Thành ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 67)

4. Nhận xét chung về ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ

3.1.1. Thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ tiếng Việt là tổ hợp từ/ngữ cố định có cấu trúc giống như cụm từ hoặc câu nhưng hoàn toàn thuộc phạm trù cấp từ, được mã hóa, hầu hết có tính chất cách điệu nghệ thuật, và chỉ làm một thành phần trong câu nói.13

Cấu trúc

- Cấu trúc tổ hợp từ cố định: hiện diện như một đơn vị cấp từ, mang tính chất được mã hóa hoàn toàn về hình thức và nội dung, với sự nổi trội về sắc thái từ ngữ, hiệu quả trong thủ pháp so sánh, ví von và sự đối xứng thanh bằng với trắc, trầm với bổng. Ví dụ: Mặt mày hớn hở,

mặt méo xệch, mặt mũi nhăn nhó, chạy vắt chân lên cổ, tức sùi bọt mép, buồn nẫu ruột, mặt trái xoan, mặt vuông chữ điền, da bánh mật, mày ngài, mắt phượng, mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, mũi cà chua, mũi sư tử, vú chũm cau, vú bánh giầy, vú quả mướp, tai hồng, chân vịt, đá tai mèo, đá gan gà, khăn mỏ quạ, mũ cánh chuồn, mũ tai bèo, búi tóc củ hành, tóc đuôi gà, cà dái dê, hoa móng rồng, hoa mõm chó, hoa mào gà, cây xương rồng, màu da bò, màu da cam, đầu quạ đánh, lười chẩy thây, lười thối thây, buồn thối ruột, đau cắt ruột, đợi mòn con mắt, đói vàng mắt, nẻ chân chim, tấm thân vàng ngọc, tấm lòng son sắt, nhảy chân sáo, tay bắt chuồn chuồn, gò lưng tôm, chân như chân voi, đầu như đầu cá trê, nòng nọc đứt đuôi ...

- Cấu trúc dạng đối xứng: Gồm hai bộ phận (hai vế), có âm tiết đối xứng theo vần và qui luật bằng trắc, trầm bổng, ý nghĩa trái ngược hoặc loại trừ lẫn nhau, tạo nên hiệu quả ngôn ngữ nổi bật về tương quan đối xứng. Ví dụ: đầu cua tai ếch (nheo), mắt trước mắt sau,

chân tơ kẽ tóc, v.v...

- Cấu trúc dạng đảo trật từ: Trật tự danh-tính đổi ngược thành tính- danh. Ví dụ: ấm đầu, đau đầu, cứng đầu, to đầu, nát óc, đẹp mặt,

sượng mặt, mát mặt, trơ mặt, rắn mặt, nóng mặt, ngứa mắt, xanh mắt, gai mắt, trắng mắt, khéo mồm, dẻo mồm, nỏ mồm, to mồm, già mồm, ngượng mồm, cứng cổ, to họng, nóng gáy, lạnh gáy, tức mình, dở người, ươn người, lạnh người, tái người, hở sườn, ớn sườn, đẹp lòng,

vừa lòng, đau lòng, mềm lòng, hẹp lòng, hẹp bụng, hả dạ, xót ruột, to gan, cả gan, nát gan ... Trật tự danh-động đổi ngược thành động-danh.

Ví dụ: liều thân (mình), dấn thân, hiến thân, hạ mình, nhún mình, chết

người, chết nửa người, ngóc đầu, ngửng đầu, vỡ đầu, vỡ mặt, trở mặt, nhắm mắt, khua môi múa mép, cắn răng, câm họng, xuôi lòng, lộn ruột, sôi gan, sôi tiết, buông tay, xuôi tay, trở tay, ra tay, đặt chân, bước chân, khoa chân múa tay, lòi đuôi, giật gân ...

- Cấu trúc dạng điệp âm: Thành ngữ loại này thường có bốn âm tiết trở lên, có cấu trúc dạng đối xứng, trong đó có một hay nhiều thành tố (là từ cơ bản hay âm tiết không có nghĩa) được nhắc lại hoàn toàn. Ví dụ: Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.

- Cấu trúc dạng láy: Thành ngữ loại này vận dụng nguyên tắc của các từ láy, được cấu tạo bằng cách nhân đôi một từ láy (tổ hợp láy đơn) để thành một cấu trúc đối xứng cố định. Ví dụ: buông chân

buông tay, một lòng một dạ…

- Mượn từ ngữ và thành ngữ gốc tiếng Hán: Để tăng thêm sắc thái cường điệu. Ví dụ: quái thai, dị nhân, thiêu thân, tuẫn tiết, bới lông

tìm vết ...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w