4. Liên hệ về nội dung ngữ nghĩa, đặc biệt là nội hàm văn hóa dân
4.3.1. Vấn đề đối dịch ngữ cố định trong tiếng Hán và tiếng Việt
Ngôn ngữ là kênh quan trọng nhất để con người người tiến hành giao lưu. Ngữ cố định trong tiếng Hán và tiếng Việt đều rất phong phú, có hình thức cấu trúc ngôn ngữ đơn giản, nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc và sống động, là tấm gương phản chiếu lại những tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên việc chuyển tải lại nội hàm văn hóa trong ngữ cố định luôn khiến cho chúng ta gặp không ít khó khăn. Phiên dịch không đơn thuần chỉ là quá trình hoán chuyển các kí hiệu trong hai hay nhiều ngôn ngữ, ngoài mặt đảm bảo về qui luật ngữ pháp ra đồng thời còn phải xem xét tới các hiện tượng giao lưu văn hóa trong đó. Nói một cách đầy đủ hơn là chất lượng của phiên dịch còn được quyết định bởi sự giống nhau và khác nhau giữa văn hóa trong hai ngôn ngữ có hiểu chính xác hay không? Ngữ cố định là hình thức đặc biệt trong diễn đạt ngôn ngữ, vì trong cách biểu đạt đã thể hiện ra đặc điểm văn hóa của ngôn ngữ đó, không những thể hiện cuộc sống thường nhật, mà còn bao gồm các lĩnh vực tín ngưỡng, luật tục,
tôn giáo, môi trường sống, phương thức sản xuất và phương thức tư duy. Trong phiên dịch các ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta trước hết cần kết hợp giữa ngôn ngữ với lịch sử văn hóa dân tộc để xử lý đối dịch các ngữ cố định đồng nghĩa. Trong quá trình chuyển dịch ý nghĩa cần chú ý đến ý nghĩa nguyên văn và phương thức biểu đạt trong ngôn ngữ đích, bên cạnh đó cũng cần chú ý tới việc chuyển dịch ngữ cố định gốc Hán và ngữ cố định vốn có trong tiếng Việt.