SKKN Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần văn học sử ở lớp 12 THPT HOÀNG LÊ KHÁ

16 1.5K 3
SKKN Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần văn học sử ở lớp 12 THPT HOÀNG LÊ KHÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC SỬ Ở LỚP 12” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn học Ngữ văn trong nhà trường THPT. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 20 tháng 9 năm 2012 đến ngày 15 tháng 4 năm 2013. 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Thủy Năm sinh: 1975 Nơi thường trú: Đông Sơn – Bỉm Sơn – Thanh Hóa. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm môn Ngữ Văn. Chức vụ công tác: Tổ phó tổ Ngữ Văn. Nơi làm việc: TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA–HÀ TRUNG–THANH HÓA. Đ/C liên hệ: TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA–HÀ TRUNG–THANH HÓA. Điện thoại: 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA–HÀ TRUNG–THANH HÓA. Địa chỉ: TIỀU KHU 3- TT HÀ TRUNG- THANH HÓA Điện thoại: 1 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC SỬ Ở LỚP 12 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngữ văn là một bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, là bộ môn thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ, là bộ môn có tính chất công cụ. Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn có ghi: “Môn Ngữ văn là một môn học công cụ. Năng lực sử dụng Tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhật thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn, tình cảm thẩm mĩ”. Có thể nói đây là một môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Môn Văn có mối quan hệ với rất nhiều môn học khác trong nhà trường phổ thông. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác, tới sự phát triển của xã hội: “Tính nhân văn trong dạy văn ở nhà trường sút kém thì xã hội cũng sút kém theo”- Lời một chính khách Nga. Vì vậy trong môn Văn khó nhất là việc đổi mới phương pháp, dạy học. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Văn, để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ở năm học này tôi mạnh dạn đề xuất đề tài: “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần văn học sử ở lớp 12.” 2 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng đã nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục- đào tạo; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo; coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo kỹ năng thực hành”. Một đòi hỏi bức thiết mà báo cáo nêu ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học, theo hướng coi trọng việc dạy năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kỹ năng thực hành (…) nhằm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo tránh lối truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức (Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục- Phan Sĩ Anh). Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Như vậy, một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dạy học. Chương trình mới của môn Ngữ văn THPT được chính thức áp dụng từ năm học 2006-2007, thì đến năm học 2011-2012 Bộ giáo dục và đào tạo lại tiếp tục đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Một trong những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực hiện đại nhất được đưa vào chương trình đổi mới lần này là sơ đồ tư duy- đây là kĩ thuật dạy học mới đang được rất nhiều nước, nhiều môn học áp dụng để 3 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 phát huy khả năng tư duy của học sinh, tạo cho các em hứng thú khi học tập bộ môn, làm cho các em không còn tâm lý ngại học, đặc biệt là bộ môn Văn II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Thực trạng đáng lo ngại của việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là khoảng cách ngày càng rộng giữa văn hoá ngoài xã hội và văn học trong nhà trường, giữa nội dung giảng dạy và tâm lý học tập của học sinh ngày nay. Xã hội ngày càng biến động thì khoảng cách đó càng xa, nhiều khi học sinh không cảm nhận được hay cảm nhận một cách mơ hồ đã dẫn đến tình trạng vô thức trong văn hoá giáo dục đem đến những hậu quả nghiêm trọng khôn lường. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên thị trường thứ văn học vàng, văn học đen, văn học nhảm nhí, hay gọi chung là “văn học giả” lâu nay đã tác động đến thanh thiếu niên, đến học sinh. Việc nhà trường, giáo viên với những giờ giảng văn ít ỏi và hiệu lực thường rất hạn chế liệu có gieo được vào tâm trí các em bao nhiêu ấn tượng sâu sắc cần thiết để tạo cho học sinh chúng ta có được chút bản lĩnh, để tự mình ứng xử trước những cơn bão táp thông tin văn hoá nghệ thuật ngoài xã hội. Một thực trạng đáng báo động là tâm lý học tập của học sinh ngày càng diễn ra dữ dội, mãnh liệt và quyết liệt hơn. Họ sòng phẳng hơn, thẳng thắn hơn những thế hệ trước, ở thế hệ học sinh trước đây không dám bày tỏ thái độ không đồng tình với lời giảng của thầy. Học sinh ngày nay dám biểu thị thái độ ấy một cách thẳng thắn trực tiếp. Các nhà giáo dục cho rằng: “Học trò ngày nay không còn là chiếc bình chứa để thầy cô rót kiến thức vào nữa, các em là ngọn lửa mà việc dạy của thầy phải làm sao tiếp cho ngọn lửa bùng cháy lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một con đường” để các em đam mê học tất cả các môn học. Ngày nay, phu huynh và học sinh cho rằng chỉ cần học các môn khối A là đủ và xem nhẹ các bộ môn khoa học xã hội, mặc dù kiến thức của các môn học này là vô cùng quan trọng. Vì vậy đã dẫn đến tình trạng tâm lý chán học, ngại học, thờ ơ với bộ môn văn. Về phía giáo viên đa số thầy cô đều có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công tác chuyên môn, quan tâm đến việc học của học sinh. Nhưng trong qua 4 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 trình giảng dạy còn bộc lộ một số hạn chế về phương pháp, kĩ thuật dạy học, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao. Trong hoàn cảnh xã hội xuống cấp về nhiều mặt, điều kiện học tập chưa cao, nội dung giảng dạy còn nhiều chỗ bất cập, phương pháp trì trệ, đặc biệt là ảnh hưởng từ bên ngoài xã hội đã tác động tới nhà trường khá dữ dội, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Văn trong nhà trường càng sa sút. Trước hết, là sự giảm sút về chất lượng nhân văn, được biểu hiện ở thái độ thờ ơ, lạnh lùng của học sinh trước những đau buồn của con người trong cuộc đời, cũng như trong văn chương đã khiến cho nhiều người làm công tác giáo dục và giảng dạy không thể không quan tâm. Tiếp đến là cách dạy khuôn sáo đã đẻ ra những kiểu học văn, làm văn giả dối, thi cử, kiểm tra thì quay cóp. Có một số bộ phân học sinh sống ích kỷ với ngay cả người thân của mình nhưng khi làm văn thì huênh hoang sáo rỗng với biết bao ngôn từ hoa mĩ, giáo điều về đạo lý. Ngoài ra phải kể đến sự non yếu về năng lực cảm thụ văn, kĩ năng diễn đạt khi làm văn là điều mà người giáo viên dạy bộ môn Văn nào cũng nhận thấy qua bài viết của học sinh, ở nhiều năm nay sự phân cực càng mạnh chuyện ngồi nhầm lớp càng nhiều. Tình trạng bỏ học ngày càng tăng thì sự sút kém về kiến thức và kĩ năng hành văn của học sinh thời nay là điều không đáng ngạc nhiên. Muốn khôi phục được sự quan tâm của toàn xã hội, của các cấp, các nghành đối với các bộ môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Văn. Chúng ta không thể đưa ra những lời kêu gọi, những điều giáo huấn sáo rỗng mà phải tích cực đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học để khơi gợi lại hứng thú học văn ở học sinh, để đạt được chất lượng giáo dục toàn diện. III . CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Khái niệm: * Kĩ thuật dạy học : là những tác động, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. * Sơ đồ tư duy : là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh. Các ý 5 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích xử lý rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu. 2. Bản chất phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy: Bản chất của sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não, đồng thời là một phương tiện ghi chép sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “Sắp xếp” ý nghĩ. a. Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng: * Sự hình dung: sơ đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng. Đối với não bộ, sơ đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. * Sự liên tưởng, tưởng tượng: sơ đồ tư duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. Đặc biệt là khả năng khái quát và hệ thống hóa kiến thức. * Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, sơ đồ tư duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc sơ đồ tư duy dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, sơ đồ tư duy giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học. b. Sơ đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: Sơ đồ tư duy thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài. 6 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 3. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy phần văn học sử ở lớp 12 a. Dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới: giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới, rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi gợi ý, để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Qua đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Ví dụ: khi dạy bài Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau phần giới thiệu bài, giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy lên bảng gồm 4 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tùy thuộc vào nội dung, kiến thức của bài học. Để có thể hoàn thiện sơ đồ tư duy của bài học, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở để khai thác kiến thức: + Bố cục của văn bản: học sinh sẽ dựa vào văn bản để xác định các ý chính (tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật). + Tiếp tục hoàn thành các nhánh nhỏ của sơ đồ tư duy bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở, từ đó rút ra nội dung của bài học. 7 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 Sơ đồ minh họa: b. Dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần… Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học 8 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức bài học một cách dễ dàng nhanh chóng. Ví dụ 1: khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8- 1945 đến hết thế kỷ XX, học sinh có thể dễ dàng tổng hợp kiến thức về một thời kì văn học bằng sơ đồ tư duy. Đặc trưng của bài học này là khái quát kiến thức, vì vậy sơ đồ tư duy sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quát hơn về văn học từ CM Tháng 8/1945 đến hết thế kỷ XX. Với kiểu bài này giáo viên nên tạo ra các nhóm học tập thực hiện việc vẽ sơ đồ tư duy cho từng giai đoạn văn học, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung. Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức. Sơ đồ minh họa: 9 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013 Ví dụ 2: Khi học xong bài Việt Bắc- phần tác giả, giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em, sau khi các nhóm vẽ xong, cho đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp để các học sinh khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Cuối cùng giáo viên kết luận chung. Việc làm đó đã giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên nhưng rất hiệu quả đồng thời kích thích quá trình hoạt động tập thể và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sơ đồ minh họa: 10 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha [...]... việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học Tôi đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức Học sinh hiểu bài hứng thú học tập hơn đối với bộ môn và đem lại kết quả cao hơn Phần lớn các em học sinh đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để tự học, tự tổng hợp kiến thức môn học - Kết quả cụ thể của môn Ngữ văn khối 12 năm học 2 012- 2013: + Học. .. nghiệm Năm học 2 012- 2013 4 Dùng sơ đồ tư duy để hỗ trợ phát triển tư duy cho học sinh: Học sinh tự có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà Tìm hiểu trước bài mới, củng cố ôn tập kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy để tư duy một vấn đề mới Qua đó mà phát triển khả năng tư duy của chính bản thân, nhằm khắc sâu thêm kiến thức 5 Một số biện pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi... Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2 012- 2013 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC SỬ Ở LỚP 12 Họ và tên: Trần Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Hoàng Lệ Kha SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2013 16 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha... sự nghịch lí như vậy? Vì phần lớn những học sinh này khi đọc sách hay nghe thầy cô giảng bài trên lớp đã không biết cách ghi chép để lưu giữ thông tin, kiến thức trong tâm trí của mình Việc sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp học sinh có phương pháp học, tăng tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và phát triển tư duy của học sinh + Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực:... không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ đã khiến cho con người cảm thấy nhàm chán Vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của não bộ + Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát huy tính sáng tạo: Trong sơ đồ tư duy, học sinh... phương pháp dạy, giúp học sinh học tập tích cực điều đó đã góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay Sau một thời gian ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng ở trường THPT, tôi thấy bước đầu đã có những kết quả rất khả quan Bản thân là một giáo viên trực tiếp ứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi... trình giảng dạy bộ môn Văn việc vận dung sơ đồ tư duy sẽ hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách khoa học, đặc biệt là việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác như kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật “KWL”… Sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Trong phạm... ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THPT: + Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thực tế cho thấy một số học sinh rất chăm học nhưng kết quả học tập vẫn thấp, các em thường học bài nào biết bài nấy, thậm chí vừa học xong đã quên ngay, không biết tích hợp kiến... biểu đồ Vì thế cả lớp có chung một cách trình bày giống như cách giáo viên đã dạy chứ không phải do học sinh tự hiểu và xây dựng theo cách của mình, hơn nữa các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc, đường nét Vậy việc sử dụng phương pháp dạy học khoa học phù hợp của giáo viên sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh Cố thủ tư ng Phạm Văn Đồng... phát triển các ý tư ng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hay tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn Từ đó cùng với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy đồng thời tạo cho học sinh phát huy tính sáng tạo của bản thân 11 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2 012- 2013 IV KẾT QUẢ Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp giáo . Thị Thủy Trường : THPT Hoàng Lệ Kha Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2 012- 2013 3. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy phần văn học sử ở lớp 12 a. Dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới: giáo viên. Năm học 2 012- 2013 THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC SỬ Ở LỚP 12 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn học Ngữ văn trong nhà trường THPT. 3 ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ở năm học này tôi mạnh dạn đề xuất đề tài: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần văn học sử ở lớp 12. ” 2 GV: Trần Thị Thủy Trường : THPT

Ngày đăng: 05/05/2015, 08:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan