Liên hệ về cấu trúc hình thức

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 70)

4. Nhận xét chung về ngữ cố định tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ

3.2.2.Liên hệ về cấu trúc hình thức

3.2.2.1. Số lượng từ/thành tố chỉ bộ phận cơ thể

Xuất hiện một từ: Tiếng Hán: 目中无人/trong mắt không có người (không coi ai ra gì); 红眼病/bệnh mắt đỏ (thói đố kỵ).

Tiếng Việt xuất hiện: Buồn nẫu ruột; mặt trái xoan.

Xuất hiện hai từ: Tiếng Hán: 做手脚/làm tay chân (tay sai); 唇亡 齿寒/môi mất răng lạnh; máu chảy ruột mềm (quan hệ mật thiết).

Tiếng Việt: Chạy vắt chân lên cổ; to gan lớn mật.

Xuất hiện ba từ: Tiếng Hán: 画龙画虎难画骨, 智人智面不知心/ vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết tim (lòng người khó tỏ, nước bể khó đong); 龙眼识珠, 凤眼识宝, 牛眼识青草/ mắt rồng biết được châu ngọc, mắt phượng biết được vật báu, mắt trâu biết được cỏ xanh (làm nghề gì giỏi nghề đó); 人多心不齐, 鹅卵石挤 掉皮/người đông tim không đồng nhất, trứng ngỗng đá lèn rụng lông (người đông khó đồng thuận); 好汉不敌双拳, 双拳不敌四手/hảo

hán không địch nổi nắm đấm của hai đối thủ, hai tay không địch nổi bốn tay (hai đánh một chẳng chột cũng què; tránh voi chẳng xấu mặt

nào).

Tiếng Việt xuất hiện: Đầu râu tóc bạc; Mắt trắng, môi thâm, da

thiết bì.

Trên 3 âm tiết: Tiếng Hán: 手心是肉, 手背也是肉/lòng bàn tay là thịt, mu bàn tay cũng là thịt (anh em một nhà).

Tiếng Việt: Mồm miệng đỡ chân tay; Tay làm hàm nhai, tay quai

miệng trễ; gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm; nhất má, nhì mông, tam lông, tứ diện.

Qua khảo sát cho thấy, đại bộ phận ngữ cố định Hán-Việt xuất hiện một đến hai từ chỉ bộ phận cơ thể. Hiện tượng xuất hiện ba hoặc trên ba từ chỉ bộ phận cơ thể chỉ chiếm một số lượng hạn chế.

3.2.2.2. Kết cấu

Kết cấu mang tính chất tương đối cố định: Ngữ cố định tiếng Việt và tiếng Hán đều có ngữ cố định dạng nguyên thể, tức là tính chất tương đối vững chắc về hình thức kết cấu, ít có sự thay đổi trật tự hoặc thêm, bớt từ. Bởi vì nếu thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí các từ sẽ phá vỡ kết cấu cố định vốn có của ngữ cố định. Ví dụ, thành ngữ tiếng Hán 吹毛求疵/thổi lông tìm vết (bới lông tìm vết), không thể đảo vị trí thành *求疵吹毛/tìm vết thổi lông. Trong tiếng Việt thành ngữ “bới

lông tìm vết” cũng không thể thay đổi trật từ thành *“bới vết tìm lông”

được. Tương tự, thành thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa” trong tiếng Việt không thể đổi thành *“đầu như trâu mặt như ngựa” hoặc *“đầu

con trâu mặt con ngựa”.

Tuy nhiên trên cơ sở đảm bảo kết cấu hài hòa âm tiết và chỉnh thể ý nghĩa, một số ngữ cố định Hán-Việt có thể đảo được trật tự, vị trí từ vốn có, hoặc thêm bớt từ, giúp tăng cường sắc thái biểu đạt, nâng cao khả năng tu từ. Cụ thể như sau:

Đảo trật tự: Thành ngữ tiếng Hán 眉清目秀/mày thanh mắt đẹp (diện mạo đẹp đẽ), có thể đảo trật tự thành 目秀眉清/mắt đẹp mày thanh; 疑心生暗鬼/lòng nghi ngờ sinh ra quỉ ám (mang lòng nghi

ngờ sinh ra sự hiểu nhầm), có thể đảo trật tự thành 心疑生暗/ lòng nghi ngờ sinh ra quỉ ám. Thành ngữ “đè đầu cưỡi cổ” trong tiếng Việt

có thể đảo thành “cưỡi cổ đè đầu”. Yết hậu ngữ tiếng Hán không thể đảo vế giải thích lên trước vế so sánh, ví von. Ví dụ: 诸葛亮皱眉头— —计上心来 (Gia Cát Lượng chau đầu mày --- trong bụng đã có kế), không thể đảo thành *计上心来——诸葛亮皱眉头 (trong bụng đã có

kế --- Gia Cát Lượng chau đầu mày).

Thay thế từ: Có thể thay đổi thành ngữ tiếng Hán 口 齿 伶 俐/miệng răng lanh lợi (ăn nói lưu loát) thành cách nói 口角伶俐 /khóe miệng lanh lợi; Quán ngữ “拖后腿”(níu chân từ phía sau) đổi thành “扯后腿” (giữ chân từ phía sau), ý nghĩa đều không có sự thay đổi. Hiện tượng này có thể quan sát rõ hơn trong vế sau của một số yết hậu ngữ tiếng Hán. Ví dụ: 狗咬吕洞宾——不识好人心/不认识真 人了/ 不认 真 伪人/不识好 赖人/chó cắn Lã Động Tân --- không

hiểu lòng tốt của người khác/không nhận ra con người thực/không nhận ra người ngay kẻ gian/không biết người tốt kẻ xấu; vàng thau lẫn lộn. Thành ngữ “thay da đổi thịt” trong tiếng Việt có thể đổi từ

“thịt” bằng từ “óc”, thành “thay da đổi óc” diễn tả sự thay đổi từ hình thức bên ngoài đến tình cảm và trí tuệ bên trong. Biểu thị ý nghĩa tăng tiến, nhấn mạnh. Chỉnh thể ý nghĩa cũ được bổ sung thêm. Cũng có thể thay thế từ trong ngữ cố định bằng những từ cùng trường nghĩa hoặc đồng nghĩa. Ví dụ: “đi guốc trong bụng” thành “lê dép loẹt quẹt

trong bụng”. Một số thành ngữ tiếng Việt khi thay đổi từ trong cấu

trúc sẽ có ý nghĩa khác dạng nguyên thể. Ví dụ: “một lòng một dạ”

khác với “thật lòng thật dạ”.

Thêm từ: Trong ngữ cố định tiếng Hán (quán ngữ) thường xuất hiện hiện tượng thêm từ hoặc cụm từ vào trong cấu trúc. Ví dụ: “抓辫 子” (tóm dải tóc) → “抓你的辫子” (tóm dải tóc của anh), 吹牛皮 (thổi da bò) → (牛皮吹得 山响) (thổi da bò vang khắp núi). Thành ngữ tiếng Hán cá biệt cũng có hiện tượng ngữ vậy. Ví dụ: 吃不 开啦! 得忍气就忍气, 胳膊反正拗不过大腿去. (老舍 “方珍珠”) (ăn không xong đâu! Cần nhẫn nhịn thì phải nhẫn nhịn, bắp tay dẫu sao cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không quặt lại được đùi mà/yếu trâu còn hơn khoẻ bò). Trong thành ngữ tiếng Việt cũng có thể thêm từ vào giữa cấu trúc. Ví dụ: “Anh ta khua môi rồi lại múa mép những chuyện trên trời dưới biển với mọi người”.

Rút gọn (bớt từ): Khi sử dụng yết hậu ngữ tiếng Hán, ta có thể chỉ cần nói nửa vế phía trước là mọi người đã nhận ra được toàn bộ ý nghĩa cần diễn đạt. Ví dụ: “他自己没主见, 是个八哥的嘴巴/Anh ta

chẳng có chủ kiến gì của mình, chỉ là người ai nói sao mình nói vậy”. Cụm từ “八哥的嘴巴/miệng của con sáo” chính là vế trước của yết hậu ngữ “八哥的嘴巴——随人说话/miệng của con sáo --- người nói sao nói lại như vậy”; Ngạn ngữ 君子动口不动手/quân tử động miệng không động thủ (quân tử dùng lời, tiểu nhân dùng tay) là dạng

rút gọn từ cách nói 君子动口, 小人动手/quân tử động miệng, tiểu nhân động thủ. Trong tiếng Việt, có trường hợp chỉ sử dụng một vế chính cũng có thể nhận ra toàn bộ ý nghĩa của câu nói. Ví dụ: “Cách

làm ăn của cái ‘công ty lừa’ ấy ai còn lạ gì, toàn kiểu treo đầu dê cả thôi”15. Trong câu này cụm từ “treo đầu dê” là cách nói rút gọn của thành ngữ gốc Hán “Treo đầu dê, bán thịt chó”, mọi người vẫn hiểu được toàn bộ ý nghĩa. Trong tiếng Việt, thành ngữ so sánh “như nước

đổ đầu vịt” có thể nói rút gọn thành “nước đổ đầu vịt”. “Chết nhăn răng” được rút gọn thành “nhăn răng”. “Tốt mã giẻ cùi” rút gọn thành

“tốt mã”. Hiện tượng rút gọn hay bớt từ trong ngữ cố định Hán-Việt là đặc trưng của tính tiết kiệm thể hiện trong hai ngôn ngữ.

Ngữ cố định Hán-Việt có từ chỉ bộ phận cơ thể thường xuất hiện dưới các dạng cấu trúc sau:

Kết cấu song song: Tiếng Hán: 大手大脚/tay to chân to: vung tay

quá trán, tiêu tiền như nước (ăn tiêu phung phí). Tiếng Việt: mắt trước mắt sau, đầu cua tai ếch, chân tơ kẽ tóc ...

Kết cấu chủ-vị: tiếng Hán dùng 人心难测/tim người khó đo (lòng

người khó tỏ, nước bể khó đong). Tiếng Việt: mắt lòi, bà chúa đứt tay, ăn mày sổ ruột ...

Kết cấu động-bổ/tân: Tiếng Hán: 做耳目/làm tai mắt (dò la tin

tức); 抓舌头/túm lấy lưỡi (nắm lấy chứng cứ). Tiếng Việt: nhắm mắt, ngóc đầu, xuôi lòng, cầm lòng, lòi đuôi, chết nửa người ...

Kết cấu bổ sung: 头上安头/trên đầu lắp đầu (lặp lại).

Kết cấu quan hệ tăng tiến: Tiếng Hán: 举石而面红/nhấc đá lên mặt đỏ (ăn cá miệng tanh; không có lửa làm sao có khói).

Kết cấu định ngữ-trung tâm ngữ: Tiếng Hán: 手足之情/tình thủ túc (tình anh em; tình cảm thân mật); 杨柳小留腰/eo cành dương liễu nhỏ (eo cây liễu).

Cấu trúc so sánh: Có sự hiện diện của từ so sánh, tiếng Hán: 脑袋 如猪头 (đầu óc như đầu lợn: ngu như lợn). Tiếng Việt: Chân như

chân voi; đầu như đầu cá trê; Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột ...

Không có sự hiện diện của từ so sánh. Tiếng Hán: 榆木脑袋 (đầu óc gỗ cây du: tư tưởng bảo thủ); Tiếng Việt có: thẳng ruột ngựa; mặt

trái xoan ...

Cấu trúc lồng chéo hai từ hợp nghĩa hay tách một từ hợp nghĩa bằng một từ chung: Tiếng Việt: tím gan tím ruột; nóng ruột nóng gan; 15 Trịnh Đức Hiểu, Từ vựng tiếng Việt thực hành. Nxb ĐHQG Hà Nội,

một lòng một dạ; ...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGỮ CỐ ĐỊNH TIẾNG HÁN CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ VẬN DỤNGTRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM (Trang 70)