NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM

115 1.6K 8
NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM TS. CẦM TÚ TÀI ∗ PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Lý do lựa chọn đề tài và mục đích của nghiên cứu Tiếng Hán đã ghi chép lại những đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Trung Hoa, trong đó không thể không kể đến sự góp mặt của ngữ cố định. Thông qua tiếng Hán nói chung và ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể nói riêng, chúng ta sẽ quan sát được một số biểu hiện đặc sắc trong bức tranh sinh động của nền văn hóa Trung Hoa, qua đó có thể tiến sâu hơn vào việc nghiên cứu bản sắc văn hóa truyền thống, mối liên hệ tích hợp của lịch sử văn hóa Trung Hoa và tiếng Hán. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bản sắc văn hóa của mỗi nước đều được lưu dấu ấn rõ nét trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn luôn được thể hiện trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Những năm gần đây, số lượng người Việt Nam học tiếng Hán và số lượng người Trung Quốc học tiếng Việt ngày càng nhiều. Việc dạy học, nghiên cứu, so sánh tiếng Hán và tiếng Việt càng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nghiên cứu tiếng Hán, cụ thể là nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán có các từ chỉ bộ phận cơ thể, ở một khía cạnh nhất định có thể hỗ trợ công việc đối chiếu hai ngôn ngữ Hán-Việt và góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, tất nhiên trong đó bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca của tiếng Việt và tiếng Hán. Tuy vậy, vẫn chưa có công trình nào chuyên đi sâu vào nghiên cứu so sánh đặc trưng văn hóa Việt-Hán thông qua các ngữ cố định có các từ chỉ bộ phận cơ thể. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này để thông qua những kết quả đạt được, tiếp tục bổ sung  Giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN 129 tri thức chuyên ngành và vận dụng nâng cao hiệu quả thực hành giao tiếp ngôn ngữ. Bước đầu đặt cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ với các đặc trưng văn hóa dân tộc của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, ở một mức độ nhất định nào đó cũng có tác dụng gợi mở đối với những người Việt Nam đang học tập, dạy học, nghiên cứu tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng của nền văn hóa Trung Hoa; Củng cố thêm kiến thức tiếng Hán, đặc biệt là những tri thức về ngữ cố định; Thử nghiệm ứng dụng trong dạy học, phiên dịch, giao tiếp, nghiên cứu tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc. 0.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc bên cạnh những nét tương đồng về văn hóa, còn có đặc trưng văn hóa dân tộc mang đặc thù của riêng mình, đặc biệt từ sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, phương thức tổ chức sinh hoạt, thói quen sử dụng ngôn ngữ, sẽ dẫn đến sự khác biệt trong ý nghĩa của lớp từ vựng trong tiếng Việt và tiếng Hán. Ngôn ngữ của một dân tộc luôn gắn bó mật thiết với văn hóa, từ góc độ ngôn ngữ của một dân tộc, chúng ta có thể quan sát thấy các đặc trưng văn hóa của dân tộc đó. Vì vậy, nét khác biệt văn hóa giữa các dân tộc sẽ được phản chiếu qua hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là qua lớp từ vựng, mà trong đó có sự hiện diện của ngữ cố định. Kết quả nghiên cứu trong tiếng Hán sẽ đặt cơ sở cho việc tiến hành so sánh ý nghĩa ví von các ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể, góp phần làm rõ hơn sự giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ-văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Đây chính là giả thiết khoa học làm xuất phát điểm để đề tài tập trung vào hướng nghiên cứu và đối tượng cụ thể sau: Nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán, chú trọng tới những đặc trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa được biểu hiện trong tầng sâu lớp từ vựng tiếng Hán - các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể. Tư liệu phục vụ nội dung nghiên cứu là các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, các nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể và ngữ cố định tiếng Hán, đặc biệt là những nghiên cứu về ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong Thành ngữ, Ngạn ngữ, Quán ngữ, Yết hậu ngữ Cơ sở tham chiếu là các sách, các từ điển thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, từ điển ngôn ngữ đất nước học tiếng Hán, từ điển tiếng Hán, từ điển tiếng Việt, tham khảo ý kiến của một số học giả Việt Nam và Trung Quốc. 0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 130 Nội dung nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau đây: 0.3.1. Nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán; 0.3.2. Phân tích, miêu tả một số ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể; 0.3.3. Từ một số ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể liên hệ với tiếng Việt, để thấy được các đặc điểm giống và khác nhau, qua đó nhìn nhận sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong hai ngôn ngữ Việt-Hán; 0.3.4. Khảo sát việc vận dụng ngữ cố định tiếng Hán của sinh viên Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc tại trường ĐHNN - ĐHQGHN, qua đó nắm bắt tình hình học tập, nêu lên một số phương pháp thích ứng trong dạy học tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam. 0.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận nền tảng tri thức của ngôn ngữ học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học văn hóa và giao tiếp phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cử chỉ), đồng thời dựa trên kết quả phân loại của ngành sinh lý học giải phẫu về cấu tạo cơ thể người, vận dụng phương pháp thống kê, miêu tả để khảo sát các ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể; Phân tích các ngữ cố định thông qua các ví dụ cụ thể để làm rõ các đặc trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa; Sử dụng phương pháp qui nạp để rút ra các đặc điểm nổi bật thuộc đặc trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa. Bên cạnh đó, thông qua các ngữ cố định tiếng Hán có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể làm ngôn ngữ nền, sử dụng phương pháp đối chiếu để qui chiếu sang ngôn ngữ so sánh là tiếng Việt, tìm ra sự giống nhau và khác nhau, qua đó chỉ ra các nét đặc trưng trong giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán- Việt. Để đảm bảo tính khoa học và chính xác, các ví dụ minh họa, đều được trích dẫn, tham chiếu và biên soạn trên cơ sở tài liệu từ những văn bản gốc do Trung Quốc ấn hành, các kết quả trắc nghiệm điều tra đều được thực hiện thông qua những sinh viên đang trực tiếp học tiếng Hán ở trường ĐHNN - ĐHQGHN. 0.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu - Tăng cường tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Hán-Việt. - Củng cố tri thức về từ vựng học, ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học xã hội, đặc biệt là kiến thức về ngữ cố định Hán-Việt. - Tạo cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu về nghĩa từ và trường ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể Hán-Việt. 131 - Xem xét việc vận dụng trong dạy học, giao tiếp tiếng Hán nói chung và ngữ cố định nói riêng cho sinh viên chuyên ngữ ở Việt Nam. - Bước đầu hỗ trợ việc sưu tập, thống kê ngữ liệu để biên soạn sổ tay (từ điển) đối chiếu “Từ ngữ văn hóa Hán-Việt”, “Ngữ cố định Hán-Việt”. - Đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu ngôn ngữ cử chỉ, ca dao trong tiếng Hán và tiếng Việt trong các công trình nghiên cứu sau này. - Rèn luyện phương pháp luận nghiên cứu khoa học, thực hành phương pháp nghiên cứu độc lập và tổ chức nghiên cứu theo nhóm. 0.6. Nội dung mới của đề tài Miêu tả được một số nội hàm văn hóa, so sánh được đặc điểm giống và khác nhau của ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán-Việt. Bước đầu lập bảng thống kê, đối dịch một số các từ, ngữ cố định chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán-Việt. Khảo sát, điều tra, nắm bắt tình hình dạy-học ngữ cố định tiếng Hán của sinh viên chuyên ngữ Việt Nam, tìm hiểu các lỗi có liên quan, nguyên nhân phát sinh lỗi, từ đó nêu ra các biện pháp khắc phục lỗi để nâng cao hiệu quả dạy học và giao tiếp ngôn ngữ. 0.7. Cấu trúc Phần mở đầu. Nội dung chính: - Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu. - Chương 2: Nghiên cứu ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể - Chương 3: Ngữ cố định Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể trong sự liên hệ với tiếng Việt. - Chương 4: Những ứng dụng và việc tổ chức dạy học Ngữ cố định tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam. Kết luận. Tài liệu tham khảo. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Ngôn ngữ với đặc trưng văn hóa dân tộc Ngôn ngữ mang bản chất của một xã hội, vì vậy đặc trưng văn hóa 132 của một dân tộc luôn được thể hiện trong ngôn ngữ của dân tộc đó. Xét từ góc độ tích luỹ tri thức của loài người thì ngôn ngữ chính là phương tiện truyền tải văn hóa của nhân loại. Chính vì lẽ đó, thông qua ngôn ngữ chúng ta có thể nhìn thấy được cả một hệ thống lịch sử, văn hóa của toàn thể xã hội loài người. Ngôn ngữ của một dân tộc ngoài việc miêu tả tri thức chung của nhân loại ra, đồng thời cũng miêu tả một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất những tri thức văn hóa của chính dân tộc mình. Tiếng Hán và tiếng Việt là công cụ giao tiếp và công cụ tư duy được hai dân tộc sử dụng từ xa xưa trở lại đây. Hai ngôn ngữ này đã ghi nhận lại những dấu ấn của lịch sử văn minh nhân loại mà trong đó bao gồm cả lịch sử văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Quan hệ giao lưu giữa hai nền văn hóa Hán-Việt đã có lịch sử từ lâu đời, vì vậy đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau trong hai ngôn ngữ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên sự khác biệt về đặc điểm tâm lý dân tộc và truyền thống lịch sử văn hóa, đặc biệt là sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, phương thức tổ chức sinh hoạt, quan điểm nhìn nhận vạn vật trong thế giới khách quan, thói quen sử dụng ngôn ngữ, v.v… dẫn đến những nét khác biệt trong ngôn ngữ hai dân tộc Hán- Việt. Sự giống nhau và khác nhau được phản chiếu thông qua việc nghiên cứu và so sánh, đối chiếu lớp từ vựng Hán-Việt, trong phạm vi các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi phân tích rõ nét hơn các nội dung nêu trên. 1.2. Từ cấu tạo các bộ phận cơ thể nhận diện các từ ngữ biểu đạt tương ứng 1.2.1. Cấu tạo các bộ phận cơ thể Ngành sinh lý học giải phẫu đã phân chia cơ thể người một cách khá chi tiết: từ tế bào, các tổ chức, các cơ quan bộ phận đến các hệ thống. Trong đó tế bào, các tổ chức và các hệ thống là những đơn vị tổ hợp mang tính trừu tượng, mắt thường của chúng ta rất khó quan sát, chỉ có các bộ phận cơ thể là chúng ta rất dễ dàng quan sát và hình dung ra được. Xét từ góc độ chỉnh thể, cơ thể người phân thành các phần đầu, cổ, thân (mình) và tứ chi (chân tay). Phân chia cụ thể hơn, phần đầu bao gồm: tóc, đầu lâu, sọ, não/óc (đại não, các bán cầu não …), mặt (mắt, mũi, tai, trán, thái dương, má, cằm, mồm (miệng), mép, môi, lông mi, lông mày, con ngươi, râu, tóc, lưỡi, răng, lợi, ngạc, khoang miệng …); Phần cổ bao gồm: cổ họng, yết hầu, thực quản, khí quản, gáy; Phần thân bao gồm: phía trước là ngực (vú), bụng (thai, rốn 133 và bộ phận sinh dục), phía sau là lưng (cột sống), hông (mông, cật, hậu môn), hai bên cạnh là vai, sườn, nách, vòng quanh là eo, bên trong là lục phủ ngũ tạng (tim, gan, phổi, mật, ruột/lòng/tràng; thận, dạ dày); Phần chi bao gồm: tay (cánh tay, bắp tay, khuỷu tay, cùi tay, cổ tay, bàn tay, lưng bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay, các đốt ngón tay, vân tay, móng tay), chân (đùi, đầu gối, cẳng chân, khuỷu chân, cổ chân, mắt cá chân, gót chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân, đốt ngón chân, móng chân, vân chân). Ngoài ra còn có xương, sụn, tủy, tụy, khớp, cơ, gân, mạch, vành, da, lông, máu, mỡ, mồ hôi, thất khiếu (hai lỗ tai, hai lỗ mũi, hai mắt và mồm/miệng). Các bộ phận trên cơ thể động vật cũng được lưu ý tới, như: đuôi, cánh, mào, mang, vây, vẩy, móng/vuốt, sừng, trứng Tuy nhiên chỉ xét tới ở góc độ tham chiếu, tần suất xuất hiện cũng không nhiều. Trên cơ sở phân chia này, xem xét chức năng của các bộ phận cơ thể kết hợp với khả năng cấu tạo từ và hiện diện trong các ngữ cố định, từ góc độ ngôn ngữ học, tâm lý học, ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi tiếp tục đi sâu miêu tả, phân tích về các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt. 1.2.2. Nhận diện các từ chỉ bộ phận cơ thể Từ chỉ bộ phận cơ thể là những từ, bao gồm cả các cụm từ cố định gọi tên các bộ phận cơ thể. Trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ vựng biểu đạt các bộ phận cơ thể thuộc về lớp từ vựng cơ bản. Căn cứ theo sơ đồ phân chia ở phần trên, chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân chia từ chỉ bộ phận cơ thể theo các cấp độ từ cao tới thấp, từ tổng thể đến bộ phận Cụ thể các tầng bậc như sau: (1) Lớp từ vựng tầng thứ nhất: 人/người, 身/thân, 身躯/mình, 身体/ cơ thể, 个子/dáng vóc, 尸体/thi thể. (2) Lớp từ vựng tầng thứ hai: 头/首/đầu, 脖子/cổ, 身/thân, 四肢/tứ chi. (A) Phần đầu (3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 头髅/đầu lâu, sọ 头颅/, 头发/tóc, 脸/脸 面/面目/面貌/面形/mặt. (4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 脑膜/màng não, 头顶/đỉnh đầu, 发根/ chân tóc, 额头/前额/trán, 耳朵/tai, 眼睛/目 mắt, 鼻子/mũi, 口/嘴巴 mồm/miệng, 唇/môi, 太阳/thái dương, 颊/脸颊/má, 下巴/颏/下巴 颏 儿/cằm, 颌/quai hàm, 上颌/hàm trên, 下颌/hàm dưới. (5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 脑/não; 眉毛/lông mày; 耳轮/vành tai, 耳门/lỗ tai, 耳垂/dái tai, 耳鼓/màng nhĩ, 耳根子/mang tai; 睫毛/ lông mi, 眼皮/mí mắt, 上眼皮/mí trên, 下眼皮/mí dưới, 眼角/khóe 134 mắt, 眼眶/vành mắt, 眼窝/hốc mắt, 眼肌/cơ mắt, 结膜/kết mạc, 视网 膜 /võng mạc, 眼 球 /cầu mắt, 眼 珠 /tròng mắt; 鼻 梁 /sống mũi, 鼻 翼/cánh mũi, 鼻眼/鼻孔/lỗ mũi, 鼻窦/hốc mũi, 鼻腔/xoang mũi, 鼻毛 /lông mũi; 嘴角/khóe miệng, 牙齿/răng (门牙/răng cửa, 臼牙/ răng hàm, 知牙/răng khôn, 犬牙/răng nanh, 奶牙/răng sữa), 牙龈/lợi, 舌头 /lưỡi (舌尖/đầu lưỡi, 舌面/mặt lưỡi, 舌根/gốc lưỡi, 小舌/lưỡi con), 口 腔 /khoang miệng, 颚/ngạc, 硬颚/ngạc cưng, 软 颚 //ngạc mềm; 上 唇/môi trên, 下唇/môi dưới; 颊颧/gò má, 酒窝/lúm đồng tiền; 胡子/ 须子/râu, 连鬓胡/落腮胡/râu quai nón, 八字须/髭/ria mép. (6) Lớp từ vựng tầng thứ sáu: 白眼珠/lòng trắng, 黑眼珠/lòng đen, 眸子/con ngươi; 牙缝儿/kẽ răng, 牙根/chân răng, 牙髓/tủy răng. (B) Phần cổ (3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 咽喉/yết hầu, 咽头/cổ họng, 上颚/vòm họng, 食管/thực quản, 气管/khí quản, 颈背/后脑勺/gáy. (C) Phần thân (3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 肩膀/vai, 胸/ngực, 腋窝/nách, 腹部/ 肚子/bụng, 背/lưng, 肋/sườn, 腰/eo, 臀/mông, 生殖器/phận sinh dục. (4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 胸腔/lồng ngực; 腋毛/lông nách; 乳 房 /vú; 腹 腔 /khoang bụng, 腹 膜 /màng bụng, 胎 /thai, 心 脏 /tim, 肝/gan, 肺/phổi, 胆/mật, 肠/ruột/lòng/tràng, 肾/thận, 胃/dạ dày, 上腹/ bụng trên, 下腹/bụng dưới; 肚脐/rốn, 脐带/cuống rốn; 背椎骨/xương cột sống, 背脊/sống lưng; 左肋/sườn trái, 右肋/sườn phải, 肋间肌/cơ sườn, 肋骨/xương sườn; 肛门/hậu môn; 阴茎/dương vật, 阴囊/bìu dái, 睾丸/精巢/tinh hoàn, 阴户/âm hộ, 阴道/âm đạo, 阴唇/âm thần, 尿道/niệu đạo, 膀光/bọng đái, 子宫/tử cung, 卵子/trứng, 卵巢/buồng trứng, 处女膜/màng trinh. (5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 乳头/đầu vú, 乳腺/tuyến sữa, 肺膜/ màng phổi, 肺叶/lá phổi, 肺管/cuống phổi, 小肠/ruột non, 大肠/ ruột già, 盲肠/ruột thừa, 直肠 /trực tràng, 结肠/kết tràng, 十二指肠/tá tràng. (D) Tứ chi (tay, chân) (3) Lớp từ vựng tầng thứ ba: 手/tay, 脚/足/chân (4) Lớp từ vựng tầng thứ tư: 手臂 /cánh tay, bắp tay, 肘子/khuỷu tay, 手腕/cổ tay, 手掌/bàn tay; 大腿/đùi, 膝盖/đầu gối, 小腿/cẳng chân, 脚腕/cổ chân, 脚踝/mắt cá chân, 脚跟/gót chân, 脚掌/bàn chân (5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 手心/lòng bàn tay, 手背/mu bàn tay, 手指/ngón tay, 手纹/vân tay; 脚心/lòng bàn chân, 脚背/mu bàn chân, 脚趾/ngón chân 135 (6) Lớp từ vựng tầng thứ sáu: 拇指/ngón cái, 食指/ngón trỏ, 中指/ ngón giữa, 无名指/ ngón áp út, 小指/ngón út, 指尖/指头/đầu ngón tay, 指节/đốt ngón tay, 指甲/móng tay; 大脚趾/ngón chân cái, 二趾/ ngón thứ hai, 中趾/ngón giữa, 无名趾/ngón áp út, 小趾/ngón út, 趾尖 /đầu ngón chân, 趾节/đốt ngón chân, 趾甲/móng chân. Những từ biểu thị 骨头/xương, 软骨/sụn, 髓/tủy, 胰/tụy, 关节/ khớp, 肌/cơ, 筋/gân, 脉/mạch, 皮肤/da, 毛/lông, 血/máu, 油脂/mỡ, 汗 水/mồ hôi, 唾沫/口水/nước bọt, 液体/dịch, /七窍/thất khiếu, 疮/ mụn, 黑痣/nốt ruồi, 疙瘩/伤痕/vết sẹo được gắn liền với toàn bộ cơ thể và xuất hiện trong tất cả các bộ phận thuộc các tầng bậc, bên cạnh đó còn có một số từ biểu thị ý nghĩa tương đối trừu tượng như: 样子/个 子/模样/dáng, dạng, 外表/外貌/mã, 影子/bóng, 身影/hình, 尸体/thi thể, xác, 魂/灵魂/hồn, vía, linh hồn, 气味/hơi, 声音/tiếng. Một số bộ phận trên cơ thể động vật, như: 尾巴/đuôi, 翅膀/cánh, 冠 子 /mào, 鳃/mang, 翅/vây, 鳞/vẩy, 爪/móng/vuốt, 角 sừng, 蛋/trứng, 羽毛/lông vũ chúng tôi không xếp vào cấp độ cụ thể nào. Kết quả phân tầng trên đây cho thấy, khi nghiên cứu về từ vựng, từ vựng học thông qua nghiên cứu chi tiết các đơn vị từ vựng để tập hợp từ loại, giới hạn phạm vi và cấu tạo từ, tổng kết ra tính hệ thống của từ vựng. Trên cơ sở phân chia thứ bậc và chức năng ngữ nghĩa của hệ thống các từ chỉ bộ phận cơ thể, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, phân tích chiều sâu nội hàm văn hóa trong đó để tạo tiền đề nghiên cứu sự góp mặt của lớp từ này trong các ngữ cố định. Trong lịch sử phát triển, từ vựng biểu đạt các bộ phận cơ thể cũng trải qua quá trình đi từ từ chỉ thực thể đến từ mang ý nghĩa trừu tượng, đồng thời những từ chỉ thực thể sẽ ngày càng được mở rộng nghĩa, ngày càng trở nên trừu tượng hóa và khái quát hóa. Nhà nhân loại học Weillker đã nói: “trong tất cả các ngôn ngữ, phần lớn các hình thức biểu đạt có liên quan tới sự vật vô sinh đều vay mượn qua sự ẩn dụ từ cơ thể người, qua sự cảm nhận và ý muốn của con người” 1 . Khi biểu đạt các khái niệm trừu tượng, mọi người sẽ vay mượn các từ chỉ thực thể, trong đó đương nhiên là có sự hiện diện của các từ chỉ bộ phận cơ thể để diễn đạt. Cơ thể người được chúng ta tiếp xúc, cảm nhận trực tiếp và thường xuyên nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Con người sinh tồn, tiến hóa trong tự nhiên và xã hội thì lẽ đương nhiên là phải có sự 1 转引自:古敬恒 “ 人体词语与人类的秘密 ”. 团结出版社. 2000 (6 页) (Sđd: Cổ Kính Hằng. Từ chỉ bộ phận cơ thể và bí mật của con người. Nxb Đoàn kết, 2000. Tr.6) 136 tồn tại của các từ ngữ để biểu đạt các bộ phận cơ thể người. Trái đất là trung tâm của vũ trụ, con người lại là trung tâm của sự sống trên trái đất, vì vậy lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người mang một sức sống mạnh mẽ. Lớp từ này không những biểu đạt cho bản thân con người, mà còn biểu đạt những động tác, hành vi, trạng thái, tính chất, tình cảm, nhận thức của con người về chính bản thân mình và mối liên hệ với vạn vật xung quanh. Vì vậy lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể đã trở thành hiện tượng xã hội - bộ phận phản chiếu đặc trưng văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ học xã hội đã nhận định: “Bất cứ xã hội nào cũng đều không thể tách rời khỏi văn hóa. Văn hóa là cơ sở sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Kết hợp ngôn ngữ và văn hóa lại với nhau, đi sâu vào nghiên cứu tính ứng chiếu giữa chúng, càng có thể miêu tả sâu sắc hơn và rộng hơn về thuộc tính xã hội của ngôn ngữ, đồng thời cũng giúp con người hiểu biết sâu hơn về các chức năng văn hóa của ngôn ngữ” 2 . Trước đây, người Trung Quốc đã từng nói “心之官则思” (con tim tức là tư duy). Vì vậy chúng ta có thể thấy người Trung Quốc thường coi “tim” là cơ quan tư duy, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động tư duy, tinh thần và tình cảm của con người. Trong khái niệm của những từ tố có từ “心/tim” thường ẩn chứa các trạng thái tâm lý có liên quan tới tư duy, tinh thần và tình cảm, kéo theo sự ảnh hưởng tới các từ cùng biểu thị lục phủ ngũ tạng khác như “肝/gan”, “胆/mật”, “ 肠 /ruột/lòng/tràng” cũng cùng mang theo nội hàm ý nghĩa trên. Chúng ta thường thấy các từ và ngữ được cấu tạo, như: 心思/tâm tư, 有心 có tâm/có lòng, 贴心/quan tâm, 热心/nhiệt tâm, 心慌/tâm trạng hoang mang, 愁肠/sầu lòng, 柔肠/mềm lòng, 胆大/to gan, 胆小/ 胆怯 /nhát gan. Thể diện, uy danh, tình cảm yêu ghét, tâm trạng vui buồn, danh vọng uy tín của con người cũng thường được biểu lộ qua gương mặt. Vì vậy các từ tố có cấu tạo liên quan tới “脸面/mặt” sẽ chuyển tải các nội hàm ý nghĩa văn hóa này. Ví dụ: 体面/thể diện, 脸面/面子/bộ mặt, được người Trung Quốc coi là quan trọng hơn tất cả, kể cả 士可 杀,不可辱 (kẻ sĩ có thể bị giết, không thể chịu nhục). Các bộ phận 眉/lông mày, 眼/mắt trên mặt thường truyền đạt thông tin về tình cảm, tâm trạng của con người. Khi giận dữ, mọi người sẽ diễn tả qua từ: 怒 目 /trợn mắt/quắc mắt/trừng mắt, 横 眉 /quắc mắt. Khi buồn tủi, ưu phiền, sẽ diễn đạt bằng từ: 愁眉/nhăn mặt nhăn mày, 眼泪/nước mắt. 2 转引自:顾嘉祖、陆升 “ 语言与文化 ”. 上海外语教育出版社. 1996 (2 页) (Sđd: Cố Gia Tổ, Lục Thăng. Ngôn ngữ và văn hóa. Nxb Giáo dục ngoại ngữ Thượng Hải, 1996. Tr.2) 137 Miêu tả tâm trạng vui vẻ sẽ có từ: 笑眼/mắt cười, 展眉/giãn mày/nở mày. Khi chán ghét, sẽ xuất hiện các từ: 白眼/mắt trắng, 颦眉/chau mày/nhăn mày/nhíu mày. Mọi người còn căn cứ theo chức năng của các bộ phận cơ thể để cấu tạo từ. Ví dụ chức năng của môi, răng, mồm/miệng có liên quan tới sự phát âm tạo nên lời nói, vì vậy xuất hiện các từ: 快嘴/nhanh mồm/ nhanh miệng, 口碑/bia miệng, 舌战/斗 口/顶嘴/đấu khẩu, 开口/mở miệng, 启齿/cạy răng, 牙慧/răng khôn, 嘴严/kín mồm kín miệng, 守口如瓶/giữ miệng như bình: giữ mồm giữ miệng, giữ kín như bưng. Khả năng hoạt động của chân tay là rất linh hoạt, vì vậy xuất hiện các từ: 出 手 /ra tay, 劈 手 /chém tay, 甩 手/vung tay, 罢手/dừng tay, 手记/chép tay, 手写/viết tay, 歇脚/nghỉ chân, 蹑手蹑脚/nhón chân nhón tay: rón ra rón rén, 手忙脚乱/ chân tay luống cuống: lúng túng như thợ vụng mất kim, 笨手笨脚/ vụng chân vụng tay: chân tay vụng về Kết quả phân loại và phân tích trên tạo tiền đề để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sự hiện diện của từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố định tiếng Hán và có sự liên hệ tới ngữ cố định tiếng Việt. Hướng nghiên cứu cụ thể sẽ xuất phát từ các bộ phận cơ thể → Từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể → Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của lớp từ vựng, bao gồm ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể → Tri thức triết học, ngôn ngữ và văn hóa trong chiều sâu ngữ nghĩa của lớp từ vựng, bao gồm ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể → So sánh ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt→ Liên hệ với thực tiễn tổ chức dạy học ngữ cố định tiếng Hán. 1.3. Nhận diện về ngữ cố định Có một số tên gọi khác như: từ tổ cố định, tổ hợp từ cố định, cụm từ cố định, thục ngữ, đặc ngữ. Trong nội dung của đề tài này, chúng tôi lấy tên gọi chung là “Ngữ cố định”. Được định nghĩa như sau: Theo định nghĩa trong “辞海” (Từ hải), một cuốn từ điển ghi chép tương đối đầy đủ về tiếng Hán đã ghi: Ngữ cố định là chỉ các cụm từ hoặc câu được định hình trong ngôn ngữ. Khi sử dụng thường không được tùy tiện thay đổi kết cấu của chúng. Gồm có các chủng loại như thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, yết hậu ngữ. (熟语是指 “语言中定 型的词组或句子. 使用时一般不能任意改变其组织. 包括成语, 谚 语, 格言, 歇后语等.”) “辞海”. Từ điển “现代汉语词典” (Từ điển tiếng Hán hiện đại. Thương vụ ấn thư quán. Xuất bản lần thứ 5, 2005. Tr.1269) đã đưa ra định nghĩa: 138 [...]... Còn có những nghiên cứu đối chiếu khác về lớp từ vựng và ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể giữa tiếng Hán và tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Hàn, tiếng Hán và tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Tây Ban Nha 1.6 Nghiên cứu về Ngữ cố định tiếng Việt Trong những năm qua, các học giả Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về ngữ cố định tiếng Hán Trước hết là cuốn Từ điển Thành ngữ Hoa -Việt của GS.TS... các học giả trong nước và ở Trung Quốc để tạo tiền đề tiếp tục nghiên cứu, so sánh chiều sâu ngữ nghĩa của ngữ cố định và lớp từ vựng có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong hai ngôn ngữ Hán- Việt 6 Tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan để tạo tiền đề cho các bước nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn dạy học tiếng Hán tiếp theo Chương 2 NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ 2.1 Ngữ cố. .. cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể là thành viên không thể thiếu trong tổng thể ngữ cố định tiếng Hán 156 Chúng tôi đã sử dụng “汉语熟语词典” (từ điển ngữ cố định tiếng Hán) để thống kê, khảo sát các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tổng thể ngữ cố định tiếng Hán Lý do vì đây là từ điển mới được xuất bản năm 2005, nội dung đã phân chia theo từng chủng loại ngữ cố định và các lĩnh vực xã hội, các ngữ. .. chí dạy học và nghiên cứu ngữ văn Số 6/2004) Nghiên cứu về hậu tố “ 手/Tay”trong cấu tạo từ tiếng Hán của Cát Giai Tài (Tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ Tháng 6/2003) Nghiên cứu về danh từ chỉ bộ phận cơ thể từ sự kết hợp với các từ “上/Trên” và “下/Dưới” trong tiếng Hán của Lý Huyền Ngọc (Hàn Quốc) (Đại học Tân Cương Tháng 6/2003) 1.5.3 Nghiên cứu đối chiếu về từ và ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể trong... trong tiếng Hán với các ngôn ngữ khác Có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu đối chiếu từ chỉ bộ phận cơ thể của tiếng Hán với các tiếng nước ngoài khác, trong đó bao gồm cả ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể Yiliman Aimumaiti trong bài viết “Những liên tưởng văn hóa của từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nhật và tiếng Hán (Đại học sư phạm Tân Cương Tháng 12/2003) đã so sánh một số từ chỉ bộ phận. .. loại ngữ cố định tiếng Hán Với tư cách là thành viên không thể thiếu được trong tổng thể ngữ cố định tiếng Hán, các ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể đương nhiên hội tụ gần như đầy đủ mọi đặc điểm, tính chất chung của ngữ cố định Chúng tôi lần lượt miêu tả và phân tích như sau: 2.1.1 Nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể 2.1.1.1 Nguồn gốc hình thành Giống như các thành ngữ tiếng. .. của các từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong Từ điển tiếng Hán hiện đại” (1996) “Bàn về hiện tượng ẩn dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán (Tạp chí Ngữ văn Số 9/2005) Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về từ chỉ bộ phận cơ thể khác trong tiếng Hán, ví dụ như nghiên cứu về từ “ 心 /Tim” trong tiếng Hán từ góc độ ứng dụng của Biên Lập Hồng (Học viện Cáp Nhĩ Tân Tháng 6/2003) và Ngô Ân... trên cơ sở lý luận về mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và nền tảng văn hóa xã hội để làm sáng tỏ những khái niệm và nét văn hóa ẩn chứa trong ngôn ngữ 2 Phân định lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt 3 Xác định nội hàm và chủng loại của ngữ cố định Hán- Việt 4 Tìm hiểu về sự hiện diện của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong ngữ cố định Hán- Việt 5 Tham khảo các công trình nghiên cứu, ... hóa Hán và Mông Cổ Vương Mẫn trong bài Nghiên cứu đối chiếu những nhận thức về 145 từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Hán (Đại học kỹ thuật dạy nghề Kính Môn, tháng 3/2005) xuất phát từ cơ sở lý luận ngôn ngữ học nhận thức và văn hóa tiến hành nghiên cứu về tư duy nhận thức chung và sự khác biệt văn hóa trong nội dung chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Hán. .. trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc” nghiên cứu so sánh các câu thành ngữ có từ ngữ chỉ bộ phận tay, đầu trên cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc, qua đó giúp chúng ta thấy được những nét giao thoa văn hóa của hai dân tộc Hán và Hàn Quốc Trình Thục Trinh trong bài viết Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ trong đặc trưng các từ chỉ bộ phận cơ thể (Tạp chí dạy học và nghiên cứu ngữ văn, 1999) dựa vào lý luận . 下颌/hàm dưới. (5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 脑/não; 眉毛/lông mày; 耳轮/vành tai, 耳门/lỗ tai, 耳垂/dái tai, 耳鼓/màng nhĩ, 耳根子/mang tai; 睫毛/ lông mi, 眼皮/mí mắt, 上眼皮/mí trên, 下眼皮/mí dưới, 眼角/khóe 134 mắt, 眼眶/vành. 额头/前额/trán, 耳朵 /tai, 眼睛/目 mắt, 鼻子/mũi, 口/嘴巴 mồm/miệng, 唇/môi, 太阳/thái dương, 颊/脸颊/má, 下巴/颏/下巴 颏 儿/cằm, 颌/quai hàm, 上颌/hàm trên, 下颌/hàm dưới. (5) Lớp từ vựng tầng thứ năm: 脑/não; 眉毛/lông mày; 耳轮/vành tai, . thất khiếu (hai lỗ tai, hai lỗ mũi, hai mắt và mồm/miệng). Các bộ phận trên cơ thể động vật cũng được lưu ý tới, như: đuôi, cánh, mào, mang, vây, vẩy, móng/vuốt, sừng, trứng Tuy nhiên chỉ xét

Ngày đăng: 27/02/2015, 17:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan