Ởtrường THPT, môn Lịch sử được giảng dạy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước với nội dung đảm bảo cung c
Trang 1I MỞ ĐẦU
Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đã và đang diễn ra một
cách mạnh mẽ Năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho tất cả các môn học Trung học phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng
với nội dung, kết cấu có nhiều thay đổi so với trước ở tất cả các bộ môn khoa học
nói chung và bộ môn khoa học lịch sử nói riêng Nội dung Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử mới có nhiều thay đổi, đặc biệt là số lượng nội
dung yêu cầu kiến thức gãy gọn hơn so với trước
Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng, hay còn gọi là thực hiện giảm tải nội dung chương trình giảng dạy.
Đối với môn Lịch sử, khi thực hiện định hướng nội dung mới theo hướng giảmtải, giáo viên có thêm thời gian thực hiện tốt hơn các kĩ năng sư phạm trong từng
tiết dạy Trong đó, tương ứng với từng bài, nội dung, giáo viên có thêm thời gian khai thác tốt, hiệu quả hình ảnh, lược đồ, bản đồ minh họa và tích hợp nhiều nội
dung theo định hướng phù hợp trong sách giáo khoa nhằm thiết kế một tiết dạyhọc Lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh Từ đó, giáo viên vận dụngtốt các biện pháp sư phạm của mình nhằm dẫn dắt học sinh từng bước chủ độnglĩnh hội tri thức
Trong mấy năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kể chuyện về Bác, các cuộc thi viết về Bác,
hát về Bác… được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong cảnước đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, công chức nhà nước Nhưng hiện
nay, Đảng và Nhà nước xác định cần đưa tư tưởng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào thực tế cuộc sống để giáo dục đạo đức cho
thế hệ trẻ, hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa “vừa hồng vừachuyên” Để thực hiện chủ trương này, nhiệm vụ được đặt lên vai ngành giáo dục,đặc biệt là các môn học: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, mà bộ môn Lịch
sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Ởtrường THPT, môn Lịch sử được giảng dạy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước với nội dung đảm bảo cung cấp những kiến thức thực sự khách quan vàkhoa học để từng bước hình thành tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ
Từ năm học 2010 – 2011 trở đi, việc tích hợp nội dung học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT
là bắt buộc Năm 2013, Ban Tuyên giáo Trung ương phát động “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013” Năm 2014, Ban Tuyên giáo Trung ương phát động “tiếp tục đẩy mạnh việc học
Trang 2tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014” với nhiều chủ đề
thiết thực
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, qua hơn ba năm giảng dạy “tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT”, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép
giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng môn Lịch sử là vôcùng cần thiết nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức cách mạng cho họcsinh THPT Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy, vận dụng phương
pháp và nội dung mới, tôi thấy “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954” là cần thiết Qua đó, sẽ giúp
cho học sinh thêm kính yêu, học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ ChíMinh-vị lãnh tụ của dân tộc Người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệpcách mạng và đấu tranh chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, hay còn gọi là thực hiện giảm tải nội dung chương trình giảng dạy và hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử mới hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việc đổimới phương pháp dạy học lịch sử phải quán triệt mục tiêu môn học, tích cực hóaviệc dạy của giáo viên và học của học sinh, thực hiện các phương pháp dạy học
nêu vấn đề, dạy học liên môn, sử dụng đồ dùng trực quan, tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khai thác phim tư liệu có
hiệu quả trong dạy học lịch sử
Hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường ngày mộttrở nên nan giải cho giáo viên và cán bộ quả lý vì do ảnh hưởng nhiều tác độngnhư phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, thực dụng, của một bộ phận học sinh Bêncạnh đó, một số phụ huynh tập trung mọi thời gian phát triển kinh tế nên ít quantâm đến con cái của mình mà chỉ phó mặc cho nhà trường Thêm vào đó, là cơchế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉchú trọng đến các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ những môn học khác MônLịch sử được xem như là “ môn phụ” đối với suy nghĩ của một bộ phận phụhuynh học sinh Từ góc nhìn một bộ phận phụ huynh học sinh trong xã hội chưađầy đủ về bộ môn Lịch sử dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một bộ phậnthanh thiếu niên hiện nay Vì vậy, bộ môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trongviệc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh Qua bài học lịch sử, giáo dục họcsinh lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu truyền thống tốtđẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để có đượccuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay Ngoài những phương pháp dạy học truyền
thống, giáo viên dạy Lịch sử cần phải “lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác qua từng bài học Việc học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh
Trang 3để học sinh THPT sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất đạo đứctrong sáng, lối sống giản dị, đức tính cần kiệm liêm chính chí công vô tư, có tinhthần yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh nhưBác Hồ hằng mong ước.
Chính vì thế, việc “tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT” rất
quan trọng đối với những người đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ môn lịch
sử nói chúng, Lịch sử lớp 12 nói riêng, cho nên tôi quyết định chọn chuyên đề
“Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12
từ 1945-1954” là cần thiết Qua đó, sẽ giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới
vững chắc, hiểu rõ hơn nửa cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chủ tịch, để từ đó địnhhướng cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh Bởi vì, Người từng nhắn nhủ đối với thiếu nhi: “Mong các cháu cố gắng/
Thi đua học và hành/Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tuỳ theo sức của mình/Đi tham gia kháng chiến/Để gìn giữ hoà bình/Các cháu hãy xứng đáng/Cháu Bác Hồ Chí Minh” và “Bác mong các cháu thật ngoan/Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng/Sao cho nổi tiếng tiên rồng/Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” Có thể,
đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhưng hy vọng rằng chuyên đề này sẽ ít
nhiều góp phần vào việc “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh” trong dạy học
Lịch sử ở các trường trung học phổ thông
III NỘI DUNG.
1 VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY
Hiện nay, công tác giảng dạy phải có sự phối hợp giữa Sách giáo khoa theo
nội dung giảm tải và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo đối với môn Lịch sử Trung học phổ thông nói chung và lịch
sử lớp 12 nói riêng Điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp
dạy học, phải có phương pháp thích hợp trong việc sử dụng giảng dạy lồng ghép, tích hợp kiến thức liên môn đối với mỗi bài học cụ thể Khi thực hiện giảng dạy theo nội dung giảm tải và Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mỗi bài học cụ thể đã
được giảm đi một số nội dung kiến thức nhất định Vì thế, giáo viên sẽ giảm đi áplực về thời gian trong việc hoàn thành bài giảng của mình Với nội dung giảng
dạy giảm tải mới như vậy, giáo viên có điều kiện về thời gian “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh” trong từng bài học cụ thể của Sách giáo khoa
Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên chỉ truyền thụ cho học sinh
hết nội dung của sách giáo khoa theo quy định mà ít chú trọng đến việc lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đúng mức cho học sinh lĩnh hội Thiết nghĩ, vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong từng bài học lịch sử không phải là vấn đề mới đối với giáo viên dạy học nói
chung và giáo viên dạy học lịch sử nói riêng Thế nhưng, vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào để phát huy tối đa hiệu
Trang 4quả của nó là không đơn giản Điều này, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thờigian, công sức để xác định, phân loại từng giai đoạn thời gian, sự kiện lịch sử
cách mạng gắn liền với sự lãnh đạo của Người nhằm khai thác phù hợp với nội dung và thời gian quy định của bài học Bên cạnh đó, nếu vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không đúng mức và lạm dụng thì dễ
làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các vấn đề cơ bản, chủyếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy nhận thức của học sinh
Tôi nhận thấy rằng, cần phải dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh trong giờ dạy lịch sử phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể Để
làm được điều này, người giáo viên phải chú trọng tổ chức các hoạt động tự học,cho học sinh thực hành ở lớp, ở nhà, tra cứu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh…Có nhưthế, sẽ tạo nên không khí hứng thú học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo, tựchiếm lĩnh và xử lý kiến thức mới một cách chủ động của học sinh, qua đó thaythế dần kiểu dạy áp đặt, dạy chay như lâu nay
2 TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học - công nghệ, giáodục - đào tạo trở thành mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước ta Trong mấynăm gần đây, qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học,cao đẳng thì kết quả đạt được môn lịch sử rất thấp Đặc biệt năm học 2013-2014,
tỉ lệ học sinh chọn môn thi tốt nghiệp theo hình thức mới đối với môn lịch sử làrất thấp, có nhiều trường không một học sinh nào chọn môn Lịch sử để thi tốtnghiệp Đối với trường THPT Nam Hà của chúng tôi, chỉ có 5% học sinh chọnmôn Lịch sử thi tốt nghiệp
Vì thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn học lịch sử nóiriêng trở thành vấn đề cấp bách cho ngành giáo dục và bản thân giáo viên dạy họclịch sử Cho nên, việc tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực, tạo sựhứng thú, chủ động tiếp nhận tri thức của học sinh trong giờ học lịch sử luôn giữvai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa
“vừa hồng vừa chuyên”
Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóađất và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới Nên vấn
đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và chủ động hội nhập quốc tế đặt ra nhiều yếu
tố thách thức để tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới Vì vậy, việc học tập tưtưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việclàm hết sức ý nghĩa Bởi vì, trong đời sống chính trị tư tương hiện nay, tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thửthách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người xãhội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Trang 53 CÁC BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Trước hết, người giáo viên giảng dạy cần phải xác định rõ, đây là dạy học
bộ môn Lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ nhì, việc giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung, giáo dục tư tưởng về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử
cơ bản, chính xác, điển hình Phải dựa theo “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” và “Nội dung giảm tải” Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành.
Thứ ba, phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện cụ thể rõ ràng; nêukết luận khái quát sự kiện sau khi thảo luận; vận dụng sự kiện đó để tiếp nhậnkiến thức mới
Thứ tư, bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Thứ năm, đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, “nói và làm”, “nêu gương” phải cụ thể, có kiểm tra đánh giá nhận thức
Thứ sáu, chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, thiết bị hình ảnh, phim ảnh đổi mớiphương pháp giảng dạy cho học sinh nhằm để nâng cao nhận thức giáo dục
Tuy nhiên với sự giới hạn của chuyên đề, tôi xin phép trình bày biện pháp
dạy “lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch
sử Việt Nam lớp 12 THPT giai đoạn từ 1945-1954
Sử dụng phim tư liệu lịch sử cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Ngày nay, sự ứng dụng khoa học – công nghệ vào quá trình dạy học đượctiến hành phổ biến Trong đó, việc sử dụng phim tư liệu là điều cần thiết trongviệc dạy học lịch sử ở trường phổ thông Phim tư liệu là một loại kênh hình rấtsinh động, học sinh có thể tập trung nhiều thao tác, mắt- thấy, tai - nghe, tư duy,phân tích Để làm việc này, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của từng trường màgiáo viên có cách sử dụng khác nhau Qua những thước phim tư liệu lịch sử giúpcho học sinh tái hiện sinh động, cụ thể các sự kiện lịch sử một phần hay một vấn
đề của bài học Từ đó, học sinh dễ dàng phân tích, rút ra nhận xét, đánh giá mộtcách đúng đắn, đầy đủ, khoa học về công lao của Bác qua quá trình hoạt động
cách mạng trong từng giai đoạn nói chung và giai đoạn lịch sử Việt Nam 1945
-1954 nói riêng Qua hoạt động nhận thức này, sẽ hình thành dần nhân cách, tình
cảm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh vì “trămnghe không bằng một thấy”
4 LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT TỪ 1945-1954.
I Ví dụ 1: Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày
2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ban cơ bản từ
trang 121-129)
Trang 6Đây là một bài khá dài về hình thức, rộng về nội dung và có nhiều phần tíchhợp lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong giảng dạy Bài này, theo phân phốichương trình có 2 tiết, không có phần giảm tải, vì vậy giáo viên phân đều lượngthời gian cho các nội dung toàn bài
Để thực hiện dạy lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bài này, giáoviên phải lên kế hoạch cụ thể cho học sinh nghiên cứu, soạn bài ở nhà trước theocâu hỏi sách giáo khoa nhằm giúp các em vừa tự học, vừa tranh thủ quỹ thời giandôi dư để giáo viên thực hiện tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” phù hợp cho từngnội dung
1 Xây dựng chính quyền cách mạng thuộc phần II Bước đầu xây dựng
chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính(SGK trang 122)
Khi giáo viên dạy mục này, cần đặt câu hỏi tư duy cho học sinh: Vì sao Bác
Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ xem “xây dựng chính quyền cách mạng” lànhiệm vụ cấp bách hàng đầu sau cách mạng tháng Tám? Em có nhận xét gì về vaitrò của Hồ Chí Minh sau khi cách mạng tháng Tám thành công?
- Để trả lời cho 2 câu hỏi này, giáo viên cần chuẩn bị kĩ tư liệu và tiến hànhnhanh, không kéo dài thời gian (khoảng 8 đến 10 phút) Sau khi học sinh thảoluận, trả lời dưới sự dẫn dắt, điều khiển hoạt động của giáo viên (câu hỏi dẫn dắttùy đối tượng học sinh) và chốt ý
+ Hồ Chí Minh vốn nhận thức mọi vấn đề uyên bác trong có việc xây dựngchính quyền cách mạng Vì ngày 2-9-1945, Bác đọc tuyên ngôn Độc lập khai sinhnước Việt Nam Dân chủ Công hòa, trên thực tế chính phủ của nhà nước ta lúc ấy
là chính phủ lâm thời, chưa hợp pháp hợp hiến nên cần phải tiến hành tổng tuyển
cử bầu Quốc hội để thành lập chính quyền hợp pháp hợp hiến
+ Trong bối cảnh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích rõ cho đồng bào:
“Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ đoàn kết” Trước bầu
cử một ngày (tức ngày 5/1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân đi
bỏ phiếu “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta vì ngày mai là ngày
Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình… ngày mai dân ta sẽ lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước… Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do” Hồ Chí
Minh là người Việt Nam đầu tiên đặt nền móng cho nền dân chủ Việt Nam, thểhiện tầm quan trọng người kiến tạo và bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám
Trang 72 Giải quyết nạn đói thuộc phần II Bước đầu xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính (SGK trang 123) Khi giáo viên dạy mục này, trên cơ sở đã hướng học sinh tự học ở nhà vàtranh thủ thời gian bắt đầu nội dung tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” qua một sốmẫu chuyện: Một bữa tối của bác (thời gian khoảng 6 phút) và giáo viên đặt câuhỏi gợi mở: Qua nội dung tìm hiểu giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng Tám,
em rút ra được điều gì? Giáo viên cho học sinh thảo luận và chốt ý
- Khi mới giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Chính phủ phátđộng phong trào toàn dân tham gia diệt giặc đói Hũ gạo tình thương (hũ gạo cứuđói) ra đời và được mọi gia đình hưởng ứng; khi chuẩn bị bữa ăn, trước khi chogạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho vào hũ Gạo trong hũđược định kỳ gửi đến chính quyền cách mạng để ủng hộ (cứu đói) những ngườidân thiếu đói
- Bác cũng tự nguyện thực hiện bằng việc mỗi tuần Bác báo cho bộ phận hậucần cắt khẩu phần ăn không nấu, để Bác nhịn ăn một bữa, Bác thực hiện rất đềuđặn và thường nhịn ăn vào bữa trưa Biết chuyện, nhiều đồng chí Trung ương
khuyên Bác làm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe, Bác cười hiền hậu nói: “Mình
có đói mới hiểu nỗi khổ của người đói” và Bác kiên quyết thực hiện Tiêu chuẩn
khẩu phần ấy hằng tháng được chuyển đến cơ sở cứu đói của địa phương
- Năm 1946, khi dẫn đầu đoàn Chính phủ của ta sang Pháp đàm phán, biếtngười dân Pháp cũng còn rất nhiều người đói khổ, kể cả những nhân viên phục vụnhà hàng cũng gom nhặt đồ ăn thừa của thực khách Đoàn ta được đón tiếp và
chiêu đãi trọng thị, đến bữa ăn Bác nhắc các thành viên trong đoàn: “Ăn món nào thì ăn cho hết, thấy ăn không hết thì nên để lại nguyên món ăn đó, để cho người đói như thế cũng là một cách tự tôn trọng mình” Biết được thành tâm
của Bác, không chỉ cán bộ trong đoàn ta xúc động mà các nhân viên phục vụ củaPháp rất cảm kích Những việc như trên chính là đạo đức cách mạng, Bác luônlàm gương tiêu biểu nhất
- Đất nước ta trong những năm qua đã cơ bản giúp người dân xóa được nạnđói, giảm bớt nghèo, đây là thành tựu của toàn Đảng, toàn dân ta, các nước nghèokhác đang phải học tập cách làm của ta Tuy nhiên người dân ta còn nghèo, nhiềugia đình còn rất khó khăn, rất cần những tấm lòng thương yêu, chia sẻ của nhữngngười có cuộc sống đầy đủ Dân tộc ta có câu ngạn ngữ “Miếng khi đói bằng góikhi no”, sự giúp đỡ, ủng hộ dành cho người nghèo rất đáng trân trọng ghi nhận,nhưng phải thật lòng, không nên mang tính bố thí Đồng thời với thực hành tiếtkiệm, phải cùng chống lãng phí, chống ở tất cả mọi nơi, mọi việc làm, mọi sinhhoạt Làm được như thế là góp phần giúp dân ta bớt nghèo, đó chính là hành độnghọc tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Mẫu chuyện: Một bữa ăn tối của Bác (Trích 1 trong 17 câu chuyện về Bác
Hồ) trên Internet
Trang 8Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫndành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đốingoại có lợi cho quốc gia Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi qua thị xã NinhBình để xuống Phát Diệm Lúc đó tôi là quyền Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh.Một dịp may hiếm có được đón Bác về tỉnh, nghĩ vậy, tôi mời đồng chí Uỷ viênthư ký kiêm Phó Chủ tịch và Chánh văn phòng đến hội ý Hai đồng chí cũngcùng chung một ý nghĩ như tôi.
Tôi phân công đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đónBác, đồng chí Chánh Văn phòng chuẩn bị cơm mời Bác, còn tôi phụ trách việcdọn dẹp văn phòng, chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm
Quả như tôi dự đoán, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía nam thị xã NinhBình Nhân dân đã vẫy cờ, hô khẩu hiệu rồi ùa xuống lòng đường đón Bác Bác rakhỏi xe vẫy chào nhân dân Nhân lúc đó chúng tôi mời Bác vào trụ sở Uỷ banhành chính tỉnh
Trước sự nhiệt tình của nhân dân thị xã, không nỡ từ chối, Bác đã vào gặp
Uỷ ban hành chính tỉnh Ninh Bình
Đến cổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ Vừa điBác vừa hỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo.Chúng tôi báo cáo với Bác về nh÷ng khó khăn trong tỉnh, một số nơi nông dâncòn bị đói
Bác căn dặn chúng tôi phải chú ý đoàn kết lương giáo, động viên bà con tíchcực tăng gia sản xuất để chống đói, chú ý công tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớpbình dân học vụ vào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học
Chúng tôi mời Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối Thực rabữa cơm chúng tôi chuẩn bị cho Bác không có gì ngoài một con gà giò luộc, nướcdấm nấu bí đao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khókhăn
Bác nói:
- Hàng ngàn đồng bào đang chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây đó
ăn cơm được vì 9 giờ tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ Bây giờ các chú giúpBác: một chú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nóichuyện với đồng bào mươi phút, một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặpbánh giò Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước Nói chuyện xong,Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém,vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác
Chúng tôi vâng lời Bác làm theo
Nói chuyện với đồng bào Ninh Bình hôm đó, Bác nhấn mạnh:
- Đồng bào chú ý đoàn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù luôn tìm cáchchia rẽ đồng bào lương giáo
- Đồng bào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt.
Trang 9- Đồng bào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâmbảo vệ Tổ quốc.
Qua đó, chúng ta thấy được Bác đã hết lòng “vì dân vì nước”
3 Giải quyết nạn dốt thuộc phần II Bước đầu xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính (SGK trang 124) Trên cơ sở đã hướng học sinh tự học ở nhà và tranh thủ thời gian bắt đầu nộidung tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (thời gian khoảng 6 phút) Giáo viên tùyđối tượng học sinh, đặt câu hỏi gợi mở: Em có nhận xét gì sự quan tâm của Bácđối với giáo dục Việt Nam? Em phải làm gì để xứng đáng con cháu Hồ ChíMinh? Giáo viên cho học sinh thảo luận và chốt ý
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đất nước đứng trước muôn vànkhó khăn, thử thách, thù trong giặc ngoài điên cuồng chống phá Nhà nước độc lập
còn non trẻ, Người đã tuyên bố với đồng bào cả nước rằng, giặc dốt cũng nguy hại như giặc đói Người kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ
trọng đại là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm Trong phiên họpđầu tiên của Chính phủ, ngày 3/9/1945, Người đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách hơn cả,
trong đó nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống đói.
Người nhấn mạnh, ngu dân là “Một trong những phương pháp độc ác mà bọn
thực dân dùng để cai trị chúng ta Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta
mù chữ Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” Bác Hồ đã gửi thư đến tất cả học sinh với lời nhắn
nhủ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
- Trong lời kêu gọi chống nạn thất học đăng trên báo Cứu quốc, số 58, ngày
4/10/1945, Người viết: “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc
trong lúc này là nâng cao dân trí” Trên quan điểm ấy, Người đòi hỏi “Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc nước nhà” Người kêu gọi toàn dân diệt dốt: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không diết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu
có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng
Trang 10giềng; các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những
tá điền, những người làm của mình” Người đặc biệt quan tâm tới việc học của
tầng lớp nhân dân lao động Người cho thành lập Nha Bình dân học vụ để trôngnom việc học của dân chúng
Như thế, Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho giáo dục Việt Nam Làhọc sinh, không ngừng nổ lực học tập để thực hiện tốt một trong 5 điều Bác Hồdạy “Học tập tốt, lao động tốt” xứng đáng là học sinh thế hệ Hồ Chí Minh
II Ví dụ 2: Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ban cơ bản từ
trang 130 đến trang 138)
Để thực hiện dạy lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bài này, giáoviên phải lên kế hoạch cụ thể cho học sinh nghiên cứu, soạn bài ở nhà trước nhằmgiúp các em vừa tự học, vừa tranh thủ quỹ thời gian dôi dư để giáo viên thực hiệntích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” phù hợp cho từng nội dung
- Trong bài này, theo phân phối chương trình có 2 tiết, giáo viên thực hiệnphần giảm tải nội dung sau đây:
2 Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài thuộc phần II Cuộc
chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
2 Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện thuộc phần III Chiến dịch
Việt Bắc thu-đông năm 1947 và việc kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Vì đã thực hiện nội dung giảm tải nên giáo viên dành phần thời gian dôi
dư để tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” vào những nội dung phù hợp
Nội dung cần tích hợp
2 Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng thuộc phần I Kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (SGK trang 130)
Khi giáo viên dạy mục này, cần đặt câu hỏi tư duy cho học sinh: Em cónhận xét gì qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Bác?Giáo viên có thể cho một học sinh đọc phần trích lời kêu gọi toàn quốc khángchiến chống thực dân Pháp của Bác (SGK trang 131), cho học sinh thảo luận, giáoviên bổ sung, mở rộng kiến thức và chốt ý
- Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,toàn thể quốc dân đồng bào đã nhất tề đứng dậy chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờcõi đất nước trước lời hiệu triệu sục sôi hào khí “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướngsĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, thốngnhất Tổ quốc với chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” Kế thừa hào khíchống giặc, giữ nước trong lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốtchèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh “nghìn cân treo sợi tóc”bằng một quyết định quan trọng, một quyết định thể hiện sự lựa chọn của lịch sửvào ngày 19/12/1946 - Ngày toàn quốc kháng chiến