Nhân tố văn hóa trong dạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 26)

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã giúp chúng ta nhận rõ, muốn mở ra cánh cửa văn hóa thì cần phải có chiếc chìa khóa ngôn ngữ. Ngược lại, một khi đã hội tụ được tri thức văn hóa thì việc học tập ngôn ngữ sẽ có sự hỗ trợ rất lớn, bởi vì tương ứng với mỗi một nền văn hóa là một hệ thống qui chuẩn ngôn ngữ. Các nghiên cứu có liên quan đều thống nhất quan điểm là sự giống nhau và khác nhau trong ngôn ngữ văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn trong dạy học

ngoại ngữ, bên cạnh đó, đặc điểm tâm lý dân tộc, phương thức tư duy cũng có ảnh hưởng tới việc nắm bắt các qui tắc ngữ pháp ngoại ngữ của người học. Thực tiễn giao tiếp liên văn hóa cho thấy, rất nhiều trường hợp người sử dụng ngôn ngữ giao tiếp do không nắm bắt được tri thức văn hóa, nên thường sử dụng, áp đặt quy tắc tiếng mẹ đẻ lên đối tượng giao tiếp thuộc nền văn hóa khác, gây ra những chuyển di tiêu cực về mặt ngữ dụng, hay còn gọi là các lỗi sai trong giao tiếp, khiến cho đối phương rất khó chấp nhận. Như vậy, nhân tố văn hóa dân tộc là một bộ phận không thể thiếu được trong dạy học ngoại ngữ (ngôn ngữ), tuy nhiên không thể truyền tải nổi toàn bộ tri thức văn hóa, mà cần phải có sự lồng ghép, hỗ trợ phù hợp với mục tiêu yêu cầu của quá trình dạy học. Trong dạy học ngoại ngữ, lớp từ vựng là nơi hội tụ nhiều nhất trầm tích văn hóa văn minh, chính vì vậy dạy học từ vựng có tầm quan trọng rất lớn trong việc truyền tải tri thức văn hóa dân tộc. Vấn đề giúp người học có được sự thích ứng về văn hóa để nâng cao hiệu quả học tập ngoại ngữ đã được các nhà nghiên cứu chú ý tới từ lâu. R. Brown đã nhận xét: “Nội dung nghiên cứu của

mô hình thích ứng văn hóa chính là việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai theo lộ trình tự nhiên, tức là ‘quá trình từng bước thích ứng với một nền văn hóa mới’”12. J. Schuman trong nội dung nghiên cứu về thời kỳ then chốt cho việc truyền thụ văn hóa, cũng đã nhận xét quá trình phụ thuộc văn hóa trong học tập ngôn ngữ thứ hai chính là quá trình dần thích ứng với một nền văn hóa mới. Quá trình này từng bước thực hiện qua 4 giai đoạn là: [1] Giai đoạn nhận kích thích (hiếu kỳ): Người học vừa được tiếp xúc hoặc thâm nhập và môi trường văn hóa khác, có tâm trạng cảm thấy mới lạ, ngạc nhiên, hào hứng, phấn chấn, rất muốn tìm hiểu về nền văn hóa mới này. [2] Giai đoạn khủng hoảng: Sau khi trải qua các cảm giác hưng phấn mới lạ, người học bắt đầu cảm thấy không quen với các tập quán, con người, sự cách biệt ngôn ngữ trong nền văn hóa mới, từ đó không ngừng xuất hiện cảm giác lạc lõng, cô độc và phiền muộn. Có người có thể nảy sinh thái độ tiêu cực, lẩn tránh việc học tập và sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp, thậm chí có người còn nảy sinh ý nghĩ chán ghét, bực bội, thù địch, không chịu đựng được về mặt tâm lý, dẫn đến việc từ bỏ học tập. Khi học ngôn ngữ thứ hai, người học thường rơi vào trạng thái chịu “cú sốc văn hóa” này. [3] Giai đoạn điều chỉnh: Trải qua giai đoạn 12 转引自: 刘珣 “对外汉语教学引论”. 北京语言文化大学出版社, 2000 (177-178 页) (Lưu Tuần. Dẫn luận dạy học tiếng Hán cho người nước

chịu “sốc”, người học bắt đầu biết cách điều chỉnh mối quan hệ cá nhân với môi trường văn hóa học tập, tìm ra phương pháp thích ứng phù hợp cho bản thân. Đồng thời cùng với trình độ ngoại ngữ được nâng cao, kỹ năng giao tiếp được cải thiện, các cảm giác xuất hiện ở giai đoạn trước dần dần được xóa bỏ, tri thức văn hóa mới cũng được tăng cường. [4] Giai đoạn thích ứng: Trải qua giai đoạn điều chỉnh, người học dần hiểu, quen và trở nên thích ứng với nền văn hóa của ngôn ngữ đang học tập. Người học không còn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khác biệt, biết nhìn nhận các tri thức văn hóa mới bằng con mắt khách quan, thậm chí còn có tâm lý hòa đồng để đi tìm hiểu chi tiết hơn, trở nên chủ động trong học tập và giao tiếp, vì vậy có sự tiến bộ vượt bậc trong học tập ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ).

Quá trình thích ứng với nền văn hóa trên thường diễn ra trong khoảng thời gian từ một đến một năm rưỡi. Hiểu rõ sự ảnh hưởng, đặc điểm diễn biến tâm lý của người học, có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong dạy học ngoại ngữ.

Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w