1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Lịch sử đảng: ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (19451954), SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

26 27 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 333,73 KB

Nội dung

Tiểu luận LỊCH SỬ ĐẢNG, Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn 90 năm qua, Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, đưa dân tộc thoát khỏi sự áp bức, bóc lột, ách nô lệ, trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành 30 năm chiến tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc (3041975). Đảng lãnh đạo miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (19541975) và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1975. Đặc biệt, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Trong những năm 1945 1946, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (611946); xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9111946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Đảng đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước

Trang 1

ĐỀ TÀI 5: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

A- PHẦN MỞ ĐẦU

Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hơn 90 năm qua, Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, đưa dân tộc thoát khỏi sự áp bức, bóc lột, ách nô lệ, trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành 30 năm chiến tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc (30-4-1975) Đảng lãnh đạo miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1975) và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 Đặc biệt, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế

và uy tín quốc tế như ngày nay”

Trong những năm 1945 - 1946, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6/1/1946); xây dựng

và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9/11/1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo Đảng đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước

ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Bằng nghệ

Trang 2

thuật lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình

và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt

sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta

Với những kiến thức đã được học tập và tích lũy, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu tài liệu, lịch sử, logic, em xin chọn đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) Đề tài tiểu luận phân tích những bối cảnh lịch sử tạo nên nghệ thuật lãnh đạo của Đảng ta, những nghệ thuật lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến chông Pháp, từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, cũng như sự vận dụng của đảng ta trong thời kỳ ngày nay

Bố cục đề tài tiểu luận gồm 03 Chương:

Chương 1: Bối Cảnh lịch sử làm nên nghệ thuật lãnh đạo của Đảng

Chương 2: Nghệ thuật lãnh đạo của đảng trong cuộc kháng chiến

chống pháp

Chương 3: Ý nghĩa Lịch sử, bài học kinh nghiệm và sự vận dụng

của Đảng ta trong bối cảnh hiện nay

Trang 3

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 đánh dấu bước ngoặt

vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam; chứng

tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có đội tiên phong lãnh đạo là Đảng Cộng sản với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, đưa cách mạng nước ta phát triển theo xu thế của thời đại đã được mở ra từ cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga năm 1917

Ngay từ khi mới ra đời với khẩu hiệu chiến lược “Độc lập dân tộc”

và “Người cày có ruộng”, Đảng đã lãnh đạo nông dân và công nhân trong cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh Ở những nơi đó, quần chúng cách mạng đã thực hiện quyền làm chủ, đứng ra tự quản lí đời sống của mình, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở nông thôn Lần đầu tiên, nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở địa phương

Cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ thời kì 1936-1939, Đảng

đã giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị to lớn ở nông thôn

và thành thị; đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình Qua cao trào này, trình độ và khả năng công tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao, đội ngũ cán bộ cách mạng dày dạn kinh nghiệm ngày càng đông đảo Đây là một bước chuẩn bị của nhân dân ta cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phát-xít Nhật kéo vào Đông Dương (1940) Nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng” vô cùng cực khổ Ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp Đảng đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược, đề ra chủ trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, đẩy tới cao trào kháng Nhật, cứu nước

Trang 4

Ngày 12/3/1945, Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng đã phát động tổng khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị để giành chính quyền về tay nhân dân Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan sự thống trị của Pháp - Nhật và lật đổ chế độ phong kiến đè nặng lên nhân dân ta ngót chục thế kỉ, mở đầu cho kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của dân tộc Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Cách mạng Tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) - Nhà nước công nông đầu tiên ở Châu Á Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết

và hăng hái của toàn dân trong và ngoài mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi Người nhấn mạnh: Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã trưởng thành và phát triển về mọi mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến không ngừng được bổ sung và làm rõ hơn, đặt nhiệm

vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vận dụng đúng đắn và

có sự phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa

Thực tiễn qua 15 năm đấu tranh cách mạng giành chính quyền, Đảng

và nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối

Trang 5

quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm cho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy sức mạnh của cả dân tộc

1.2 Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc kháng chiến chống pháp

Kháng chiến toàn quốc xảy ra trong điều kiện so sánh tương quan lực lượng không có lợi cho ta Đối tượng tác chiến của ta là đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, có trang bị tối tân, có trình độ tác chiến và chỉ huy cao - một quân đội có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược, đã thống trị nước ta gần một thế kỷ, đội quân của một nước tư bản phát triển,

có tiềm lực kinh tế, khoa học và kỹ thuật khá hiện đại Đến cuối nǎm 1946, đội quân này gồm 10 vạn tên đã có mặt trên đất nước ta

Hành động đánh chiếm Việt Nam và Đông Dương của thực dân Pháp nằm trong âm mưu và chiến lược phản kích toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Pháp chiếm đóng Đông Dương nhằm ngǎn chặn làn sóng cách mạng

và chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam châu á Chính vì vậy Anh, Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và điểm mấu chốt là Việt Nam

ở nước Pháp, giai cấp tư sản và lực lượng phản động được Mỹ giúp

đỡ đang tích cực hoạt động trành giành quyền lực trên vũ đài chính trị Trong lúc đó, lãnh tụ của Đảng xã hội Pháp từ chối hợp tác với Đảng cộng sản Pháp để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho lực lượng thân Mỹ và phái chủ chiến trong Chính phủ Pháp trong việc đánh chiếm lại Đông Dương và Việt Nam bằng vũ lực Vấn đề Đông Dương được Quốc hội Pháp thảo luận sôi nổi, đã hình thành những quan điểm và mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà, giữa những người cộng hoà và bọn phản động thân Mỹ

Trên đây là những điểm mạnh của phía Pháp trong chiến tranh Việt Nam Nhưng chúng cũng bộc lộ những điểm yếu không thể khắc phục được

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế nước Pháp sa sút, quân đội thiếu hụt quân số Trong điều kiện đó, Pháp vừa phải củng cố

Trang 6

xây dựng đất nước, vừa phải duy trì sự thống trị và đối phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong khối liên hiệp Pháp Nếu chiến tranh Việt - Pháp kéo dài thì nước Pháp sẽ khó khǎn hơn

Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm và bóc lột trong những nǎm thực dân Pháp thống trị, lại kiệt quệ hơn bởi phátxít Nhật vơ vét tài nguyên phục vụ chiến tranh xâm lược của chúng Biểu hiện rõ nhất là trên 2 triệu người chết đói trong nǎm

1945 Sau khi giành được độc lập bằng Cách mạng tháng Tám nǎm 1945, Nhà nước và nhân dân ta ra sức chống đói, tích cực sản xuất để ổn định đời sống nhân dân Nhưng trong thời gian ngắn, sự nỗ lực chưa được bao nhiêu thì chiến tranh Việt- Pháp đã xảy ra Đến tháng 12-1946, lực lượng

vũ trang của ta đã phát triển trên 8 vạn người, nhưng trang bị còn quá thô

sơ, phần lớn là giáo mác, súng trường, súng kíp Quân số phát triển nhanh, nhưng chưa được huấn luyện kỹ, cán bộ chưa được đào tạo, huấn luyện nhiều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đánh giá quân đội ta lúc đó là: quân đội ấu thơ, thừa về lòng dũng cảm, nhưng thiếu về trang bị vũ khí, kém

về tổ chức chỉ huy

Chủ nghĩa đế quốc bao vây ta bốn phía Chúng tìm mọi cách bưng bít và xuyên tạc tính chất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam Trong khi đó, phương tiện thông tin của ta vừa yếu vừa thiếu, không có điều kiện liên lạc với bè bạn xa gần để bạn bè hiểu ta, đồng tình giúp đỡ ta trong những nǎm đâu của cuộc kháng chiến đầy khó khǎn thử thách Đảng ta lãnh đạo toàn dân kháng chiến, nhưng chư có kinh nghiệm nhiều, lại chưa có điều kiện tiếp cận, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đảng và các nước anh

em, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc

Từ những khó khǎn trên, có người cho rằng, ta đánh Pháp là "châu chấu đá voi" Nhưng Đảng ta và nhân dân ta dám đánh và quyết đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, vì độc lập dân tộc, vì sự tồn vong của đất nước Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tiếp tục sự nghiệp của Cách mạng tháng Tám Khí thế của Cách mạng tháng Tám đã thôi thúc đông đảo thanh niên tự nguyện tham gia lực lượng vũ trang Họ chiến đấu với tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", bằng sức mạnh của

Trang 7

"cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc" Sức mạnh của dân tộc được khơi dậy nhờ nhiều yếu tố Đó là cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, có đường lối kháng chiến đúng đắn: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ,

tự lực tự cường, phát huy truyền thống bất khuất của dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam; nhân dân ta tin tưởng vào Đảng; cán bộ, đảng viên của Đảng đã thực sự tỏ rõ tính tiên phong gương mẫu, dám đi đâu trong cuộc kháng chiến đây gian khổ, hy sinh; chính quyền nhân dân được củng cố, tiêu biểu cho ý chí chống xâm lược của toàn dân, đã huy động được sức mạnh của toàn dân, động viên được mọi tiềm nǎng của đất nước phục vụ kháng chiến Là chính quyền của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân tổ chức cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và lợi ích của nhân dân, nên vai trò của chính quyền cách mạng đã tạo được thế và lực ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện

Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện quốc tế phức tạp Tình hình thế giới có những thuận lợi, đồng thời có những khó khǎn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới hình thành hai phe đối lập về mặt chính trị, phát triển theo xu hướng phủ định, bài trừ nhau Cuộc kháng chiến của nhân dân ta vận động theo xu hướng phát triển đó Sớm muộn cuộc kháng chiến của nhân dân

ta sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, trước hết là các nược xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân

Nhưng do những điều kiện lịch sử hạn chế, từ nǎm 1950 mới thật sự

có điều kiện quốc tế thuận lợi trên Từ đây cuộc kháng chiến của nhân dân ta thực sự là một bộ phận của lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới, đối lập với các thế lực đế quốc và phản động quốc tế Những nǎm đầu, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở trong thế bao vậy của chủ nghĩa đế quốc Nhưng, Đảng và nhân dân ta luôn xác định rằng, ta kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lá góp phần bảo vệ hoà bình thế giới, làm thất bại và đẩy lùi các thế lực gây chiến Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hồng quân Liên Xô đập tan chủ nghĩa phátxít; sự ra đời và trưởng thành của các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân; phong

Trang 8

trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc đang phát triển, đã tạo nên nguồn sức mạnh tinh thần, cổ vũ quân và dân

ta chiến đấu

Trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng ta thấy rằng, để đánh thắng thực dân Pháp xâm lược phải tổ chức toàn dân kháng chiến Phương châm chỉ đạo cuộc kháng chiến là:"kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính"

Chúng ta còn yếu, phải chống lại kẻ địch mạnh hơn nên "vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ" phải "bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài" Đảng khẳng định: "Kháng chiến; nhất định thắng lợi", nhưng "kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân" Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường để khắc phục những mặt yếu của ta, cũng là khoét sâu mặt yếu của địch Vì "địch muốn dùng cách đánh mau, thắng mau Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại" còn ta "mục đích đánh lâu dài chính là để phát huy mọi lực lượng vật chất và tinh thần, bồi bổ chỗ hơn, giảm bớt chỗ kém, để từ thế thua kém địch chuyển sang thế mạnh hơn địch, đặng giành thắng lợi cuối cùng"

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNH CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA LỊCH SỬ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ

SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẠT LÃNH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

3.1 Nguyên nhân nghệ thuật lãnh đạo của đảng dẫn đến thắng lợi

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi Đó là bài học lớn cho cách mạng Việt Nam Để có được sự lãnh đạo đúng đắn, Đảng phải chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao

Trang 9

năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng và giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra

Thứ nhất, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

V.I.Lênin nêu rõ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể

có phong trào cách mạng… Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong, hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”[2]

Hồ Chí Minh từ năm 1927, đã nói rõ vai trò của lý luận (chủ nghĩa):

“Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”[3] Trong quá trình lãnh đạo, Đảng coi trọng tổng kết thực tiễn

để làm rõ những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam; lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lý luận chiến tranh cách mạng và cả lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Khi quyết định đổi mới (1986), Đảng đã chú trọng đổi mới tư duy

lý luận để nhận thức đúng các quy luật, đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cần khắc phục tư duy nóng vội, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, cần phải tôn trọng quy luật khách quan Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

Thứ hai, Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, không ngừng

bổ sung, phát triển, bảo đảm tính hiện thực của đường lối

Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, vì vậy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đòi hỏi phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn Căn cứ vào Cương lĩnh, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể, Đảng đề ra những đường lối, chính sách chủ trương lớn để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Đường lối giải phóng dân tộc, đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối cách mạng miền Nam và chống Mỹ cứu nước, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 10

Để bảo đảm tính đúng đắn trong hiện thực của cương lĩnh, đường lối, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, nắm vững quy luật khách quan; luôn luôn xuất phát từ thực tế, coi trọng tổng kết thực tiễn của đất nước; phát huy trí tuệ, sáng kiến của nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhan dân, vì lợi ích của nhân dân; học tập kinh nghiệm của bên ngoài có chọn lọc và phải có tư duy, tầm nhìn chiến lược, nâng cao năng lực dự báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự chỉ dẫn quan trọng: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.”[4]

Thứ ba, có hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh, đội ngũ cán bộ giỏi,

có năng lực tổ chức thực hiện đường lối

Đảng luôn coi trọng xây dựng hệ thống tổ chức đảng từ cấp Trung ương đến các địa phương, cơ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo hệ thống tổ chức đảng các cấp tổ chức thắng lợi các cuộc kháng chiến cứu nước Đảng hoạt động theo những nguyên tắc được quy định: Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất trong Đảng; gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân Trong các nguyên tắc “Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản” Nguyên tắc đó đòi hỏi tập trung, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng Cá nhân phải phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương Trên cơ sở thực hành và phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng, mọi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò, trách nhiệm, trí tuệ để xây dựng đường lối, công việc chung của Đảng, từ đó đi đến quyết định tập trung

Sự lãnh đạo đúng đắn, thành công của Đảng phụ thuộc rất lớn vào vai trò, trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí minh xác định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Huấn luyện cán bộ là công

Trang 11

việc gốc của Đảng “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.”[5]

Thứ tư, Đảng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức

Cương lĩnh của Đảng đã nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”[6] Như vậy có nghĩa là, Đảng phải tiên phong về lý luận, về trí tuệ, về đường lối chính trị và về hành động Lãnh đạo là dẫn đường, Đảng luôn luôn đi đầu trong

sự nghiệp cách mạng ở mọi thời kỳ, cán bộ, đảng viên đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy sinh, kể cả tính mạng vì lý tưởng cách mạng, vì nước vì dân Quần chúng nhân dân luôn luôn nhìn vào hành động của cán bộ, đảng viên để noi theo “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” Hồ Chí Minh coi phương châm đó là lời khen chân thành của nhân dân nhưng cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên Trong công cuộc đổi mới, Đảng nêu cao trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, nêu thành quy định trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII và nhiều văn kiện quan trọng khác Người có vai trò, chức vụ càng cao càng phải

đề cao trách nhiệm nêu gương Nêu gương trong thực hiện trách nhiệm được giao, nêu gương về sự phấn đấu hy sinh vì nước, vì dân, nêu gương

về không ngừng học tập, nâng cao trình độ, nêu gương về đạo đức lối sống Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức cách mạng, là gốc của người cách mạng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” “Mỗi đảng viên và

cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm

chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”[7]

Trang 12

chính của dân tộc Việt Nam Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với nước ta và có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới

Đối với nước ta, cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi đã buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương của Pháp – Mĩ thất bại hoàn toàn Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đã bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta Đồng thời, Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện hoàn thành triệt để cách mạng ruộng đất, xóa bỏ vĩnh viễn chế

độ bóc lột của giai cấp địa chủ, phong kiến Cùng với đó là tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc

Đối với thế giới, tiếp theo cách mạng tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là một đòn giáng mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ Đồng thời đập tan

âm mưu của đế quốc Mĩ muốn thay chân Pháp, nô dịch nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương, ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm sáng tỏ một chân lí: Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự

do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo

Tuy vậy, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn tiếp tục sự nghiệp đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước Cuộc kháng chiens 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi đã cho Đảng

và nhân dân ta rất nhiều những bài học kinh nghiệm giá trị, để xuyên suốt

Trang 13

trong quá trình đấu tranh, chúng ta đã vận dụng và phát huy để giành được những thắng lợi triệt để nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược

Đó là bài học kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến Nhiệm vụ chống đế quốc được đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến phải được nâng dần lên từng bước cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chống đế quốc Chúng ta cũng đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh vào từng thời điểm cụ thể của cuộc kháng chiến Một điều quan trọng nữa trong chiến lược cách mạng của ta là vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng một chế độ xã hội mới Chú trọng xây dựng hậu phương vững mạnh để đẩy mạnh kháng chiến và chuẩn bị cho sự nghiệp cách mạng lâu dài

3.2 Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc

Nêu cao tinh thần tự lực tự cường là truyền thống của Đảng và nhân dân ta Chiến đấu trong hoàn cảnh bị bao vây thì tự lực cánh sinh để kháng chiến lâu dài cũng có ý nghĩa quan trọng Để chiến đấu thắng lợi, trước hết Đảng động viên toàn dân tham gia kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ Quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gãy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước" Đây là nét tiêu biểu về tinh thần tự lực tự cường và phản ánh thực chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam

Toàn dân đánh giặc là truyền thống của dân tộc Việt Nam Đảng ta

đã biết phát huy truyền thống đó, vì Đảng luôn tin ở dân Đảng xác định

sự nghiệp kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh của kháng chiến là sức mạnh của nhân dân, việc tǎng cường lực lượng kháng chiến chính là tâng cường sức dân, trong đó công nông là gốc Cuộc kháng chiến chỉ giành thắng lợi khi việc tham gia kháng chiến đã trở thành hành

Ngày đăng: 07/06/2023, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w