguyên liệu giấy và tiền thu nhập từ bán gỗ của 1 ha rừng trồng. Chúng tôi tính hiệu quả kinh tế chung cho một ha rừng trồng Bạch đàn từ tuổi 5 - 8 như

sau:

Từ dẫn liệu ở bảng 01: chúng tôi tiến hành cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn từ theo các tuổi như sau:

Bảng 05: Cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn

TT Tổng thu nhập (đồng) Tổng chi phí (đồng) Cân đối (+; -) (đồng) Tuổi 5 21,070,000 10,423,121 10,646,879 Tuổi 6 28,420,000 10,604,521 17,815,479 Tuổi 7 32,270,000 10,857,921 21,412,079 Tuổi 8 35,490,000 11,075,321 24,414,679

Bảng trên được diễn giải như sau: Tổng thu nhập được cộng từ tiền bán gỗ nguyên liệu khi tiến hành khai thác trắng một lần, tổng chi phí gồm các khâu trồng và quản lý bảo vệ rừng.

Bằng phương pháp hạch toán trực tiếp, hay còn gọi là phương pháp hạch toán tĩnh, nếu cân đối bằng 0 thì công tác kinh doanh rừng trồng Bạch

đàn của các Công ty hòa vốn (tổng thu nhập = tổng chi phí), nếu > 0 thì có lãi, nếu cân đối < 0 thì kinh doanh rừng lỗ vốn.

26

Nhìn vào bảng 05 ta thấy, trồng rừng Bạch đàn kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy đều có lãi, cao nhất là tuổi 8 = 24,414,679 đồng/ha và thấp nhất tuổi 5 = 10,646,879 đồng/ha.

Nhưng trong thực tế, các cơ sở sản xuất đều phải vay vốn để trồng rừng. Vì vậy, để hạch toán chính xác hơn, chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để

tính toán hiệu quả kinh doanh trồng rừng theo phương pháp động, là phương pháp có quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian, xác định các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR. Kết quả cụ thểở các phụ lục 05; 06; 07; 08.

Với lãi suất vay vốn ngân hàng là 0,56%/tháng (6,72%/năm) sau khi

đầu tư trồng rừng đến các tuổi khác nhau (chu kỳ kinh doanh), hiệu quả kinh tế rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy cụ thể như sau: Bảng 06: Tổng hợp HQKT rừng trồng Bạch đàn từ tuổi 5 - 8 TT NPV BCR IRR Tuổi 5 13,112718 1,816767 18,0 Tuổi 6 24,185167 2,358694 21,0 Tuổi 7 31,112588 2,574189 20,0 Tuổi 8 35,451682 2,626853 18,0

Kết quả bảng 06: Trồng rừng Bạch đàn mô, hom làm nguyên liệu giấy với chu kỳ kinh doanh 5 - 8 năm đề có lãi và chấp nhận được. Cụ thể giá trị

hiện tại thuần (NPV) đều >0, nghĩa là tổng thu nhập được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu.

Từ bảng trên cũng cho thấy tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) từ tuổi 5 - 8 đều >1, nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu về được 1,816767 - 2,6853

đồng giá trị thu nhập hiện tại, cụ thể đứng thứ nhất tuổi 8 = 2,626853, thứ 2 tuổi 7 = 2,57489, thứ 3 tuổi 6 = 2,358694 và thấp nhất tuổi 5 = 1,816767.

27

Cũng từ bảng 06 cho thấy tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) ở các tuổi đều lớn hơn tỷ lệ chiết khấu (r) từ 18 - 21%. Như vậy, nếu trồng rừng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy với chu kỳ kinh doanh từ 5 - 8 năm thì tỷ lệ thu hồi vốn cao nhất vào tuổi 6 và 7 tương đương với 21 - 20%.

Một phần của tài liệu nghiênc ứu cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng bạch đàn mô, hom làm nguyên liệu giấy (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)