1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh học tốt môn công nghệ 11 ở trường THPT

32 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

Song tôithiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệcũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nângcao chất lượng giờ học, quá

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG KỸ THUẬT SƠ ĐÔ TƯ DUY NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT

MÔN CÔNG NGHỆ 11 Ở TRƯỜNG THPT.

Người thực hiện: Trịnh Thị Hậu Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ CN

THANH HOÁ NĂM 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài……… 1

1.2 Mục đích nghiên cứu……… 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 2

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……… 3

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……… 6

2.3.1.Tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy ……… 6

2.3.2.Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ 8

2.3.3 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào tìm hiểu từng nội dung 10

2.3.4 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ trong việc củng cố kiến thức bài học 13

2.3.5 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy hỗ trợ cho các tiết ôn tập 15

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……… 16

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 3.1 Kết luận……… 18

3.2 Kiến nghị……… 20

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huynguồn lực con người - là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nướcyếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Đặcbiệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hộinhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sựbùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cáchmạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp, kỹthuật dạy học Trong đó, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học có ý nghĩachiến lược

Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một

cách chủ động và sáng tạo Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho ngườihọc sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân,phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục

Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” [3]

Bên cạnh đó nội dung môn học công nghệ quá nặng nề, khô khan, kémhấp dẫn, đội ngũ giáo viên đào tạo đúng chuyên nghành còn thiếu, xu hướng lựachọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coinhẹ môn học của học sinh và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biệnminh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao Song tôithiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệcũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nângcao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấykiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễdàng và hứng thú, chính vì vậy giáo viên cũng chưa có sự đầu tư cho môn học,tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, chưa áp dụng các phươngpháp và kỹ thuật dạy học tích cực, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tậptrung, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưathực sự đạt được theo yêu cầu

Đặc biệt chương trình môn công nghệ lớp 11 nội dung mang nặng tínhchất nguyên lý kỹ thuật, trừu tượng, mờ nhạt, khô khan, khó hiểu, gây khó khăntrong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa ghi nhớ Do đó kí ứckhó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết Vì vậy cần cụ thể hóa, vật chất hóa,làm cho lý thuyết cụ thể rõ nét, sâu sắc và có tính thuyết phục hơn, biến những

gì thuộc về lý thuyết trừu tượng thành cái cụ thể, tổng hợp logic và khoa học

Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới

phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” và nhằm

Trang 4

luôn xác định rằng: Bản thân cần phải năng động, sáng tạo và linh hoạt trong sửdụng các phương pháp, hình thức dạy học Phải khơi dậy được ở học sinh niềm

đam mê hứng thú với tiết học, môn học như Bác Hồ đã từng dạy: “Siêng học tập thì mau biết, siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”, “các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực” [5] mới tạo đượchứng thú học tập, phát triển được năng lực người học và đạt được mục tiêu giáodục như mong muốn

Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm

tạo hứng thú học tập, giúp học sinh học tốt môn công nghệ 11 ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018 - 2019.

Đây là vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng dạy ởtrường THPT Triệu Sơn 3, đề tài thực sự thiết thực và rất cần thiết hiện naytrong dạy học môn học

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khai thác hệ thống một số bài có thể sử

dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy thuộc môn công nghệ khối 11

- Đề tài phân tích thực trạng hứng thú học tập của học sinh đối với môn

công nghệ

- Tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê với

môn học

- Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số

lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động

1.4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị,nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài Trên cơ sở đó phân tích, tổnghợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài

 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Tham gia dự giờ lấy ý kiến của thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn côngnghệ ở trường Từ đó xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạyhọc môn công nghệ Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mớiphương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Tiếp thu ýkiến của các thầy cô giáo khi tiến hành xây dựng các nội dung bài học liên quan

Trang 5

đến nội dung đề tài, điều tra hứng thú học tập môn học của học sinh.

 Phương pháp thực nghiệm

Trên cơ sở đề xuất ý tưởng đề tài sẽ giúp chúng ta sẽ khắc sâu kiến thức,đồng thời tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tạitrường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài

 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quảhọc tập của học sinh, xử lý thống kê toán học rồi rút ra những kết luận cần thiết

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò,trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạtđộng học Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phảilàm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển

trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học Bên cạnh đó vai trò của thầy cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh các hoạt động trong giờ học Giáo viên cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự logic

để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phươngtiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh,làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa đảm bảonhịp độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực củabản thân

Để tăng cường hiệu quả giáo dục nói chung Khoản 2 - Điều 28 - Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [4]

Muốn vậy, phải tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từngbước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho học sinh sang dạyhọc sinh cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành

kỹ năng của riêng mình Cùng với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cựckhác, việc triển khai dạy học bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy chính là một công cụphù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng, kíchthích hứng thú học tập làm phong phú thêm phương pháp dạy học tích cực đã vàđang thực hiện

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về bản đồ tư duy được phát minh bởi TonyBuzan Tôi nhận thấy rằng bản đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên,nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho họcsinh Đặc biệt bản đồ tư duy rất phù hợp với các tiết ôn tập tổng kết chương,tổng kết bài có thể nói đây là công cụ vô giá không những giúp học sinh mà

cả giáo viên trong việc thu thập phân loại thông tin

Bản đồ tư duy chính là bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi

cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư

Trang 6

tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm thời gianlàm việc trong học tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởngcủa mình thuộc ý lớn nào Sơ đồ tư duy tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân vàcân bằng trong tập thể Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xâydựng Mặt khác, dựa trên nguyên lý hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy có thểgiúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn, đọc nhanh hơn, hiệu quả hơn Không những vậychúng ta cũng hiểu được sơ đồ tư duy, thấy được tương thích giữa sơ đồ tư duyvới cấu tạo, chức năng và hoạt động của bộ não Từ đó thấy được vai trò quantrọng của nó trong học tập và đời sống.

Đề tài đặt ra mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu đó là: Ứng dụng triệt để

sơ đồ tư duy vào trong dạy học nói chung và giảng dạy môn công nghệ nói riêng

để phát huy tối đa khả năng tư duy đặc biệt là tư duy hệ thống Khi học sinh đãbiết thiết kế sơ đồ tư duy và tự ghi chép phần kiến thức như trên, các em đã hiểusâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo cách trình bàythông thường thành cách hiểu ghi nhớ riêng của mình

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Nội dung kiến thức môn công nghệ 11 là những kiến thức lí thuyết thườngtrừu tượng, mang nặng tính nguyên lý kỹ thuật Do đó học sinh rất khó khăntrong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu, gây ra sựnhàm chán đối với môn học Các em học sinh có thói quen thụ động quen nghe,quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, những gì giáo viên đã giảng.Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn

ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh và còn nhiều lí do khác nữađược đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ họcchưa cao Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáoviên công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìmgiải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức

mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếpnhận một cách dễ dàng và hứng thú Thể hiện ở việc đầu năm trong tiết học đầutiên tôi đều tiến hành điều tra hứng thú học tập của học sinh với môn công nghệ

ở các lớp tôi dạy Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học môn côngnghệ với những nội dung liên quan ở cấp học dưới (THCS), qua đó để nắm bắttình hình chung về quan điểm thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn vàđưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn Nộidung phiếu điều tra được trình bày ở (Phụ lục 1) (Phiếu điều tra không yêu cầughi tên học sinh để đảm bảo tính khách quan) Kết quả điều tra như sau:

Bảng 2.2.1 Thống kê về hứng thú học tập của HS với môn học Công nghệ.

Mức độ hứng

thú

Năm học 2017 – 2018 Năm học 2018 – 2019

TổngLớp 11D4 Lớp 11D3 Lớp 11E2 Lớp 11E4

Bình thường 14 31.8 16 38,1 17 38.6 18 43.9 65 38.0Không thích 22 50.0 19 45.2 23 52.3 15 36.6 79 46.2

Trang 7

Kết quả điều tra trên cho thấy: Chỉ 15,8% tổng số học sinh được điều tra làrất có hứng thú khi học môn công nghệ; Trong khi đó có tới 46,2% tổng số họcsinh được điều tra không thích học môn Công nghệ

Mặt khác, với địa bàn tương đối khó khăn, nhận thức của người dân cònthấp, hiểu biết chưa cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này Hơnnữa chương trình môn công nghệ quá rộng, kiến thức nhiều mà giáo viên chưarút gọn những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và những vấn đềnào cần hướng dẫn cho học sinh Qua quá trình điều tra thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2.2 Nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với môn Công nghệ.

Nguyên nhân

Năm học 2017 – 2018 Năm học 2018 – 2019 TổngLớp 11D4 Lớp 11D3 Lớp 11E2 Lớp 11E4

Do tiết học buồn tẻ,

không lôi cuốn 17 38.6 17 40,5 16 36.4 18 43.9 68 39.8

Do nội dung kiến thức

Bảng 2.2.3 Khả năng sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập môn học công nghệ ở trường THPT Triệu Sơn 3.

Mức độ sử

dụng

Năm học 2017 – 2018 Năm học 2018 – 2019 TổngLớp 11D4 Lớp 11D3 Lớp 11E5 Lớp 11E4

Thường xuyên 1 2.3 0 0 0 0 1 2.4 2 1.7Thỉnh thoảng 4 9,1 4 9.5 3 6.8 3 7.3 14 8.2Chưa bao giờ 39 88.6 38 90.5 41 93.2 37 90.3 155 90.1Tổng 44 100 42 100 44 100 41 100 171 100Như vậy, đa số học sinh chưa có thói quen sử dụng sơ đồ tư duy trong họctập môn học, chưa hiểu rõ cách thể hiện nội dung, kiến thức như thế nào trongviệc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy Chính vì vậy, chất lượng học tập, sự sángtạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc sử dụng sơ đồ tư duy trong họctập của các em vẫn gặp khó khăn Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu,

Trang 8

vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen nghe, quen ghi chép những gì mà giáo viên nói.Mặt khác học sinh chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy A4, bútmàu, bút chì, tẩy hoặc bảng phụ trong tiết học

Vậy làm thế nào để có thể tạo được sự hấp dẫn, cuốn hút đối với học sinhtrong các tiết học, từng nội dung của bài học một cách có hệ thống, bài bản màkhông bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán; Làm thế nào để học sinh sử dụng đượcthành thạo và có kỹ năng tốt trong sử dụng sơ đồ tư duy vào học tập môn học.Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hìnhthức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặcbiệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo

ở học sinh THPT

Chính vì vậy trong hai năm học 2017 – 2018, năm học 2018 - 2019 sau khinghiên cứu kỹ các nội dung tập huấn về việc dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh tôi đã sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào dạy học môn côngnghệ 11 ở trường THPT Nhận thấy bước đầu đã thu được những tín hiệu tíchcực đáng khích lệ từ học sinh Các em đã rất hào hứng chờ đợi các tiết học được

sử dụng các kỹ thuật sơ đồ tư duy Bởi ở đó, các em có cơ hội được thể hiện sựhiểu biết, được bộ lộ khả năng, thế mạnh của mình và đặc biệt các em được chủđộng tích cực trong nắm bắt kiến thức và nội dung bài học

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm

tạo hứng thú học tập, giúp học sinh học tốt môn công nghệ 11 ở trường THPT qua các hoạt động trong bài học như sau:

2.3.1 Tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy

Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của kỹ thuật sơ đồ tư duy chúng ta

áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giaiđoạn, làm bài tập công nghệ, đặc biệt là củng cố bài Giáo viên hướng dẫn họcsinh đi từ khái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của sơ đồ tư duy hướngdẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: (Nội dung chìa khóa là cây cành nhánh) từ đó họcsinh mở rộng, phát triển thêm [3]

Thực hiện dạy học bằng cách lập sơ đồ tư duy được tóm tắt qua 4 bước như sau:

- Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý,hướng dẫn của giáo viên

- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về

sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập

- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tưduy về kiến thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúphọc sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học

- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn

bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, chohọc sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó Khi củng cố kiến thức giáoviên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy

(Lưu ý: - Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, GV yêu cầu các nhóm HS nên vẽ cáckiểu SĐTD khác nhau, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ýthêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếu cần))

Trang 9

- Ghi bảng: Giáo viên tóm tắt bài học bằng một sơ đồ kiến thức (Dàn bài)

Ví dụ 1: Dạy bài 7: “Hình chiếu phối cảnh” Công nghệ 11

- Đặc điểm của bài là học sinh nắm được khái niệm về hình chiếu phối cảnh

và biết được cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh đơn giản Vì vậy khi dạy bài nàychúng ta cần hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm thiết lập sơ đồ tư duy với

“Chìa khóa” là “Hình chiếu phối cảnh” Từ đó xậy dựng kiến thức của từng nộidung lớn, nhỏ (cây → cành → nhánh) việc làm này giúp học sinh tư duy lựachọn kiến thức để lập và phát triển thêm

Hoạt động 1: Lập sơ đồ tư duy

- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh tiếp cận những nội dung chính của bàihọc Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phân công vẽ 1 sơ đồ tư duy cho 1nội dung chính của bài và hướng dẫn học sinh triển khai sơ đồ theo các vấn đề,nội dung

- Lưu ý với học sinh nguyên tắc của sơ đồ tư duy là chỉ viết những nội dungchính, ngắn gọn, khi trình bày phát triển thêm

Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy

- Cử học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tưduy mà nhóm mình đã thiết lập Qua hoạt động này giáo viên nắm được việchiểu kiến thức, kỹ năng trình bày, tinh thần học tập của học sinh, từ đó giáo viênvừa bổ sung kiến thức vừa rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đôngngười, kỹ năng tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cầnrèn luyện của học sinh hiện nay đó là (kỹ năng sống)

Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, chất vấn, khắc sâu kiếnthức và hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của nội dung vừa tìm hiểu (Giáoviên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy)

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy

- Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức của bài, thôngqua một sơ đồ tư duy do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc phần mềmminmap), hoặc sơ đồ tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoànthiện

Trang 10

Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy dạy bài 7: Hình chiếu phối cảnh

2.3.2 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ.

Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầucủa giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh

để trả lời câu hỏi Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nộidung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi Giáo viên sẽ chấmđiểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh Cách làm này vô tình để nhiều họcsinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài Do đó, cầnphải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầuđặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu” Thay vì sử dụngcâu hỏi vấn đáp trong kiểm tra bài cũ và chỉ kiểm tra được 1 - 3 học sinh, tâm lýhọc sinh lúc nào cũng căng thẳng lo học thuộc lòng bài thầy cô đã cho ghi, thìvới việc ứng dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học giáo viên có thể kiểm trađược nhiều học sinh hơn, học sinh tích cực, tự tin hơn và đặc biệt không bị căngthẳng trong việc học bài cũ của môn học Cách làm này vừa tránh được việc họcvẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập Các sơ đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầuhọc sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của cácnhánh thông tin với từ khóa trung tâm

Ví dụ 1: Để kiểm tra bài cũ phần I: Sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong - Bài 20 SGK công nghệ 11.

Giáo viên yêu cầu 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2-3 em) lên bảng điền cácthông tin còn thiếu để hoàn thiện cây sơ đồ tư duy về lịch sử phát triển động cơ

đốt trong Thông qua trò chơi “ai nhanh hơn” để kích thích hứng thú học tập.

Sau khi hoàn thành giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm thuyết trình về sảnphẩm đồng thời trình bày về vấn đề ô nhiễm môi trường do các ngành sử dụngnguồn động lực động cơ đốt trong gây ra Điều này sẽ giúp học sinh bớt căng

Trang 11

thẳng khi kiểm tra bài cũ, tránh được tình trạng học vẹt, máy móc thụ động,khắc sâu được nội dung kiến thức sâu hơn, giáo viên có thể kiểm tra bài cũ mộtlần được nhiều đối tượng học sinh tham gia.

Các nhóm học sinh hoàn thành nội dung kiểm tra bài cũ qua sơ đồ tư duy

Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh sau khi đã hoàn thành

Trang 12

Sơ đồ tư duy GV đã chuẩn bị được vẽ qua phần mềm mindmap

Ví dụ 2: Để kiểm tra bài cũ phần II: Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kì - Bài

21 SGK công nghệ 11

GV gọi hai nhóm học sinh đồng thời lên kiểm tra hoàn thành sơ đồ tư duy

về nguyên lý làm việc của động cơ 4 kì, mỗi nhóm gồm 3 học sinh

Nội dung: - Nhóm 1: Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kì

- Nhóm 2: Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì

Sau khi hoàn thành sơ đồ yêu cầu nhóm cử đại diện trình bày nội dung vừahoàn thành và trình bày vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành động cơ đốt tronggây ra? Biện pháp khắc phục? [6] xem (phụ lục 2)

Học sinh thảo luận hoàn thành chuỗi sơ đồ tư duy giáo viên yêu cầu

2.3.3 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào tìm hiểu từng nội dung kiến thức của bài học.

Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày Giáo viênthay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì việc sử dụng sơ đồ

tư duy để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực

quan, khoa học Khi đó giáo viên cũng cần phải nghiên cứu làm thế nào để tạo

được sự uyển chuyển về nhận thức thông qua đó tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốnvới người học để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục những kiến thức mới vàmột trong các biện pháp đem lại hiệu quả tích cực đó là kết hợp sử dụng cácphương pháp kỹ thuật dạy học tích cực (kỹ thuật sơ đồ tư duy trong đề tài đang

đề cập) cùng với các kiến thức liên môn, thông qua các trò chơi truyền hình, dẫn

học sinh vào tìm hiểu phần kiến thức mới Qua đó giáo viên giúp học sinh khắc

sâu kiến thức mới của bài học, rèn luyện được tác phong nhanh nhẹn, phối hợpnhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm; giáo dục ý thức tích cực và tinhthần hợp tác trong các hoạt động tập thể

Ví dụ 1: Để làm rõ nội dung kiến thức phần II “Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí” Bài 19 (Tự động hóa trong sản xuất

cơ khí – Công nghệ 11) giáo viên sử dụng “kỹ thuật sơ đồ tư duy” qua phần chơi “Ai nhanh hơn” trong chương trình “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”

để tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường dosản xuất cơ khí gây ra, thông qua việc giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi để tìm

Trang 13

những hình ảnh tương ứng giáo viên cung cấp để dán vào cây sơ đồ tư duy đãđược hình thành sẵn về các tác nhân gây ô nhiễm, đối tượng ô nhiễm gây biếnđổi khí hậu và biện pháp khắc phục trong 4 phút Đội có sản phẩm nhanh nhất,chính xác và đẹp là đội thắng cuộc Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ tưduy vừa hoàn thành xong trong quá trình hoạt động nhóm rút ra các nguyênnhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vữngtrong sản xuất cơ khí [5]

Trang 14

Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh thông qua hoạt động nhóm

Các nhóm trình bày về vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí gây ra

- GV dẫn ý: Các em vừa được tìm hiểu về ô nhiễm môi trường do sản xuất cơkhí gây ra và đưa ra được một số biện pháp khắc phục để đảm bảo sự phát triểnbền vững trong sản xuất cơ khí qua sơ đồ tư duy Để từ đó chúng ta nhận thấyđược ô nhiễm môi trường nói chung hay ô nhiễm môi trường lao động nói riêngđang là vấn đề thời sự cấp bách gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu Giáo viêncung cấp thông tin về hiện tượng biến đổi khí hậu và cung cấp cho học sinh biết

một số kỹ năng phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai qua kỹ thuật sơ đồ tư duy,

giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học [2]

Một số kỹ năng phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai qua kỹ thuật sơ đồ tư duy

Ví dụ 2: Để tìm hiểu “Cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” - Bài 23 SGK

công nghệ 11

GV chia lớp làm hai nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu cấu tạocủa các nhóm chi tiết: Pit-tông; Thanh truyền; Trục khuỷu thông qua việc sửdụng sơ đồ tư duy, kết hợp với tranh ảnh và vật thật chuẩn bị sẵn để trình bàyvào sơ đồ tư duy Sau khi các nhóm hoàn thành sản phẩm, các nhóm cử đại diệntrình bày về nội dung đã được giao Các nhóm nhận xét, GV nhận xét kết luận

Trang 15

GV nêu vấn đề để các nhóm thảo luận hoàn thành sản phẩm trên giấy A0

Sơ đồ tư duy giáo viên chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo

Hoặc giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận trình bày sản phẩm trựctiếp trên bảng bằng sơ đồ tư duy (phụ lục 3)

Ví dụ 3: Để tìm hiểu nội dung phần “II: Hệ thống làm mát bằng nước” Bài

26 SGK công nghệ 11 Giáo viên cũng áp dụng hình thức như ví dụ trên Sảnphẩm và kết quả thu được xem (phụ lục 4)

Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh thảo luận hoàn thành sản phẩm

2.3.4 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học.

Giáo viên củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thíchhợp là yêu cầu học sinh, các nhóm HS tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ýmuốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý, có thể sơ đồ thiếu nội dung kiếnthức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học như vừa tiếp thu trong bàihọc Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài đểmột lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 1 “Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật” – SGK công

Trang 16

Sau khi kết thúc nội dung của bài học, giáo viên có thể ứng dụng trò chơitrong một số chương trình truyền hình cùng với sử dụng các phương pháp, kỹthuật dạy học tích cực “ kỹ thuật sơ đồ tư duy” đề tài đang đề cập để củng cốkiến thức đã truyền thụ [1] Với phương pháp này, tiết học vừa hấp dẫn, hiệuquả học tập vừa cao, học sinh hào hứng và bị cuốn hút trong quá trình tiếp nhậnkiến thức Tiết học kết thúc nhẹ nhàng, các em hào hứng chờ đợi được chinhphục kiến thức mới ở những tiết học tiếp theo hoặc khi học sinh đã tự thiết kếcho mình một cây sơ đồ tư duy xong thì giáo viên có thể so sánh, đối chiếu,nhận xét đánh giá bài của học sinh với sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bịsẵn Lưu ý chỉ đánh giá, nhận xét về kiến thức được thể hiện ở bản đồ chứ khôngtập trung đánh giá, nhận xét về màu sắc, hình vẽ.

Sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật

Ngày đăng: 21/11/2019, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w