6. Tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan để tạo tiền đề cho các
2.1.2. Nghiên cứu quán ngữ tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể
2.1.2.1. Nguồn gốc hình thành
Phần lớn quán ngữ tiếng Hán có nguồn gốc từ việc vận dụng ngôn ngữ để ví von. Một số quán ngữ được chuyển đổi từ các từ ngữ chỉ ngành nghề sang. Ví dụ: trong học tập nói 吃鸭蛋/ăn trứng vịt (bị
điểm 0).
Một số quán ngữ có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử. Ví dụ: 执牛 耳/giữ tai bò, trước đây các nước chư hầu cùng nhau liên kết lập hiệp ước liên minh uống máu ăn thề, chủ liên minh trực tiếp cắt tai bò để lấy máu, về sau này biểu thị địa vị lãnh đạo ở một lĩnh vực nào đó.
Có quán ngữ xuất phát từ các thư tịch cổ. Ví dụ: 眼中钉/cái đinh trong mắt: cái gai trong mắt; cái giằm trong thịt, trong “新五代史·赵 在礼传” (tân ngũ đại sử - triệu tại lễ truyện) có viết: “在礼在宋州, 人 尤苦之; 已而罢去, 宋人喜而相谓曰‘眼中拔钉, 岂不乐哉!” (người
đất Tống vô cùng khốn khổ vì những chuyện lễ nghi; Việc này được loại bỏ bớt đi, mọi người đều vui mừng nói với nhau ‘nhổ được cái đinh trong mắt đi, chẳng phải là việc vui mừng đó sao!’)
Một số quán ngữ được rút gọn, chuyển thể từ ngạn ngữ hoặc yết hậu ngữ. Ví dụ: 牵鼻子/dắt mũi (bị dẫn dắt, sai khiến), 抱佛脚/ôm chân phật (nước đến chân mới nhảy; bình thường không chịu chuẩn bị
trước, có việc mới cuống quýt đối phó) vốn được rút gọn từ câu “平时 不烧香, 急来抱佛脚” (ngày thường không thắp hương, lúc cuống lên mới đến ôm chân phật).
Quán ngữ du nhập từ phương ngôn/ tiếng địa phương. Ví dụ: 老鼻 子/cái mũi cũ (quá nhiều; ngập đầu) được du nhập từ tiếng địa phương miền bắc Trung Quốc.
2.1.2.2. Cấu trúc
Hình thức ngữ âm của quán ngữ chủ yếu là 3 âm tiết. Ví dụ: 耳边风 /gió bên tai; 吹牛皮/thổi da bò (ba hoa khóac loác; bốc phét); 露马 脚/lộ chân ngựa (lộ chân tướng); 挖墙脚/đào chân tường (thọc gậy
bánh xe; phá hoại cơ sở); 抓辫子/túm đuôi tóc (nắm lấy điểm yếu để
làm cơ sở công kích); 拖后腿/gây vướng víu chân từ phía sau (gây trở ngại; cản trở; níu kéo). Tuy nhiên cũng không hoàn toàn cố định trong
số lượng âm tiết này, còn có quán ngữ 2 âm tiết. Ví dụ: 丢脸/ mất mặt (mất thể diện); Quán ngữ 4 âm tiết. Ví dụ: 寡妇脸子/mặt của quả phụ (vẻ mặt khắc khổ); 骨子里头/trong xương (thực chất bên trong; chuyện
riêng tư); 狐狸尾巴/đuôi con cáo: giấu đầu hở đuôi; 火烧眉毛/lửa đốt lông mày (tình hình gấp rút; việc cấp bách); 打马虎眼/con mắt làm ngơ (làm ngơ; bỏ qua); Quán ngữ 5 âm tiết. Ví dụ: 脚踏两只船/chân giẫm lên hai thuyền: bắt cá hai tay; 断尾巴 蜻蜓/chuồn chuồn đứt đuôi (có
đầu không có cuối; đã ra đi là không trở lại); Quán ngữ 6 âm tiết. Ví
dụ: 打肿脸充胖子/đánh sưng mặt để làm người béo: giả dạng; 吹胡子 瞪眼睛/thổi râu trừng mắt (dáng vẻ giận dữ); 摸着老虎屁股/sờ mông hổ (làm việc nguy hiểm); 驴唇不对马嘴/môi lừa không khớp được với mõm ngựa: râu ông nọ cắm cằm bà kia; đầu Ngô mình Sở; 睁只眼闭只 眼/mở một mắt nhắm một mắt (cố tình làm ngơ, bỏ qua); Quán ngữ 10 âm tiết. Ví dụ: 鼻子不是鼻子, 脸不是脸/ mũi không phải là mũi, mặt không phải là mặt: đầu cua tai nheo; 鼻子不是鼻子, 眼不是眼/mũi không phải là mũi, mắt không phải là mắt: đầu cua tai nheo.
Xét từ cấu trúc quan hệ nội bộ, hình thức kết cấu của quán ngữ bao gồm: dạng kết cấu song song, chính phụ, chủ vị, động tân (bổ) ... Ví dụ:
Kiểu kết cấu quan hệ song song: 睁只眼闭只眼/mở một mắt nhắm một mắt (cố tình làm ngơ, bỏ qua).
Kiểu kết cấu quan hệ bổ sung: 厚脸皮/da mặt dày: mặt dạn mày
dày; trơ tráo, vô liêm sỉ; 红眼病/bệnh đau mắt đỏ (đố kỵ, ghen ăn tức
tức ở) ...
Kiểu kết cấu quan hệ chủ vị. Ví dụ: 火烧眉毛/lửa thiêu lông mày (tình hình nguy cấp) ...
Kiểu kết cấu quan hệ động tân (bổ). Ví dụ: 拍马屁/vỗ mông ngựa (nịnh bợ); 吹牛皮/thổi da bò (ăn nói khoác loác) ...
2.1.2.3. Đặc điểm
Quán ngữ mang đặc điểm tương đối ổn định về kết cấu và tính cô đọng về mặt ý nghĩa.
Thông thường quán ngữ có hai tầng ý nghĩa: Ý nghĩa mặt chữ và ý nghĩa ví von. Lúc đầu tưởng chừng như là mang ý nghĩa của một kết cấu tập hợp từ, nhưng qua sự định hình ví von, ý nghĩa mặt chữ sẽ được khái quát, cô đọng trở thành ý nghĩa chỉnh thể. Ví dụ: 脚踏两只 船/chân giẫm lên hai thuyền: Bắt cá hai tay ...
Tính cô đọng về mặt ý nghĩa trong Quán ngữ được khái quát ở cấp độ rất cao, từ ý nghĩa mặt chữ chuyển thể qua ý nghĩa ví von mở rộng trở thành ý nghĩa chỉnh thể. Tức là ý nghĩa mà quán ngữ biểu thị là một chỉnh thể không thể phân tách ra được, không phải là tổ hợp kết hợp nghĩa các từ một cách giản đơn và thường thì không thể trực tiếp giải thích nghĩa qua mặt chữ. Khi sử dụng, ý nghĩa mặt chữ đã được chuyển hóa thành một dạng hàm ý trừu tượng sâu sắc hơn. Ví dụ: 狗 腿子/cái đùi chó (tay sai, chó săn) ...
Mặc dù quán ngữ mang đặc điểm tương đối ổn định về kết cấu, nhưng vẫn có thể thêm, bớt hoặc thay đổi một số thành phần riêng biệt nào đó. Thể hiện sự linh hoạt về mặt cấu trúc và ảnh hưởng của ý nghĩa mặt chữ tới ý nghĩa ví von trong quán ngữ. Ví dụ: “拖后腿”(kéo chân từ phía sau: gây cản trở) → “扯后腿” (giữ chân từ phía sau), “抓 辫子”(tóm dải tóc: nắm điểm yếu) → “抓你的辫子” (tóm dải tóc của nó), 吹牛皮 (thổi da bò: nịnh bợ) → (牛皮吹得山响) (thổi da bò vang khắp núi).
Sắc thái biểu cảm trong quán ngữ rất rõ nét. Phần lớn mang hàm ý tiêu cực (nghĩa xấu), thể hiện sắc thái tình cảm phủ nhận, khinh bỉ, bài xích. Ví dụ: 红眼病/bệnh đau mắt đỏ: thói đố kị, ghen ăn tức ở. Ngoài ra quán ngữ thường mang phong cách khẩu ngữ, có tính thông tục, dí dỏm, mọi người rất hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Số lượng âm tiết trong quán ngữ bao gồm: Hai âm tiết: 丢脸/mất mặt. Ba âm tiết chiếm số lượng lớn 抓辫子/túm đuôi tóc: nắm điểm
yếu. 拖后腿/kéo chân từ phía sau: gây cản trở; 狗腿子/cái đùi chó:
làm tay sai. Bốn âm tiết 打马虎眼/con mắt làm ngơ: làm ngơ; giả
dạng không biết; 不要脸皮/không cần da mặt: mặt trơ mày dày; trơ
trẽn, vô liêm sỉ. Năm âm tiết 脚踏两只船/chân bước lên hai chiếc thuyền: bắt cá hai tay; 白脚花狐狸/con cáo có hoa chân trắng: ngồi
không nóng chỗ, người thích hoạt động. Sáu âm tiết 睁一只眼 闭一只 眼/mở một mắt nhắm một mắt: nhắm mắt làm ngơ.