Bảng câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên chính thức được sử dụng dài 02 trang, được chia làm 2 phần: Phần 1, đo lường thỏa mãn đối với công việc và dự định nghỉ việc của giảng viên thông qua 29 mục hỏi (biến) trong 7 yếu tố thỏa mãn đối với công việc gồm: lương (3 mục), đào tạo và cơ hội thăng tiến (3 mục), quan hệ với lãnh đạo (5 mục), mối quan hệ với đồng nghiệp (3 mục), tính chất công việc (4 mục), điều kiện làm việc (4 mục), quan hệ với sinh viên (3 mục) và một yếu tố dự định nghỉ việc (4 mục). phần 2, mô tả các thuộc tính thuộc về nhân khẩu học, trong từng thuộc tính tác giả căn cứ trên nguyên tắc phân tổ thống kê, đảm bảo phục vụ cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu và phù hợp với dữ liệu thực tế. Thông tin về đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa với thang đo phù hợp như sau: biến số giới tính với 2 thuộc tính (nam, nữ), biến số trình độ học vấn gồm 2 thuộc tính (đại học, sau đại học), biến đơn vị công tác dựa trên cơ cấu các đơn vị khoa, tổ trong nhà trường gồm: khoa khoa học cơ bản, khoa điện – điện tử, khoa cơ khí, khoa kinh tế, tổ Mác – Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng sử dụng thang đo Likert 5 bậc từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý với phát biểu
(1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không. đồng ý,
(3) Trung dung (4) Đồng ý,
(5): Hoàn toàn đồng ý
Ngoài ra các yếu tố về đặc điểm cá nhân sử dụng một số thang đo định danh như: giới tính, trình độ học vấn, và vị trí công tác.
Thang đo lường ảnh hưởng mức độ thỏa mãn công việc của giảng viên được thành lập cụ thể như sau:
Thang đo lương
Thang đo lương được thành lập dựa trên cuộc khảo sát của Lester năm 1982, và Trần Kim Dung (2005). Thang đo này được đo bằng ba biến quan sát gồm lương tương xứng với kết quả làm việc, lương phù hợp với năng lực, lương có đảm bảo cuộc sống của giảng viên hay không. Thang đo lương được trình bày cụ thể trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Thang đo lương
KH Mục hỏi Nguồn
A11 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc của anh/
chị tại trường Lester (1982)
A12 Thu nhập từ việc giảng dạy ở trường phù hợp với năng lực của anh/chị
Trần Kim Dung (2005)
A13 Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ
việc giảng dạy ở trường Lester (1982)
Thang đo đào tạo và cơ hội thăng tiến
Thang đo đào tạo và cơ hội thăng tiến được thành lập từ thang đo của JDI của Smith, Kendall, Hulin (1969) và phỏng vấn nhóm. Nội dung của thang đo đề cập đến cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến và điều kiện được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Thang đo này được trình bày cụ thể trong bảng 3.2 .
Bảng 3.2: Thang đo đào tạo và cơ hội thăng tiến
KH Mục hỏi Nguồn
A21 Anh/chị được nhà trường đào tạo các nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình.
Smith, Kendall và Hulin (1969), PVN
A22 Trường luôn tạo điều kiện để anh/chị được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.
Smith, Kendall và Hulin (1969)
A23 Anh chị có cơ hội thăng tiến Smith, Kendall và Hulin (1969),
Quan hệ với cấp trên
Thang quan hệ với cấp trên được thành lập từ thang đo của JDI của Smith, Kendall, Hulin (1969) và Lester (1982). Nội dung của thang đo đề cập đến đến cách mà lãnh đạo nhà trường đối xử với giảng viên như sự công bằng, sẵn lòng chia sẻ khó khăn, cũng như khuyến khích sự sáng tạo, trao quyền cho giảng viên. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thang đo quan hệ với cấp trên
KH Mục hỏi Nguồn
A31 Anh/chị không gặp khó khăn trong việc giao tiếp với lãnh đạo trường
Smith, Kendall và Hulin (1969),
A32 Lãnh đạo trường khuyến khích các giảng viên sáng
tạo, áp dụng phương pháp dạy học mới. Lester (1982)
A33 Anh/chị được quyền quyết định phương pháp giảng
dạy của mình Lester (1982)
A34 Lãnh đạo trường hiểu các khó khăn mà giảng viên
gặp phải trong công việc Lester (1982)
A35 Lãnh đạo trường đối xử công bằng với các giảng viên Smith, Kendall và Hulin (1969)
Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp
Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp được thành lập dựa trên thang đo JDI của Smith, Kendall và Hulin (1969), Lester (1982). Nội dung của thang đo liên quan đến sự hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp
KH Mục hỏi Nguồn
A41 Đồng nghiệp của anh/chị luôn hỗ trợ cho lời khuyên khi cần thiết
Smith, Kendall và Hulin (1969)
A42 Đồng nghiệp của anh/chị là người thân thiện, dễ gần, dễ hòa đồng
Smith, Kendall và Hulin (1969)
A43 Đồng nghiệp của anh/chị luôn chia sẻ chuyên môn,
Thang đo tính chất công việc
Thang đo tính chất công việc được thành lập từ nghiên cứu của laser (1982) và phỏng vấn nhóm. Nội dung của thang đo đề cập đến nội dung công việc mà giảng viên được phân công giảng dạy, tính sáng tạo, thú vị, và tính thách thức đối với công việc. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Thang đo tính chất công việc
KH Mục hỏi Nguồn
A51 Anh/chị được phân công dạy những môn học phù
hợp với chuyên môn được đào tạo PVN
A52 Dạy học là công việc có nhiều thách thức Lester (1982) A53 Dạy học làm anh chị sáng tạo hơn Lester (1982) A54 Dạy học là công việc rất thú vị Lester (1982)
Thang đo điều kiện làm việc
Thang đo điều kiện làm việc được thành lập từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) và phỏng vấn nhóm. Nội dung của thang đo đề cập đến thời gian làm việc của giảng viên, sự đáp ứng về thiết bị máy móc, cơ sở vật chất phục vụ cho công việc giảng dạy của giảng viên. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Thang đo điều kiện làm việc
KH Mục hỏi Nguồn
A61 Cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ và hiện đại (phòng học, thư viện, …)
Trần Kim Dung (2005)
A62 Thời gian làm việc hiện tại của anh/chị là phù hợp Trần Kim Dung (2005)
A63 Anh/chị không phải dạy thêm giờ quá nhiều Trần Kim Dung (2005)
A64 Anh/chị được cung cấp đầy đủ thiết bị, máy móc
Thang đo quan hệ với sinh viên
Thang đo mối quan hệ với sinh viên được thành lập dựa trên thảo luận nhóm. Thang đo gồm ba biến quan sát, nội dung nhấn mạnh đến sự cảm nhận của giảng viên khi tiếp xúc với sinh viên như sự tôn trọng, niềm vui cũng như thái độ của sinh viên trong lớp học. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Thang đo quan hệ với sinh viên
KH Mục hỏi Nguồn
A71 Anh/chị có cảm thấy vui trong quan hệ giao tiếp với
sinh viên PVN
A72 Anh/chị được sinh viên tôn trọng PVN
A73 Sinh viên quan tâm tới những gì anh/chị dạy PVN
Thang đo dự định nghỉ việc
Thang đo dự định nghỉ việc được thành lập từ nghiên cứu của Cao Nguyễn Hào Thi, Võ Quốc Hưng (2010) và thảo luận nhóm. Thang đo này được trình bày cụ thể trong bảng 3.8 như sau:
Bảng 3.8: Thang đo dự định nghỉ việc
KH Mục hỏi Nguồn
A81 Anh/chị đang tìm việc làm khác bên ngoài tổ chức PVN
A82 Anh/chị đã có suy nghĩ sẽ rời bỏ công việc hiện tại Võ Quốc Hưng, Cao Hào Thi (2010)
A83 Anh/chị không có dự định gắn bó với trường lâu dài PVN
A84 Anh/chị sẽ nghỉ việc ở trường khi kiếm được việc