1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang

89 520 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 494,72 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG Ngành : Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Nguyên Thái Nguyên - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau Đại Học và Khoa Học Cây Trồng của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người dạy dỗ, trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Dương Thị Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình hình thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng nông nghiệp, phòng thống kê, phòng tài nguyên và môi trường, chính quyền và nhân dân xã Đồng Tâm, xã An Thượng và xã Phồn xương huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, cùng bạn bè, gia đình, những người thân đã luôn bên tôi cổ vũ, động viên tiếp thêm cho tôi nghị lực để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tác giả iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2 2.1. Mục tiêu của đề tài 2 2.2. Yêu cầu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 3 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 3 1.1.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới . 6 1.1.3. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc 9 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam 11 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 11 1.2.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam 13 1.2.3. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống lạc ở Việt Nam 15 1.3. Tình hình sản xuất lạc tại Bắc Giang 23 1.4. Tình hình sản xuất lạc tại Yên Thế 23 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.2. Nội dung nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4. Quy trình kỹ thuật 28 2.4.1. Thời vụ 28 2.4.2. Làm đất lên luống 28 2.4.3. Bón phân 28 2.4.4. Làm cỏ, vun gốc, chăm sóc 29 2.4.5. Phòng trừ sâu bệnh 29 iv 2.4.6. Tưới và tiêu nước 29 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 30 2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây 30 2.5.2. Đánh giá mức độ sâu hại 30 2.5.3. Đánh giá mức độ bệnh hại 31 2.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 32 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc ở vụ Thu Đông năm 2013 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 34 3.1.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc 34 3.1.2. Khả năng phân cành của các giống lạc ở thời điểm thu hoạch 37 3.1.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc 38 3.1.4. Mức độ nhiễm một số loại sâu, bệnh hại chính của các giống lạc thí nghiệm 39 3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm 42 3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc ở vụ Xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 56 3.2.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc 46 3.2.2. Khả năng phân cành của các giống lạc ở thời điểm thu hoạch. 48 3.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc 49 3.2.4. Mức độ nhiễm một số loại sâu, bệnh hại chính của các giống lạc 50 3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm 52 3.3. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lạc L14 ở vụ Xuân 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 56 3.3.1. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lạc L14 ở vụ Xuân 2014 56 3.3.2. Đánh giá của người dân đối với giống tham gia xây dựng mô hình sản xuất trong vụ Xuân 2014 56 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60 4.1. Kết luận 60 4.2. Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 I. Tài liệu tiếng Việt 61 II. Tài liệu tiếng Anh 63 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT đ/c CT P NSTT NSLT NSCT BNNPTNT QCVN TGST ICRISAT KHKT FAO NN&PTNT NSTB : Đối chứng : Công thức : Khối lượng : Năng suất thực thu : Năng suất lý thuyết : Năng suất cá thể : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn : Quy chuẩn Việt Nam : Thời gian sinh trưởng : Viện nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn : Khoa học kỹ thuật : Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới : Nông nghiệp và phát triển nông thôn : Năng suất trung bình vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới 4 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2012.13 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh giai đoạn 2006 - 2013 20 Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng lạc các huyện từ năm 2010 đến 2013 ở tỉnh Bắc Giang 22 Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Yên Thế qua các năm (2006 - 2013) 24 Bảng 3.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm ở vụ thu đông 35 Bảng 3.2. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm ở thời điểm thu hoạch vụ thu đông 2013 37 Bảng 3.3. Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu của các giống lạc thí nghiệm 38 Bảng 3.4. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của các giống lạc thí nghiệm ở vụ thu đông năm 2013 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 40 Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc thí nghiệm ở vụ thu đông 2013 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 43 Bảng 3.6. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014 46 Bảng 3.7. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm ở thời điểm thu hoạch tại vụ xuân 2014 48 Bảng 3.8. Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014 49 Bảng 3.9. Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 51 Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 53 Bảng 3.11. Kết quả xây dựng mô hình trồng giống lạc L14 vụ Xuân 2014 58 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogacea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao đồng thời là cây cải tạo đất tốt. Chính vì vậy mà nhu cầu sản xuất lạc trên thế giới ngày càng tăng. Hiện nay cây lạc đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp. Do vậy, việc phát triển và mở rộng sản xuất các giống lạc có năng suất cao để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất là một trong những chủ trương, định hướng của cả nước nói chung và của Bắc Giang nói riêng. Yên Thế là một huyện miền núi, có điều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi với sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích lạc gieo trồng hàng năm của huyện ổn định khoảng 1.200ha - 1.300ha, năng suất bình quân đạt 22,1 tạ/ha. Mặc dù trong những năm qua bằng các phương pháp khác nhau trên địa bàn huyện cũng đã du nhập một số giống lạc mới về để phục vụ sản xuất nhưng với diện tích không lớn và không mở rộng thành sản xuất hàng hóa. Nguyên nhân hạn chế tiềm năng năng suất cũng như mở rộng diện tích sản xuất cây lạc ở Yên Thế là bộ giống lạc sử dụng cho sản xuất vẫn là các giống lạc cũ, thoái hóa, do nông dân tự để, chưa tìm được bộ giống cho năng suất cao, chất lượng tốt và biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất là chưa hợp lý. Để phát triển sản xuất lạc tại Yên Thế theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo thì việc xác định được bộ giống lạc cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương để đưa vào sản xuất đại trà là rất cần thiết. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” 2 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài - Xác định giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương để đưa vào sản xuất đại trà. 2.2. Yêu cầu của đề tài - Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển các giống. - Theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh. - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của 6 giống lạc: L14, L23, MD7, TB25, TK10, Đỏ Bắc Giang (đối chứng) trên vùng đất huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành trong điều kiện vụ Thu Đông 2013 và vụ Xuân 2014 trên vùng đất huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Xác định các giống lạc có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao sẽ khắc phục được tình trạng suy giảm năng suất do diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Qua đó, các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật có cơ sở khoa học vững chắc để nghiên cứu định hướng, quy hoạch phát triển và chỉ đạo sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh. - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để chọn được giống phù hợp với điều kiện địa phương cho năng suất cao để đưa vào sản xuất đại trà. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Chọn được giống lạc có khả năng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc giang. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn quĩ đất, tạo sản phẩm phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa của huyện Yên Thế tỉnh Bắc giang. . - Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng lạc tại địa phương. [...]... gian nghiên cứu - Địa điểm: Các thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu Đông năm 2013 27 và vụ Xuân năm 2014 tại Xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014 2.2 Nội dung nghiên cứu - Khảo nghiệm một số giống lạc tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang + Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển chính của các giống lạc thí nghiệm + Nghiên. .. Giang chưa được nhiều và giống vẫn là yếu tố quan trọng hạn chế sản xuất lạc của tỉnh Đây chính là lý do tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện Yên Thế tại tỉnh Bắc Giang 1.3 Tình hình sản xuất lạc tại Bắc Giang Bắc Giang là một tỉnh Trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi có lịch sử trồng lạc từ lâu Là tỉnh có điều kiện khí hậu,... nghiệm + Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lạc thí nghiệm + Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc thí nghiệm - Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc có triển vọng tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 2.3 Phương pháp nghiên cứu * Công thức thí nghiệm - Thí nghiệm gồm 6 công thức, mỗi công thức tương ứng với 01 giống + Công thức 1: Lạc Đỏ Bắc Giang (đối chứng)... huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, 1.4 Tình hình sản xuất lạc tại Yên Thế Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có địa hình đồi núi thấp, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của một số cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có cây lạc Hàng năm toàn huyện gieo trồng từ 1.100 -1.200 ha, đã hình thành các vùng trồng lạc. .. (1.509 ha) Yên Thế là một huyện có diện tích trồng lạc khá lớn của tỉnh Bắc Giang, năm 2013 diện tích trồng lạc của huyện là 1.297 ha Nhìn chung diện tích lạc tại huyện Yên Thế tương đối ổn định qua các năm Theo xu hướng trồng lạc của toàn tỉnh, diện tích trồng lạc của huyện tăng dần từ năm 2006 đến năm 2008 Sau đó, năm 2008 - 2011 diện tích lạc có xu hướng giảm dần Năm 2011, diện tích lạc của huyện đạt... được giống mới có năng suất, chất lượng, phù hợp với địa phương và việc áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất và thâm canh lạc còn hạn chế nên chưa được người dân thực sự quan tâm Đây cũng là lý do để chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại huyện Yên Thế Mong muốn tìm ra được các giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của. .. nghiên cứu của Vũ Văn Liết và cộng sự (2010) [20] tại Sơn Động Bắc Giang; giống L14 có khả năng thích ứng và phát triển tốt nhất trong điều kiện canh tác nhờ nước trời tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Giống 14 có thời gian sinh trưởng ngắn 115 ngày, năng suất cao hơn giống địa phương 21 tạ/ha phù hợp và có khả năng trồng thay thế cây lúa xuân trong cơ cấu lạc xuân - lúa mùa - vụ đông Cũng theo đó khi... tích lạc năm 2013 là 11.662 ha, so với năm 2010 tăng 137 ha Các huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất tỉnh là: Huyện Tân Yên đứng thứ nhất về diện tích trồng lạc, đứng thứ 2 là huyện Hiệp Hòa, đứng thứ 3 là huyện Lục Nam và đứng thứ 4 là huyện Yên Thế 22 Bảng 1.4 Diện tích và sản lượng lạc các huyện từ năm 2010 đến 2013 ở tỉnh Bắc Giang Địa điểm Chỉ tiêu 2010 2011 Diện tích (ha) 84 147 TP Bắc Năng. .. trồng lạc hàng năm của huyện, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần vào việc phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa của địa phương 26 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu + Giống L14 : Nguồn gốc: do Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ - Viện KHNN chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội Trung Quốc, đã được Bộ NN và PTNN công nhận giống. .. Nguồn gốc: là giống lạc được các nhà khoa học viện Bảo vệ thực vật chọn tạo ra từ tập đoàn giống lạc mang nguồn gen kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất cao + Giống Lạc Đỏ Bắc Giang (là giống đối chứng): Nguồn gốc: Là giống lạc địa phương có nguồn gốc ở Hà Bắc (nay tách ra thành Bắc Giang và Bắc Ninh) Được gieo trồng phổ biến ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ 2.1.2 Địa . trưởng phát triển của một số giống lạc ở vụ Xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 56 3.2.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc 46 3.2.2. Khả năng. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc ở vụ Thu Đông năm 2013 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 34 3.1.1. Khả năng mọc mầm. đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 2 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề

Ngày đăng: 14/02/2015, 18:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Biên, Nguyễn Đăng Khoa (1991). Sản xuất và nghiên cứu cây lạc ở miền Nam trong những năm gần đây. Tiến bộ kỹ thuật trồng lạc, NXB. Nông nghiệp Hà Nội, tr. 132 - 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất và nghiên cứu cây lạc ở miền Nam trong những năm gần đây
Tác giả: Phạm Văn Biên, Nguyễn Đăng Khoa
Nhà XB: NXB. Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1991
2. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Bùi Xuân Sửu
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
4. Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Thắng, Phan Quốc Gia, Nguyễn Xuân Thu (2002) “ Kết quả nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông ở các tỉnh phía Bắc”, Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2001 - 2002, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 101 -114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông ở các tỉnh phía Bắc”, "Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2001 - 2002
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
5. Nguyễn Thế Côn (1996). Giáo trình cây công nghiệp, tr 75. Bộ giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thế Côn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1996
6. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Vũ Thị Đào, Phạm Văn Toản, Trần Đình Long (2000), Kĩ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, XBNN, Hà Nội, tr. 1-9, 12-22, 49-60, 118-150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Vũ Thị Đào, Phạm Văn Toản, Trần Đình Long
Năm: 2000
7. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên và cộng sự (1991), “Sử dụng phân bón hợp lý cho lạc trên một số loại đất nhẹ”, Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà 8Nội, tr. 81-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phân bón hợp lý cho lạc trên một số loại đất nhẹ”, "Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt nam
Tác giả: Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1991
8. Đỗ Thị Dung, Ngô Thế Dân, Trương Đích (1994), “Phân tích ảnh hưởng của lượng mưa đến sản xuất lạc ở Hà Nội và Tây Ninh”, Kết quả nghiên cứu khoa học, 4, NXBNN, Hà Nội, tr. 54-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ảnh hưởng của lượng mưa đến sản xuất lạc ở Hà Nội và Tây Ninh”, "Kết quả nghiên cứu khoa học
Tác giả: Đỗ Thị Dung, Ngô Thế Dân, Trương Đích
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1994
10. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, Vũ Đình Chính (1996), “Kết quả nghiên cứu giống lạc B5000”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu giống lạc B5000”, "Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Tác giả: Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, Vũ Đình Chính
Năm: 1996
11. Ngô Ngọc Đăng (1984). Hình thái học, cấu trúc, giải phẫu cây lạc (Nguyễn Danh Đông chủ biên), NXB. Nông nghiệp Hà Nội, tr 61, 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái học, cấu trúc, giải phẫu cây lạc
Tác giả: Ngô Ngọc Đăng
Nhà XB: NXB. Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1984
13. Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Đình Chính (2011). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội. Tạp chí khoa học và phát triển 2011: Tập 9, số 5: 697 - 704. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hải, Vũ Đình Chính
Năm: 2011
14. Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung (dịch) (1995), Cây lạc, NXBNN, HN, tr. 211-229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lạc
Tác giả: Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung (dịch)
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1995
15. Vũ Thị Hậu (1998), Nghiên cứu bệnh rỉ sắt (Puccinia arachidis speg) hại lạc và một số biện pháp phòng trừ ở miền bắc Việt Nam, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh rỉ sắt (Puccinia arachidis speg) hại lạc và một số biện pháp phòng trừ ở miền bắc Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Hậu
Năm: 1998
16. Bùi Huy Hiền (1995), “Vai trò của phân khoáng trong thâm canh tăng năng suất lạc xuân vùng Bắc Trung Bộ”, Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, VKHNNVN, Hà Nôi, tr. 124-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phân khoáng trong thâm canh tăng năng suất lạc xuân vùng Bắc Trung Bộ”, "Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Hiền
Năm: 1995
17. Nguyễn Xuân Hồng, Mechan V. K. (1995), “Bệnh lạc ở Việt Nam và một số đề xuất về chiến lược nghiên cứu, phòng trừ”, Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp 1994, NXBNN, Hà Nội, tr.123-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lạc ở Việt Nam và một số đề xuất về chiến lược nghiên cứu, phòng trừ”, "Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp 1994
Tác giả: Nguyễn Xuân Hồng, Mechan V. K
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1995
18. Nguyễn Thị Lan, Lê Đình Hải (2009). So sánh một số dòng, giống lạc và xác định lượng phân bón cho lạc xuân tại huyện Tân Yên tỉnh ắc Giang.Tạp chí khoa học và phát triển 2009: Tập 7, số 6: 717 - 722. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh một số dòng, giống lạc và xác định lượng phân bón cho lạc xuân tại huyện Tân Yên tỉnh ắc Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Lan, Lê Đình Hải
Năm: 2009
19. Trần Văn Lài (1991), “Yếu tố nông sinh học hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam và hướng khắc phục”, Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc đậu đỗ ở Việt Nam, NXBNN, Hà Nội, tr. 9-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố nông sinh học hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam và hướng khắc phục”, "Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc đậu đỗ ở Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Lài
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1991
20. Vũ Văn Liết, Nguyễn Mai Thơm, Ninh Thị Phíp, Lê Thị Minh Thảo (2010). Nghiên cứu tuyển chọn giống và vật liệu che phủ thích hợp cho lạc xuân tại xã Lệ Viễn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Tạp chí khoa học và phát triển 2010: Tập 8, số 1: 33 - 39. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tuyển chọn giống và vật liệu che phủ thích hợp cho lạc xuân tại xã Lệ Viễn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Vũ Văn Liết, Nguyễn Mai Thơm, Ninh Thị Phíp, Lê Thị Minh Thảo
Năm: 2010
22. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1998), “Cải thiện độ phì nhiêu thực tế đất chua vùng đồi núi”, Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, tr. 175-181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện độ phì nhiêu thực tế đất chua vùng đồi núi”, "Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên
Năm: 1998
23. Bùi Xuân Sửu (2006). Khảo sát một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội và tìm hiểu mối quan hệ giữa năng suất quả và một số chỉ tiêu nông sinh học. Báo cáo khoa học hội thảo KHCN quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, tr 163 - 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội và tìm hiểu mối quan hệ giữa năng suất quả và một số chỉ tiêu nông sinh học
Tác giả: Bùi Xuân Sửu
Năm: 2006
24. Bùi Xuân Sửu, Đinh Thái Hoàng, Vũ Đình Chính, Ninh Thị Phíp (2010). Đáng giá các đặc điểm nông sinh học của một số giống lạc địa phương làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới chống chịu tốt và chất lượng cao. Tạp chí khoa học và phát triển 2010: Tập 8, số 4: 630 - 637.Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đáng giá các đặc điểm nông sinh học của một số giống lạc địa phương làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới chống chịu tốt và chất lượng cao
Tác giả: Bùi Xuân Sửu, Đinh Thái Hoàng, Vũ Đình Chính, Ninh Thị Phíp
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w