Tuy nhiên, môn học này từ trước tới nay trong nhận thức của phụ huynh HScũng như của HS đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường.Việc dạy và học thường diễn ra một c
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
********
Mã số :………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD BẬC THPT
Người thực hiện: Phạm Thị Dinh
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
7 Chức vụ: Tổ trưởng Tổ GDCD, Bí thư Chi Đoàn GV
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Chính trị
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 5 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Sử dụng phương pháp dự án trong Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp ở bậc THPT.
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Trang 4
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .Trang 5
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trang 6
1 Cơ sở lý luận Trang 6
2 Cơ sở thực tiễn Trang 9III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 10
1 Sơ đồ tư duy là gì ? Trang 10
2 Ưu điểm của SĐTD Trang 11
3 Quy tắc vẽ SĐTD Trang 12
4 Các bước vẽ SĐTD Trang 15
5 Cấu trúc SĐTD Trang15
6 Các loại SĐTD Trang 16
7 Sử dụng SĐTD vào môn GDCD Trang 22
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trang 30
1 Kết quả thực hiện Trang 30
2 Một số lưu ý khi vẽ SĐTD Trang 31
V KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ Trang 32
1 Kết luận Trang 32
2 Đề xuất, khuyến nghị Trang 33
VI TƯ LIỆU THAM KHẢO Trang 35VII PHỤ LỤC Trang 36
1 Một số SĐTD của HS Trang 36
2 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm iMindMap 7 Trang 40
Trang 4BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5SỬ DỤNG KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
MÔN GDCD BẬC THPT
*****
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng
mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp vớithế giới và các quốc gia trong khu vực
Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định
"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân" Trong đó phải kể đến đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mụctiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạyhọc, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH Chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới cóthể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra lớp ngườinăng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trênthế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức
Do đó, đổi mới PPDH môn GDCD là một tất yếu khách quan Vì GDCD là mônhọc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục.Môn học giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kĩ năngsống cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn
bị cho HS tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Tuy nhiên, môn học này từ trước tới nay trong nhận thức của phụ huynh HScũng như của HS đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường.Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây hứng thú cho HS,
do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế chưa đem lại những kết quả như mongđợi của các nhà quản lý giáo dục cũng như các GV giảng dạy bộ môn
Với đặc thù là môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên HS thường phải ghichép với lượng kiến thức lý thuyết nhiều Thực tế trong các trường trung học hiện naycho thấy vẫn còn nhiều HS chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức thực sự mà chỉhọc thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiếnthức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan vớinhau Việc học như vậy khiến các em mất rất nhiều thời gian mà không đem lại hiệuquả cao
Với những lý do trên, là một GV môn GDCD, tôi luôn ý thức nhiệm vụ của mình
là phải đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học đồng thời phát huy tính
Trang 6trong quá trình giảng dạy của mình Tôi nhận thấy, hiệu quả và chất lượng dạy họctăng lên rất nhiều Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trongdạy học môn GDCD bậc THPT ” làm đề tài để viết sáng kiến kinh nghiệm của mình
Ở đề tài này, phạm vi nghiên cứu và sử dụng của tôi được thực hiện ở 4 lớp(10B1, 10B2, 12C1, 12C2) Thông qua việc sử dụng KTDH tích cực này, tôi mongmuốn chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm bản thân cũng như nhận đượcgóp ý, trao đổi của quý đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận.
Tổng quan về Phương pháp dạy học
a Phương pháp dạy học là gì ?
PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau
về PPDH Trong đề tài này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
PPDH có ba bình diện sau:
- Quan điểm về PPDH
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp,trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của lí luậndạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai tròcủa GV và HS trong quá trình dạy học Quan điểm dạy học là những định hướngmang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH
Ví dụ: Dạy học hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,…
- PPDH cụ thể
Trang 7Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cáchthức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phùhợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể.
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS
Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học.Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm) cũng được gọi làcác PPDH
Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tìnhhuống, trò chơi, …
- Kĩ thuật dạy học
KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hànhđộng nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH Ví
dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các KTDH như: kĩ thuật chia nhóm, kĩthuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, Kĩ thuật sơ đồ tưduy ( lược đồ tư duy, bản đồ tư duy)
Tóm lại, Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động KTDH
là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
b PPDH tích cực là gì ?
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ nhữngphương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa người học
"Tích cực" trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, tráinghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức củangười học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khôngphải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy Trong dạy học tích cực,
HS là chủ thể của mọi hoạt động, GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn.Tuy nhiên để dạy theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theophương pháp truyền thống
Sự chuyển biến về hoạt động trong lớp học có thể thể hiện qua các sơ đồ sau:
Trang 9c Định hướng đổi mới PPDH
Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo, tự học, kĩ năng sử dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho HS, tậndụng công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều cáckiến thức có sẵn
Đổi mới PPDH được thực hiện theo các định hướng sau:
tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống
CNTT
2 Cơ sở thực tiễn:
- PPDH của phần lớn GV hiện nay là hướng vào người dạy, HS luôn trong trạng tháithụ động, phải ghi nhớ một cách máy móc những tri thức mặc định, có sẵn trongSGK Chính vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là một nhiệm vụ cấp bách và bắtbuộc với đội ngũ GV
- Kĩ thuật SĐTD phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT muốn thể hiện mình,muốn được bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng, đồng thời khắc phục sự nhàm cháncủa PPDH thụ động, một chiều, HS ghi chép nhanh gây hứng thú cho người học, kíchthích tư duy tích cực
- Kĩ thuật SĐTD có thể thực hiện với những vật dụng đơn giản như giấy vở, giấy A4,bút màu,…hoặc sử dụng phần mềm iMindmap
- Chương trình GDCD trong trường THPT có nhiều nội dung phù hợp, phát huy hiệuquả cao khi GV tổ chức cho HS thiết kế SĐTD
- Kĩ thuật này đã được giới thiệu và hướng dẫn cho GV trong các buổi tập huấn vềĐổi mới PPDH trong những năm gần đây do Sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức Trênthực tế, có nhiều GV đã nghiên cứu và đưa nó vào trong quá trình giảng dạy Tuy con
số chưa đáng kể nhưng cũng cho thấy tinh thần quyết tâm đổi mới cách dạy của GV
- Sử dụng kĩ thuật này vào môn GDCD là một việc làm cần thiết, vì GDCD là mônhọc xã hội với lượng kiến thức rộng và liên quan đến nhiều môn học khác VớiSĐTD, HS có thể nắm được kiến thức trọng tâm, biết liên tưởng, liên kết các kiến
Trang 10thức có liên quan với nhau và trình bày vấn đề theo một hệ thống logic Tuy nhiên,qua quan sát thực tế giảng dạy thì HS còn hạn chế trong tư duy lập luận và trình bàyđầy đủ kiến thức Do đó GV phải tổ chức các hoạt động để HS chủ động tích cực, tựgiác chiếm lĩnh kiến thức.
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Sơ đồ tư duy là gì ?
- Là KTDH nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tinvào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phươngtiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả :
+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng
+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rộng
- SĐTD được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 60 của thế kỉ XX Ông lànhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về bộ não và phương pháp học tập Hiện nay trênthế giới ước tính có khoảng 250 triệu người sử dụng kĩ thuật này, đã và đang đem lạinhững hiệu quả đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục SĐTD giúp cho bộnão hoạt động một các tự nhiên với sự phối hợp hoạt động của hai bán cầu não (báncầu não phải và bán cầu não trái) giúp cho việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơnnhiều lần Sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc, sự sáng tạo, sự liêntưởng, cảm xúc, trí tưởng tượng và lý luận giúp HS có thể tăng cường trí nhớ và tiếtkiệm thời gian đáng kể (bởi vì một lượng lớn thông tin được rút gọn trong vài từ khóa
và hình ảnh)
Trang 112 Ưu điểm của SĐTD trong dạy và học
Trang 12Dựa vào cơ chế hoạt động của SĐTD chúng ta có thể sử dụng vào hỗ trợ dạy họckiến thức mới, phát triển ý tưởng, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thốnghoá kiến thức sau mỗi chương, SĐTD có những ưu điểm sau:
- Chỉ ghi và đọc các từ liên quan, giúp tiết kiệm thời gian
- Tăng cường tập trung vào trọng tâm
- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung vào những từ khóa thiếtyếu
- Tạo mối liên kết mạch lạc tối ưu giữa các từ khóa và dòng chảy tư duy liên tục bấttận
- Tiếp nhận thông tin do được kích thích thị giác, đa sắc và đa chiều hơn
- Luôn dùng một hình ảnh trung tâm:
Hình ảnh sẽ thu hút sự tập trung của mắt và não, kích hoạt vô số liên kết đồng thờigiúp nhớ cực kỳ hiệu quả Hơn nữa hình ảnh sẽ hấp dẫn, lôi cuốn, gây sự thích thú vàthu hút quan tâm Nếu dùng từ thay cho hình ảnh thì hãy biến nó thành hình ảnh nhưkích cỡ, màu sắc và hình thức lôi cuốn Luyện tập kĩ năng vẽ cũng là một cơ hội đểkhám phá thế giới xung quanh
- Mỗi hình ảnh dùng ít nhất 3 màu.
Màu sắc kích thích trí nhớ và sáng tạo, làm cho hình vẽ sinh động hơn và lôi cuốnhơn
- Thay đôi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy
Thay đổi kích cỡ là cách tốt nhất để chỉ tầm quan trọng tương đối giữa các thành phầntrong cùng một phân cấp Kích cỡ lớn có tác dụng nhấn mạnh và tích cực giúp trí nhớ
- Cách dòng có tổ chức và thích hợp.
SĐTD sẽ có bố cục hệ thống mạch lạc, nếu biết dùng khoảng cách dòng phù hợp giữacác thành phần Cách dòng có tổ chức làm nổi bật hình ảnh, giúp chúng ta tổ chứcphân cấp, phân hạng hiệu quả Nhờ vậy, SĐTD luôn dễ dàng khai triển và trông đẹpmắt
b Liên kết
Trang 13- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh.
Nhờ những mũi tên chỉ dẫn, chúng ta sẽ nhanh chóng nhìn tháy sự liên hệ giữa cácvùng trong SĐTD Nhũng mũi tên này có thể chạy chỉ theo một chiều, hay phân thànhnhiều mũi và kích cỡ, hình thù cũng thay đổi Nhờ đó, mà tư duy của chúng ta có địnhhướng không gian
- Dùng màu sắc.
Màu sắc là một trong những công cụ tăng cường trí nhớ và sáng tạo hiệu quả nhất.Dùng màu săc để làm kí hiệu hay phân biệt các vùng trong SĐTD sẽ làm tăng tốc độtiếp cận thông tin và khả năng nhớ thông tin đó Các kí tự hay biểu tượng bằng màusắc có thể được ấn định bởi từng cá nhân hay cả nhóm
Trang 14tạo Viết chữ in cũng tạo thói quen ngắn gọn Có thể kết hợp chữ in hoa hay in thường
để biểu thị mức độ quan trọng tương đối giữa các từ trong SĐTD
- Viết in từ khóa trên vạch liên kết.
Vạch liên kết là khung đỡ ý tưởng cho từ, cấu thành tổ chức và hiệu quả cao Vạchliên kết không những làm tăng tính mạch lạc, giúp trí nhớ mà còn tạo điều kiện mởrộng liên kết và khai triển
- Vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài.
Bằng cách này, các từ dễ dàng đặt kề nhau hơn, thuận lợi liên kết hơn, Có nhiềukhoảng trống để bổ sung thông tin cho SĐTD
- Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung tâm
Nối liền các vạch liên kết trong SĐTD là một cách giúp liên kết ý tưởng vạch nối cóthể là mũi tên, đường cung, vòng xoắn, vòng tròn, hình bầu dục, tâm giác, đa giác haybất kể hình thù nào mà chúng ta có thể nghĩ tới
- Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm.
Bộ não lập tức nhận thức được ngay tầm quan trọng của các ý tưởng trung tâm bằngcách tô đậm những mạch liên kết cần thiết
- Đường bao ôm sát các nhánh.
Với các hình thù ngẫu nhiên, chúng ta có thể sắp xếp những mẩu thông tin trong cáchình thù đó Cách tập hợp thông tin thành từng bó cũng là một cách được nhiều ngườibiết đến để tăng trí nhớ
- Ảnh vẽ thật rõ ràng.
Hình thức mạch lạc giúp tư duy mạch lạc hơn SĐTD rõ ràng trông đẹp mắt hơn
- SĐTD luôn nằm theo chiều ngang.
Bố cục theo chiều ngang ( bố cục phong cảnh) thông thoáng hơn bố cục chiều dọc ( bố cục chân dung) SĐTD nằm ngang cũng dễ đọc hơn
- Luôn viết chữ in thẳng đứng.
Kiểu chữ thẳng đứng giúp não của bạn dễ dàng nắm bắt những ý tưởng được diễn đạt,
và quy tắc này có tác dụng với cả chiều dòng chữ cũng như chiều số chữ Dòng chữcàng gần nằm ngang càng tốt, vì SĐTD sẽ dễ đọc hơn Góc nghiêng tối đa không quá
450
d Tạo phong cách riêng
SĐTD càng đậm nét cá nhân thì càng dễ đọc và dễ nhớ các thông tin hơn Vì vậy hãysáng tạo theo quy tắc “ 1+’’, có nghĩa là sau mỗi lần thực hiện phải giàu sắc thái hơn,nổi bật hơn, giàu trí tưởng tượng hơn, nhiều logic liên kết hơn và đẹp hơn
Trang 154 Các bước vẽ SĐTD [3:86]
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên khi vẽ SĐTD là vẽ (viết) chủ đề trung tâm trên tờ giấy đặt nằm ngang
Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm:
- Vẽ chủ đề trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác
- Có thể sử dụng từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in
- Tiêu đề phụ được vẽ gắn liền với chủ đề trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng góc chéo Không vẽ theo chiều nằm ngang đểnhiều nhánh phụ khác có thể vẽ tỏa ra dễ dàng
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Quy tắc:
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
- Sử dụng từ viết tắt, kí hiệu, biểu tượng để tiết kiệm thời gian và không gian vẽ.Ngoài những cách viết tắt hay kí hiệu thông dụng, chúng ta có thể sáng tạo ra nhữngcách viết của riêng mình
- Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm (thuộc cùng một ý) có cùng một màu Từkhóa trên mỗi nhánh có thể cùng màu với nhánh hoặc chọn màu khác, nhưng phải hàihòa
Bước 4: Thêm hình ảnh vào những ý quan trọng để làm nổi bật và lưu vào trí nhớ lâu hơn
5 Cấu trúc SĐTD
Trang 166 Các loại SĐTD
a SĐTD theo Đề cương ( SĐTD Tổng quát)
Dạng này được tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách Chúng giúp HS có khái niệm
về số lượng kiến thức HS phải chuẩn bị cho việc học trong suốt học kì hay lượng kiếnthức cần thiết cho kỳ thi
VD : SĐTD ôn thi HKI GDCD 12
Trang 17b SĐTD theo nội dung từng chương, từng phần
Lớp 10:
+ Phần 1 : Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học+ Phần 2: Công dân với đạo đức
Lớp 11:
+ Phần 1: Công dân với kinh tế
+ Phần 2: Công dân với chính trị - xã hội
Lớp 12: Công dân với PL
VD: SĐTD chương trình SGK GDCD 10 phần 2 Công dân với đạo đức
c SĐTD theo bài, đoạn
SĐTD có thể tóm tắt kiến thức của một bài hay một phần trong bài GV có thể sửdụng SĐTD để dạy bài mới hay củng cố, ôn tập
Trang 19VD: SĐTD theo bài
- Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn ( 2 tiết -GDCD 10)
- Bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình ( Tiết 1-GDCD 10)
Trang 20Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( 1 tiết –GDCD 10)
Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân ( 2 tiết- GDCD 12)