Ví von xét từ khía cạnh chức năng sử dụng của các ngữ cố định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 82)

4. Nhận xét chung về ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ

3.4. Ví von xét từ khía cạnh chức năng sử dụng của các ngữ cố định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể

định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể

Trong ví von cũng sử dụng tới các chức năng khác nhau của từ chỉ bộ phận cơ thể, ví dụ như: “mồm/miệng”, “lưỡi”, “răng” thuộc bộ phận phát âm, đều có chức năng tổ chức nên lời nói trong phát ngôn. Chức năng của các bộ phận ở “đầu” là để tư duy. Chức năng của “tay”, “chân” là để làm việc. “Mắt” có chức năng để nhìn, “tai” có chức năng để nghe, “mũi” có chức năng dùng để ngửi, v.v... Tất cả các từ chỉ bộ phận cơ thể người đều có tác dụng ví von rất phong phú.

Mỗi người trong chúng ta đều rất rõ về cơ thể mình, đều rất quen thuộc với các bộ phận cơ thể của mình. Từ cổ xưa đến nay, trong ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào đều có đầy đủ các từ ngữ biểu đạt các bộ phận cơ thể, và lớp từ vựng này thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét nội hàm tư duy, phương thức giao tiếp thông tin của dân tộc đó. Ở rất nhiều dân tộc, mồm/miệng, mắt, mũi, tai đều đóng vai trò quan trọng bậc nhất của bộ phận truyền đạt thông tin giao tiếp và biểu thị tình cảm. Chúng ta thử xem xét chức năng này trong hai ngôn ngữ Hán- Việt được biểu hiện như sau:

(1)Tai

“Tai” là cơ quan thính giác của người và động vật. Đây là một trong những kênh thu nhận thông tin quan trọng, vì vậy ý nghĩa ví von đầu tiên của tai có liên quan chặt chẽ tới “ngôn ngữ”, “thông tin” và “tin tức”.

Trong tiếng Hán có cách diễn đạt 扯着耳朵腮颊动/túm tai thì má và c ằm phải động đậy: rút dây động rừng, ví với các sự việc có sự liên quan, móc nối với nhau. 做耳目 (làm tai m ắt), chỉ việc thăm dò tin

tức hộ người khác. 耳闻目睹 (Mắt thấy tai nghe).

Trong tiếng Việt có cách diễn đạt “Mũ ni che tai” (khép mình không để ý gì đến bên ngoài), “Đàn gảy tai trâu” (phí công đem lời hay ý đẹp nói với kẻ ngu si), “Tai vách mạch rừng” (khó giữ bí mật), “Mắt thấy tai nghe” (điều hoàn toàn đúng sự thật do được quan sát trực tiếp), “Lọt tai” (nghe thấy và vừa ý).

(2)Mắt

“Mắt” là cơ quan thị giác của người và động vật, được coi là cửa sổ tâm hồn của tâm linh. Chúng ta nhìn nhận thế giới đa màu sắc thông qua “mắt”, đồng thời biểu lộ thế giới nội tâm, tình cảm buồn, vui, yêu, ghét của mình cũng thông qua “mắt”. Trong tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc Hán-Việt, “mắt” chiếm một vị trí quan trọng nhất định, có ý nghĩa tượng trưng rất sinh động và giàu hình ảnh, vì thế “mắt” được sử dụng với tần suất khá cao để ví von. Trước hết “mắt” được đại diện cho “sự sống”, “cơ thể con người”, “cuộc đời mỗi người”, “cách nhìn nhận cuộc sống”. Điều này nói lên vị trí quan trọng của “mắt” trong các bộ phận trên cơ thể người.

Trong tiếng Hán, “眼/目 mắt” đã xuất hiện trong các ngữ cố định như: 目光如豆 (ánh mắt như hạt đậu), hình dung tầm nhìn hạn hẹp. 目光如镜 (ánh mắt như gương), hình dung ánh mắt sáng như gương. 目光如炬 (ánh mắt sáng như ánh sáng ngọn đuốc), ví với kiến thức rộng, khí thế mạnh mẽ của con người. 目光如鼠 (ánh mắt lấm la lấm lét như chuột), ví với hành vi không quang minh chính đại, bất chính của một người nào đó. 眼中拨钉 (nhổ đi cái đinh trong mắt), ví với việc loại trừ được kẻ thù của mình. 眼是观宝珠, 嘴是试金石 (mắt là để ngắm viên ngọc đẹp, miệng là hòn đá để thử vàng), ví với việc thông qua quan sát cuộc nói chuyện để hiểu rõ chân tướng con người và sự việc. 见钱眼开 (nhìn thấy tiền là sáng cả mắt), hình dung dáng vẻ tham lam tiền bạc. 佛眼相看 (mắt phật cùng nhìn nhau), ví với cách nhìn nhận có thiện ý, không có sự ác ý gì.

Trong tiếng Việt xuất hiện các ngữ cố định mang ý nghĩa ví von thông qua con mắt như: “Mắt la mày lém” (nhìn một cách sợ sệt). “Mắt lơ mày láo” (nhìn một cách tò mò, vô lễ). “Mắt nhìn láo liên” (nhìn gian giảo). “Mắt trông lòng đau” (động lòng thương xót khi chứng kiến cảnh thương tâm). “Mắt xanh mỏ đỏ” (cách trang điểm quá lố của phụ nữ hiện đại). “Bịt mắt bắt chim” (một việc không thể làm nổi).

(3)Lông mày

Tiếng Hán sử dụng “lông mày” để ví von có cách diễn đạt như: “迫在眉间” (sát bên lông mày), chỉ tình thế cực kỳ cấp bách. Có lẽ vì “lông mày” nằm ở vị trí trên đầu, lại rất dễ bén lửa bốc cháy, gây nguy hiểm đến bộ phận đầu. “Lông mày” vốn không thể tự cất lên tiếng nói, nhưng thông qua các tư thế, hình dạng như chau mày, giãn mày, nhướn mày, dựng mày, có thể diễn tả được tình cảm nội tâm và hoạt động tâm lý của con người, từ đó truyền đạt các thông tin cảm xúc đến người khác. Nhiều khi tuy không trực tiếp quan sát được sắc thái, nhưng lại có những biện pháp xử lý thích đáng, trong tiếng Hán sẽ cách diễn đạt 不知眉眼高低 (không biết lông mày hay mắt cao thấp). Chỉ đầu mối sự việc, tiếng Hán dùng 眉目 (mắt và lông mày). 贼眉 鼠 眼 (lông mày thằng ăn trộm và mắt chuột), hình dung dáng vẻ lấm la lấm lét, không đường hoàng.

Trong tiếng Việt cũng sử dụng “lông mày” để diễn tả các tình cảm nội tâm và hoạt động tâm lý giống như tiếng Hán là “chau mày”, “giãn

mày”, “nhướn mày”, “dựng ngược lông mày”. Ngoài ra còn có các

cách ví von khác, như: “Lông mày lưỡi/mũi mác” (ví với dáng vẻ đàn ông hùng dũng, võ biền hoặc quắc thước). “Lông mày sâu róm” (vẻ dữ tợn của đàn ông, gây cảm tưởng là người có lòng dạ độc ác, đáng sợ). “Mặt sưng mày sỉa” (nét mặt lộ vẻ hờn giận bất bình). “Mày râu” (chỉ nam giới). “Mày liễu mặt hoa” (chỉ sắc đẹp của phụ nữ). “Đầu mày cuối mắt” (sự nhìn nhau say đắm của trai gái đang mê nhau).

(4)Mũi

“Mũi” là cơ quan khíu giác của người và các động vật cấp cao. “Mũi” có chức năng quan trọng trong tuyến đường hô hấp trao đổi ô- xy để duy trì sự sống. “Mũi” cũng giống như “mắt”, đều nằm ở vị trí hiện hữu rất rõ trên khuôn mặt. Mũi to hay mũi nhỏ, tròn hay dẹt, nhìn là nhận biết ngay được. Vì vậy, “mũi” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm hài hòa, giúp làm cân đối kết cấu khuôn mặt. Một gương mặt sẽ không còn cân đối hài hòa và có được khí thế nếu thiếu sự hiện diện

của “mũi”. Các mùi vị dạng khí sẽ được hít vào mũi thông qua hai lỗ mũi, vì thế khi nói hai cá thể có mùi vị giống nhau, trong tiếng Hán sẽ diễn đạt “一个鼻子眼儿里出气” (thở ra từ một lỗ mũi), ví với hai người hoặc nhiều người có tư tưởng, cách nói năng và hành động hoàn toàn giống nhau, mang hàm ý châm biếm. 有鼻子有眼睛 (có mắt có

mũi), ví với cách nói năng cụ thể, linh hoạt, đúng như sự việc trong

thực tế. 不撞鼻子不回头 (không va mũi vào thì không quay đầu lại), ví với việc không bị va vấp sẽ không hồi tâm chuyển ý. 捏着鼻子哄 眼睛 (vê mũi để dỗ dành mắt), ví với việc tự lừa dối bản thân mình. 鼻 子大于脸 (mũi to hơn mặt), ví với cái thứ yếu lại vượt quá cái chính, việc này là hoang đường, không hợp lý.

Trong tiếng Việt có các ngữ cố định ví von liên quan đến mũi như: “Mũi nhòm mồm” (kiểu mũi xấu, được coi là tướng của người ăn tham). “Mắt mũi” (sự chú ý quan sát). “Xỏ chân lỗ mũi” (bắt nạt ăn hiếp người trên mình). “Xỏ mũi” (điều khiển được người khác).

(5)Mồm/miệng, răng, cổ họng

Mồm/miệng là cơ quan thu nạp, đưa thức ăn vào dạ dày người và động vật, đồng thời cũng là một bộ phận của cơ quan phát âm. Răng mọc bên trong khoang miệng, có hình dạng và các chức năng khác nhau, chủ yếu là sử dụng để nhai, nghiền nát thức ăn, hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Đối với con người, mồm/miệng có vị trí rất quan trọng, không chỉ dùng để ăn, uống duy trì sự sống, mà còn dùng để phát ngôn, diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình.

Trong tiếng Hán xuất hiện các ngữ cố định mang ý nghĩa ví von có liên quan đến mồm/miệng, răng và cổ họng như sau:

人口如风 (miệng người như gió), 嘴快如风 (miệng nhanh như gió), chỉ những người thích buôn chuyện, và kể ra cho người khác rất nhanh, tựa như gió thổi đi. 守口如瓶 (giữ miệng như bình), hình dung việc nói năng cẩn trọng hoặc giữ bí mật nghiêm ngặt không để lộ ra. 开口见喉咙 (mở miệng ra là thấy cổ họng), ví với việc hễ mở miệng ra là nói toạc ra chân tơ kẽ tóc sự việc. 不吃鱼, 口不腥 (không ăn cá,

miệng không mùi tanh), ví với việc nếu không tham cái lợi nhỏ thì sẽ

không xảy ra những điều thị phi. 佛口蛇心 (khẩu phật tâm xà), ví với việc miệng nói nghe rất hay, rất nhận từ, nhưng tâm địa cực kỳ hiểm độc. 文官动动嘴, 武官跑断腿 (quan văn vừa mở miệng, quan võ phải chạy rạc cẳng), ví với việc người tham mưu chỉ cần nhẹ nhàng đưa ra quyết sách chỉ thị, những người thực thi liền phải vất vả chạy ngược chạy xuôi. 嘴硬骨头酥 (miệng cứng xương xốp), ví với lời nói tỏ ra

cứng rắn, nhưng hành động yếu ớt. 牙齿上刮下来的 (cạo ra từ răng), ví với việc tiết kiệm, chắt bóp tiền ăn uống hàng ngày. 闲打牙 (nhàn rỗi ngồi nhay răng), chỉ việc nhàn rỗi ngồi tán chuyện vô bổ. 打落 牙 齿向肚中咽 (răng bị đánh gãy thì nuốt xuống bụng), ví với việc dù bị oan ức vẫn kiên cường, không hé răng kêu khổ.

Trong tiếng Việt có các cách diễn đạt sau:

“Mồm miệng đỡ chân tay” (khôn ngoan, xảo quyệt, nói nhiều để khỏi phải làm). “Mồm loa mép giải” (nói nhiều, điêu ngoa). “Mồm cá ngão” (mồm quá to, ăn nhiều). “Mồm ngang mũi dọc” (chân dung, mặt mũi). “Mồm như quạ cái” (nói lắm, nói to, vô duyên). “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” (hiểm ác, giả dối, miệng thì nói lời nhân đức, nhưng bụng đầy ý nghĩ độc ác). “Miệng nói chân đi” (mẫn cán, nói đi đôi với làm). “Miệng quan sai vai đầy tớ” (rất vất vả, mình ra lệnh nhưng rồi chính mình phải làm). “Răng cải mả” (to kệch xấu xí, trông phát sợ). “Răng để ngoài môi” (răng vổ). “Thấp cổ bé họng” (ví với địa vị hèn kém, lời nói không có trọng lượng). “Câm họng” (im lặng, không được nói năng, chống đối). “Chặn họng” (ngăn lại không cho nói).

(6)Lưỡi

Lưỡi là cơ quan vị giác và cũng là một trong những công cụ để cấu âm, phát ra tiếng nói. Nếu ai đó có chút tật ở lưỡi, dù là tật rất nhỏ, thì cũng không thể phát ra tiếng nói chuẩn xác được. Vì vậy có thể nói lưỡi là “trợ thủ” đắc lực nhất trong việc phát ngôn, là “người phối hợp” quan trọng nhất của một ca sỹ. Khi truyền đạt tư tưởng, tình cảm của một người, lưỡi được mệnh danh là “con thuyền tâm tư”. Lưỡi còn là đầu mối trung tâm nội tại của một sinh mạng, vì lẽ đó nên từ trước tới nay, mọi người thường hay dựa vào hình dạng của lưỡi để đánh giá thế giới nội tâm, tâm tính của một con người, và cho rằng lưỡi không dễ dàng manh động là một trong những tiêu chuẩn của đức hạnh. Để miệng phát ra được tiếng nói, lưỡi đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu ngữ âm học khi phân tích quá trình phát âm đã rất chú ý đến từng vị trí cao, thấp, trước, sau của lưỡi trong khoang miệng. Khi phát âm các phụ âm, chúng ta phải sử dụng tới lưỡi rất nhiều, vì vậy lưỡi thường được coi là đại diện của “tiếng nói” và “khả năng ăn nói”. Trong tiếng Hán xuất hiện rất nhiều ngữ cố định có liên quan tới lưỡi. Ví dụ:

女人舌头上没骨头 (miệng lưỡi của đàn bà không có xương), trước đây dùng để ví với việc người vợ nói ra thường không giữ lấy

chữ tín.

抓舌头 (túm lấy lưỡi), chỉ bắt sống người của đối phương để phục vụ cho công việc trinh sát, nắm bắt tình hình của đối phương.

舌剑唇枪 (lưỡi là kiếm môi là súng), 舌如剑唇如枪 (lưỡi như kiếm và môi như súng), hình dung với lời lẽ sắc xảo, đi đúng vào trọng tâm trong các cuộc biện luận.

赤舌烧城 (lưỡi không mà đốt cháy thành quách), 赤舌如火, 足以 烧城 (lưỡi không mà như lửa, đủ đốt cháy thành), ví với những lời gièm pha gây họa rất lớn.

巧舌如簧 (cái lưỡi khéo léo giống như lò xo), hình dung lời ăn tiếng nói khéo léo, dễ bề khiến người khác nghe lọt tai.

Trong tiếng Việt xuất hiện các ngữ cố định có liên quan đến lưỡi sau đây:

“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” (ví với tính bất nhất trong lời nói của con người).

“Miệng lưỡi đưa đẩy” (ví dùng lời lẽ khéo léo dàn xếp công việc). “Miệng lưỡi rắn độc” (ví với kẻ nói năng gây nguy hiểm cho người khác).

“Tắc lưỡi cho qua” (cố tình dễ dàng bỏ qua).

“Lắc đầu lè lưỡi” (vô cùng kinh ngạc hoặc khâm phục). (7)Tay, cánh tay và móng tay

Tay là bộ phận chi trước trên cơ thể người dùng để cầm nắm đồ vật. Khả năng hoạt động của tay rất rộng, lượng thông tin thông qua tay truyền ra cũng rất lớn. Có thể nói tay đã thúc đẩy sự tiến hóa của bộ óc loài người, thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh. Mối liên hệ giữa tay và bộ não được coi là sự liên kết giữa ý chí và hành động, giữa mệnh lệnh và sự thực thi. Vì vậy, tay được coi là cơ quan tượng trưng rõ nét nhất giữa thế giới nội tâm con người và các chức năng của đại não. Xét trên phương diện sinh lý học, trí lực của con người có được là từ đôi tay tham gia lao động sản xuất. Tay là cơ quan cảm nhận phức tạp và nhạy cảm nhất trong hệ thống thần kinh trung ương của người. Trước khi loài người xuất hiện tiếng nói, thì chủ yếu dùng tay làm các ký hiệu để tiến hành giao lưu. Tay chiếm một vị trí quan trọng nhất định trong tâm lý sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hán, và cũng là một trong những bộ phận được dùng ví von với tần suất cao. Ví dụ tay được đại diện cho “sức mạnh”, “quyền lực”. Bàn tay liền năm ngón được ví với “tình thân ruột thịt”; hai tay liền cánh tay giơ ra được ví với “mối quan hệ”. Dưới đây tiếp tục liệt kê một số ngữ cố

định tiếng Hán khác có chứa từ chỉ tay:

手暗不透风 (tay không để lọt tiếng gió), ví với việc giữ kín không để lộ ra chút nào danh phận.

手掌是肉, 手心也是肉 (bàn tay là thịt, lòng bàn tay cũng là thịt), ví hai bên đều là tình thân ruột thị, lẽ đương nhiên phải quan tâm, chăm sóc tới nhau.

手掌儿怎样看得见手背儿 (bàn tay làm sao có thể nhìn thấy

lưng bàn tay được), ví với việc chúng ta không thể nào nhìn thấy được

những việc xảy ra phía sau.

使臂使指 (sử dụng cánh tay và ngón tay), thành thạo, tự nhiên giống như đang sử dụng cánh tay và ngón tay của chính mình vậy.

大拇指头挠痒, 随上随下 (đầu ngón tay cái bị ngứa, lúc giơ lên lúc hạ xuống), ví với người không có chủ kiến, việc gì cũng nghe theo người khác.

Các ngữ cố định trong tiếng Việt có liên quan đến tay, bàn tay, ngón tay, cánh tay như sau:

“Tay bế tay bồng” (ví với hình ảnh hạnh phúc của người mẹ với đàn con).

“Tay dài quá gối” (hình ảnh của người dị tướng). “Tay trong” (người làm nội ứng).

“Tay trắng dựng cơ đồ” (rất có nghị lực nên đã thành công từ chỗ không có gì).

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” (có đối sách tốt để xử lý những công việc khó).

(8)Chân, cẳng và đùi

Chân là bộ phận chi sau, tiếp xúc với mặt đất, dùng để chống đỡ, di chuyển cơ thể người và động vật. Chân, cẳng, đùi hiện diện trong các ngữ cố định tiếng Hán sau:

插一只脚 (cắm thêm một chân), ví có sức mạnh tham gia vào một hoạt động nào đó.

头重脚轻 (đầu nặng chân nhẹ), ví với cơ sở kém ổn định. Trong tiếng Việt có:

“Chân nam đá chân chiêu” (dáng tất bật vội vàng). “Chân đất mắt toét” (người nhà quê lạc hậu, thất học).

“Chân lấm tay bùn” (hình ảnh vất vả, lam lũ của người lao động). “Chân không đến đất, cật không đến trời” (chơi vơi lơ lửng, không có chỗ dựa vững chắc).

“Lưng ong đùi dế” (ví với thân thể đẹp của người phụ nữ). (9)Tim, gan và ruột

Tim là cơ quan giúp tuần hoàn máu trong cơ thể người và các động vật cấp cao, là một trong những cơ quan duy trì sự sống quan trọng. Tim (tâm) còn được coi là cơ quan dùng để tư duy. Từ “tim (tâm/lòng)” chiếm một vị trí rõ nét trong tâm lý sử dụng ngôn ngữ của hai dân tộc Hán-Việt. Tim, gan, ruột là những bộ phận quan trọng trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Trước đây mọi người coi tim (tâm/ lòng) là cơ quan tư duy, có liên quan đến rất nhiều hoạt động tư tưởng và tình cảm nội tâm. Ví dụ trong tiếng Hán diễn đạt 心乱如麻 (lòng rối như tơ vò), 心如铁石 (lòng như sắt đá), 心急如火 (lòng như lửa đốt), 心如刀割 (lòng đau như cắt), v.v...

琴心剑胆 (tim đàn mật kiếm), ví việc vừa có tình cảm lại vừa gan dạ, can đảm.

锦心绣口 (lòng thêu gấm miệng dệt hoa), ví có tài sử dụng ngôn từ, văn chương giỏi.

无肠可断 (không có ruột để đứt), ví với sự đau đớn đến cùng cực. Trong tiếng Việt có các ngữ cố định sau:

“Tâm phúc” (người bạn hoặc cộng sự đáng tin cậy). “Tim đen” (ví con người có lòng dạ xấu xa).

“Tim gan phèo phổi” (ví với tất cả sự thật).

“Ruột để ngoài da” (ví với con người rất thật thà).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 82)