Nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm về nghỉ việc, dự định nghỉ việc, mối quan hệ giữa dự định nghỉ việc; khái niệm về sự thỏa mãn trong công việc, các mô hình và nghiên cứu đo lường thỏa mãn đối với công việc; mối quan hệ giữa thỏa mãn đối với công việc và dự định nghỉ việc.
Trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn đối với công việc, dự định nghỉ việc, các nghiên cứu trước đây và nghiên cứu định tính của tác giả, tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên trường CĐ Cộng Đồng BRVT. Mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố: tiền lương, đào tạo và cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp, tính chất công việc, điều kiện làm việc và quan hệ với sinh viên. Từ 7 yếu tố này đưa ra các giả thuyết cho mô hình.
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành qua hai bước:
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn khám phá, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, thảo luận với nhân viên để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ về ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên tại trường CĐ Cộng Đồng BRVT.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến dự định nghỉ
việc của giảng viên. Khảo sát được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp 107 giảng viên tại trường CĐ Cộng Đồng thông qua bảng câu hỏi gồm 29 mục hỏi. Trong từng mục hỏi, thang đo Likert 5 mức độ từ (1) rất không đồng ý đến (5) rất đồng ý được sử dụng. Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần khái niệm. Kiểm định mô hình lý thuyết. Phân tích hồi quy. Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn của người lao động ở công ty Phân tích phương sai ANOVA, Independent Sample T-test để kiểm định giả thiết có hay không sự khác nhau về sự ảnh hưởng của dự thỏa mãn trong công việc của giảng viên tại trường CĐ Cộng Đông theo các đặc điểm nhân khẩu học
Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, có 117 giảng viên trả lời hợp lệ chiếm 95.90 % trên tổng số giảng viên nhà trường. Các giảng viên có trình độ học vấn sau đại học hiếm tỷ lệ 35,0%, giảng viên có trình độ đại học chiếm 65,0%. Các giảng viên nam chiếm 43,6%, giảng viên nữ chiếm 56,4%.
Về hệ thống thang đo, bằng hệ số Cronbach Alpha, các thang đo đều đạt được giá trị và độ tin cậy cao, trừ biến A34 thuộc thành phần quan hệ với lãnh đạo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: Ban đầu gồm 7 nhân tố với 24 biến quan sát. Sau khi phân tích rút trích còn 5 nhân tố với 18 biến quan sát.
Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình đã điều chỉnh: Phânt tích hồi quy cho thấy yếu tố lương và tính chất công việc có ảnh hưởng ngược chiều nhiều đến dự định nghỉ việc của giảng viên. Yếu tố lãnh đạo, đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc không ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của giảng viên nên bị loại ra khỏi mô hình. Mô hình còn lại 2 yếu tố thỏa mãn đối với công việc ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của giảng viên là lương và tính chất công việc.
Về so sánh mức độ dự định nghỉ việc giữa các giảng viên theo các đặc điểm nhân khẩu học, dựa trên kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA), phép kiểm định Independent Sample T-test cho thấy với độ tin cậy 95% có sự khác nhau về dự định nghỉ việc giữa các giảng viên nam và nữ, giữa những
giảng viên có trình độ học vấn khác nhau, không có sự khác nhau về dự định nghỉ việc của các giảng viên đang công tác tại những đơn vị khác nhau.
Thống kê mô tả cho thấy các giảng viên có mức độ thỏa mãn trong công việc tương đối cao, và dự định nghỉ việc tương đối thấp.