6. Tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan để tạo tiền đề cho các
2.1.1. Nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể
2.1.1.1. Nguồn gốc hình thành
Giống như các thành ngữ tiếng Hán nói chung, nguồn gốc hình thành nên thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể luôn gắn chặt với tiến trình lịch sử văn hóa lâu đời, phong tục tập quán và đời sống xã hội Trung Quốc.
Thành ngữ có nguồn gốc từ các truyện ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết: Ví dụ: “画蛇添足/vẽ rắn thêm chân (vẽ vời vô ích; làm những chuyện vô ích)”. Tương truyền mọi người cùng thi vẽ tranh với nhau, ai vẽ xong trước sẽ được thưởng một bầu rượu ngon. Có một người vẽ xong một con rắn trước. Anh ta thấy mọi người vẫn chưa vẽ xong, liền dương dương tự đắc nói: Sao mọi người vẽ chậm thế, tôi còn có thể vẽ thêm chân cho con rắn của tôi mà còn xong trước mọi người nữa. Nói xong, anh ta lại cầm bút lên vẽ thêm chân vào cho con rắn của mình. Trong lúc anh ta vẽ chân cho rắn thì một người khác đã vẽ xong tranh, liền chộp lấy bầu rượu và nói: Rắn vốn không có chân, nay anh vẽ thêm chân cho rắn thì không phải là loài rắn nữa. Vậy tranh của anh vẫn chưa được vẽ xong. Nay tôi đã vẽ xong tranh trước anh rồi. Bầu rượu ngon này phải thuộc về tôi. Thành ngữ “画蛇添足 (vẽ rắn thêm chân)” có từ câu chuyện ngụ ngôn này cho thấy làm việc gì nếu thêm thắt tình tiết không đáng có vào sẽ trở thành quá thái và hỏng việc.
Thành ngữ có nguồn gốc từ các câu chuyện lịch sử: “身在曹营心 在汉/thân ở doanh trại Tào Tháo lòng ở đất Hán: người một nơi lòng dạ
một nẻo” có nguồn gốc từ tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”. Quan
Công vì tình thế bức bách phải ở lại trong doanh trại của quân đội Tào Tháo. Tào Tháo biết ông là một tướng tài nên tìm mọi cách giữ chân lại để mua chuộc ông đứng về phía mình, nhưng Quan Công nhất mực mong ngóng về đất Thục (đất Hán) - nơi có Lưu Bị đã cùng ông kết nghĩa anh em, ông bày tỏ ý nguyện trước sau phải trở về bằng được. Tào Tháo chẳng còn cách nào khác đành phải để ông đi. Từ câu thành ngữ này ta có thể thấy được tâm tư, tình cảm, lòng trung thành của con người rất khó bị chi phối, lung lạc, cho dù thân thể có thể giam hãm, cầm tù.
Thành ngữ có nguồn gốc từ thơ văn: “慌手慌脚/cuống tay cuống chân (cuống chân cuống tay; chân tay luống cuống)” có nguồn gốc từ tiểu thuyết “红楼梦 (Hồng lâu mộng)” hồi tám mươi lăm: 这时候我 看着也是吓得慌手慌脚的了. (lúc này tôi trông thấy mà sợ tới mức
cuống tay cuống chân).
Bắt nguồn từ khẩu ngữ dân gian: 指手画脚/chỉ tay chỉ chân: chỉ
tay năm ngón.
Chuyển thể từ các ngữ cố định khác sang. Ví dụ: thành ngữ 鸡蛋 里挑骨头 (bới tìm xương trong trứng gà: bới lông tìm vết) chuyển thể từ yết hậu ngữ 鸡蛋里挑骨头——找毛病 (lần tìm sai sót); thành ngữ 一窍不通/một khiếu không thông: dốt đặc cán mai, bắt nguồn từ 擀面 杖 吹 火 (dùng chày cán mỳ thổi lửa)——一窍 不通; 耳边 风/gió thoảng bên tai: nước đổ đầu vịt; nước đổ lá khoai, bắt nguồn từ quán ngữ 耳边风.
Có những thành ngữ bắt nguồn từ nước ngoài, như: 现身说法/ hiện thân thuyết pháp (giáo dục hiện thực; lấy chính bản thân mình để
giáo dục thuyết phục người khác), 心花怒放/lòng như nở hoa: mở cờ
trong bụng, nở gan nở ruột, 回头是岸/quay đầu lại là bờ (cải tà qui
chính; hối hận còn kịp; quay lại còn kịp), là những thành ngữ có nguồn
gốc từ phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. 弱肉强食/kẻ yếu bị kẻ mạnh ăn thịt: cá lớn nuốt cá bé, là thành ngữ bắt nguồn từ phương Tây. 象牙之塔/tháp ngà voi (nhà văn, những người làm công tác nghệ
thuật thoát li hiện thực, xa rời thực tế) là câu nói của nhà truyền giáo
người Pháp. Những thành ngữ như vậy cho thấy sự phát triển, giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa Trung Quốc với các quốc gia khác.
2.1.1.2. Cấu trúc
khá lớn. Theo thống kê sơ bộ chiếm tới trên 95% số lượng thành ngữ. Ví dụ: 掩耳盗铃/bịt tai trộm chuông (tự lừa dối mình, không lừa dối
được người), 雪泥鸿爪/dấu chân chim hồng trên tuyết (dấu vết xưa), 千钧一发/ngàn cân treo một sợi tóc: ngàn cân treo sợi tóc ... Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ít các thành ngữ có các hình thức ngữ âm khác. Gồm có: Thành ngữ hai âm tiết: 交心/trao đổi tim (thổ lộ
tình cảm; thổ lộ tâm tình); Thành ngữ ba âm tiết: 执牛耳/giữ tai bò (người đứng đầu; người cầm đầu; lãnh đạo), 墙有耳/vách có tai: tai
vách mạch rừng, 拍马屁/vỗ mông ngựa (xu nịnh, bợ đỡ); Thành ngữ có năm âm tiết: 一心挂两头/một tim treo hai đầu (lòng hướng về cả
hai phía), 一鼻孔出气/hơi ra từ một lỗ mũi (giống nhau); Thành ngữ có sáu âm tiết: 一步一个脚印/mỗi bước đi là một dấu chân (vững
vàng chắc chắn; đi nước nào chắc nước nấy), 牛头不对马嘴/đầu bò không khớp mõm ngựa: trống đánh xuối, kèn thổi ngược; nồi vuông
úp vung tròn; ông nói gà, bà nói vịt; râu ông nọ cắm cằm bà kia, 打肿 脸充胖子/đánh xưng mặt giả làm thằng béo (phùng má giả làm thằng
mập; mạo xưng là trang hảo hán); Thành ngữ có bảy âm tiết 一个巴 掌拍不向/một bàn tay vỗ không lên tiếng: một cây làm chẳng nên
non, 一失足成千古恨/một bước sảy chân để hận nghìn đời (một sai
lầm để hận mãi mãi), 不到黄河心不死/chưa đến Hoàng Hà thì lòng chưa nản (ngoan cố; cà cuống chết đến đít vẫn còn cay; chứng nào tật
ấy. Quyết tâm cao; quyết tâm làm cho kỳ được); Thành ngữ có tám âm tiết: 司马昭之心, 路人皆知/lòng dạ của Tư Mã Siêu, người qua đường đều biết (âm mưu không che dấu ai được), 一叶蔽目, 不见泰 山/một chiếc lá che mắt, không trông thấy Thái Sơn (thấy cây không
thấy rừng; chỉ thấy bộ phận không thấy toàn cục; không nhận thức được bản chất của vấn đề), 癞蛤蟆想吃天鹅肉/cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga: đũa mốc đòi chòi mâm son; Thành ngữ có chín âm tiết: 泥 菩萨落水, 自身难保, 泥菩萨过江, 自身难保/Bồ Tát bùn lội nước, tự thân mình khó bảo toàn (khó giữ nổi mình), 丈八金刚摸不着头脑; Thành ngữ có mười âm tiết: 一朝权在手, 便把令来行/một sớm quyền hành đến tay, liền dùng mệnh lệnh để hành sự: cờ đến tay ai
người nấy phất. 在人矮檐下, 怎敢不低头/dưới hiên nhà người lùn, buộc phải cúi đầu (phải chấp nhận thực tế).
Thông thường thành ngữ có cấu trúc hình thức bốn âm tiết chiếm số lượng tương đối lớn. Với hình thức này giúp tạo ra sự cân đối, tiết tấu hài hòa. Có một số thành ngữ có kiểu cấu trúc 2 + 2, 1 + 3 hoặc 3 + 1, nhưng bước âm vẫn có sự thống nhất cao. Ví dụ: 画龙/点睛 (vẽ
rắn/thêm chân) (kết cấu 2 + 2), 目/不识丁mắt/không nhìn thấy chữ đinh (mù chữ; dốt đặc; dốt đặc cán mai; một chữ bẻ đôi cũng không
biết) (kết cấu 1 + 3).
Xét về mối quan hệ trong cấu trúc nội bộ Thành ngữ, ta có thể phân chia thành Thành ngữ có kết cấu đơn nhất và Thành ngữ có kết cấu lồng ghép. Ví dụ: 上下一心/trên dưới một lòng: trên dưới đồng
lòng, là những Thành ngữ có kết cấu đơn nhất; Thành ngữ có kết cấu
lồng ghép lại có thể chia nhỏ ra thành Thành ngữ có cấu trúc ghép song song, Thành ngữ có cấu trúc ghép chính phụ, Thành ngữ có cấu trúc ghép chủ vị, Thành ngữ có cấu trúc ghép kiểu chi phối, Thành ngữ có cấu trúc ghép kiểu bổ sung, Thành ngữ có cấu trúc ghép liên động từ, Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng kiêm nhiệm thêm chức năng. Ví dụ:
Thành ngữ có cấu trúc ghép song song: 手舞足蹈/tay múa chân nhảy: khoa tay múa chân, 面红耳赤/mặt đỏ tai đỏ: mặt đỏ tía tai, 嘴 硬 心 软/miệng cứng tim mềm (nói lời cứng rắn những trong lòng
mềm yếu) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép chính phụ: 满腹经纶/kinh luận đầy bụng: bụng một bồ chữ, 菩萨心肠/tim ruột Bồ Tát (lòng từ bi), 手足 之情/tình thể tay với chân: tình như anh em, 口耳之学/việc học bằng miệng và tai (chỉ có một số kiến thức mà tai nghe thấy, miệng nói ra,
không có kiến thức thật), 须眉男子/nam nhi mày râu: đấng mày râu; đáng nam nhi ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép chủ-vị: 目不识丁/mắt không nhìn thấy chữ đinh: dốt đặc cán mai, 胸有成竹/ngực có sẵn cây tre (định
liệu trước; trong lòng đã có sẵn dự định; đã tính trước mọi việc), 马 不停蹄/ngựa không dừng vó (tiến tới không ngừng) ...
Thành ngữ có cấu trúc động-tân: 包藏祸心/ẩn chứa lòng hiểm họa: lòng lang dạ sói; lòng lang dạ thú; rắp tâm hại người; bụng bồ
dao găm, 免开尊口/xin miễn mở cái miệng tôn quí (làm ơn ngậm
miệng lại) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng bổ sung: 轻于鸿毛/nhẹ tựa lông hồng, 卧薪尝胆 /nằm củi nếm mật: nằm gai nếm mật (chịu đựng mọi
gian truân vất vả) ...
Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng liên động từ: 画龙点睛/vẽ rồng thêm mắt (thêm vài câu quan trọng ở phần then chốt làm cho nội
dung bài văn, bài nói càng trở nên phong phú sinh động hơn), 手到擒 来/ tay đến bắt được (làm việc chắc chắn, không tốn công sức đã giả
Thành ngữ có cấu trúc ghép dạng kiêm nhiệm thêm chức năng: 含 血喷人/ngậm máu phun người (vu không hãm hại người khác; vu oan
đặt điều nói xấu để hãm hại người khác), 引火烧身/dẫn lửa đốt thân:
tự chuốc lấy tai họa; rước vạ vào thân, 顺手牵羊/tiện tay dắt dê:
mượn gió bẻ măng ...
Thành ngữ dạng đảo cấu trúc: đưa tân ngữ lên trước động từ: 一毛 不拔/một chiếc lông không nhổ: vắt chày ra nước; rán sành ra mỡ;
đãi cứt gà lấy hạt tấm măn. Đưa trạng ngữ về phía sau: 出以 公 心/xuất phát từ tấm lòng vì cái chung (lấy xuất phát điểm suy nghĩ
hành động là lợi ích quốc gia và tập thể) ... 2.1.1.3. Đặc điểm
Thành ngữ tiếng Hán có bốn đặc điểm sau: * Tính chất hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa
Với ý nghĩa hàm xúc và sâu sắc, Thành ngữ đã hòa quyện thành một chỉnh thể ngôn ngữ có sức biểu đạt rất cao. Khác với sự tổ hợp một cách đơn giản của các cụm từ thông thường, trong Thành ngữ có rất nhiều hiện tượng hàm ý được biểu hiện ngoài ngôn từ, để hiểu được chính xác ý nghĩa, cần phải nắm bắt chỉnh thể của Thành ngữ, không thể xác định được ý nghĩa nếu chỉ nhìn nhận qua ký hiệu mặt chữ. Ví dụ: “一针见血/một mũi kim là thấy máu: nói trúng tim đen;
gãi đúng chỗ ngứa; lời nói sắc bén” (ví với ngôn từ, lời nói sắc xảo,
nói ra là trúng tiêu điểm). Có thể thấy các bộ phận của Thành ngữ
mặc dù có sự độc lập nhất định, nhưng ý nghĩa của Thành ngữ lại mang tính chất chỉnh thể, tức là vừa chỉ sự lặp lại bổ sung về mặt ý nghĩa của bộ phận, vừa chỉ ý nghĩa mở rộng hoặc ví von của chỉnh thể Thành ngữ.
* Tính chất tương đối chặt chẽ cố định về mặt kết cấu
Hình thức kết cấu của Thành ngữ do trải qua quá trình sử dụng lâu dài nên trở thành cố định, chặt chẽ. Tính chất chặt chẽ cố định về mặt kết cấu trong Thành ngữ thể hiện ở chỗ không được tùy tiện thay đổi từ trong kết cấu của phần lớn Thành ngữ. Ví dụ:“掩耳盗铃/bịt tai trộm chuông”không được đổi thành “ 掩 目 偷铃 (bịt mắt trộm chuông)”, “一目了然/một mắt ‘目’ nhìn là hiểu hết (vừa xem đã hiểu
ngay; liếc qua thấy ngay)” không được đổi thành “一眼了然 (một mắt ‘眼’ nhìn là hiểu hết)”. Một số ít Thành ngữ có sử dụng các từ cổ trước đây ngày nay đã trở thành quá xa lạ, nên dần được thay thế bằng một số từ hiện đại. Ví dụ: “口齿伶俐”/miệng răng lanh lợi (ăn nói
“杀人不见血”/giết người không thấy máu: giết người không dao (thủ
đoạn hại người hết sức hiểm độc, tinh ranh) chuyển thành cách nói: “杀人不眨眼”/giết người không chớp mắt (người tàn nhẫn, độc ác). Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do kết quả quá trình tự thân phát triển của ngôn ngữ.
Hai là, tính cố định về mặt trật tự từ trong phần lớn các Thành ngữ cũng không cho phép tùy tiện thay đổi. Ví dụ当头一棒/giáng một gậy vào đầu (đánh đòn cảnh báo, cảnh tỉnh) không được đổi vị trí thành 一棒当头 (một gậy giáng vào đầu); 肉眼愚眉/mắt thị mày ngu dốt (kiến thức nông cạn) không được đổi vị trí thành 愚眉肉眼 (mày ngu dốt mắt thịt). Vì một khi trật tự từ đảo khác, thì sẽ đi ngược lại qui luật hình thành do thói quen qui ước chung, đồng thời sự phá vỡ quan hệ ngữ pháp vốn có trong nội bộ cấu trúc. Đương nhiên cần nói rõ là cá biệt một số Thành ngữ có cấu trúc ghép song song trật tự từ có sự thay đổi đôi chút cho phù hợp với qui luật ngữ âm, tuy nhiên số lượng không nhiều, không thể làm thành đặc trưng đại diện chung của Thành ngữ. Ví dụ: “提心吊胆/nhấc tim treo mật: phập phồng lo sợ; nơm nớp
lo sơ” có thể được đổi thành “吊胆提心/treo mật nhấc tim”; “铭心刻
骨/ghi tim khắc cốt: khắc cốt ghi xương; ghi lòng tạc dạ” có thể được đổi thành “刻骨铭心/khắc cốt ghi tim”; “伤心惨目/thương tim thảm mắt (trông thấy mà đau lòng; thảm thương đau xót)” có thể được đổi thành “惨目伤心 (thảm mắt thương tim)”. Cá biệt có thành ngữ có thể rút gọn 画蛇添足/vẽ rắn thêm chân, rút gọn thành 蛇足/chân rắn ...
* Đặc trưng văn hóa dân tộc trong Thành ngữ
Thành ngữ tiếng Hán luôn phản ánh môi trường địa lý, các vùng miền Trung Hoa, thể hiện nội hàm lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc, trong đó tập trung phản ánh đời sống kinh tế, phong tục văn hóa, phương thức tư duy của người dân Trung Quốc. Như:
Phản ánh lịch sử các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc: 卧薪尝胆/nằm củi nếm mật: nằm gai nếm mật, 身在曹营, 心在 汉/thân ở doanh trại Tào Tháo, lòng dạ hướng về đất Hán: người một
nơi, lòng dạ một nẻo ...
Phản ánh môi trường địa lý, các vùng miền Trung Hoa: 不到黄河 心不死/chưa đến Hoàng Hà thì lòng chưa nản, 呆头呆脑/ngẩn đầu ngẩn óc (đầu óc ngu si; ngờ nghệc đần độn) là thành ngữ khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân phương Bắc thường dùng. 木头目脑/đầu mắt não gỗ (đầu óc ngu si; ngờ nghệc đần độn) là cách nói của vùng Thượng Hải.
Phản ánh cuộc sống kinh tế: 腰缠万贯/eo lưng giắt vạn cọc tiền (tiền bạc đầy mình).
Phản ánh các tập tục văn hóa, phương thức tư duy của người dân Trung Quốc, như: 龙眉凤目/mày rồng mắt phượng (hình dung tướng
mạo của người quyền quí khác những người thường).
* Đặc trưng âm tiết (số lượng chữ) nổi trội - 4 âm tiết
Như đã trình bày trong ví dụ ở trên, đại bộ phận Thành ngữ tiếng Hán là cụm từ tổ hợp 4 chữ - 4 âm tiết, thậm chí một số Thành ngữ vốn ban đầu không có số lượng chữ - âm tiết là 4, nhưng về sau trong quá trình sử dụng được giản lược thành Thành ngữ 4 chữ - 4 âm tiết. Đây là một đặc trưng rõ nét của Thành ngữ tiếng Hán.