ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN DUY HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG CÂ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN DUY HÙNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN DUY HÙNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Lưu Thị Xuyến
Thái Nguyên - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc
Vĩnh phúc, ngày 12 tháng 10 năm 2014
Người viết cam đoan
Nguyễn Duy Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc, Lãnh đạo và cán bộ Trại sản xuất giống cây trồng Mai Nham, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình Nhân dịp này Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1 TS Lưu Thị Xuyến: Khoa nông học Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình và
sâu sắc trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này
2 Ban giám hiệu nhà trường và Khoa sau Đại học Trường Nông Lâm Thái Nguyên
3 Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
4 Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc; Lãnh đạo và cán bộ Trại sản xuất giống cây trồng Mai Nham
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Duy Hùng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước 5 1.2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 12
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 25
2.2.2 Thời gian nghiên cứu: 25
2.3 Nội dung nghiên cứu 253
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
Trang 62.4.2 Quy trình kỹ thuật 27
2.4.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 28
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương mới trong vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 33
3.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 33
3.1.2 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 386
3.1.3 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm vụ xuân năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 39
3.1.4 Tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 43
3.1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 46
3.1.6 Năng suất các giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 48
3.2 Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống NAS-S1 trong vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 50
3.2.1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống khảo nghiệm trong vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 50
3.2.2 Đặc điểm hình thái và khả năng chống đổ của các giống khảo nghiệm trong vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 49
Trang 73.2.3 Tình hình sâu bệnh hại của các giống khảo nghiệm trong vụ Xuân năm
2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 49
3.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khảo nghiệm trong vụ Xuân năm 2014 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
1 Kết luận 54
2 Đề nghị 54
Trang 9Xuân và vụ Đông năm 2013 tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 34Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái và khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm 39Bảng 3.3 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 42Bảng 3.4 Tình hình sâu bệnh của các giống đậu tương thí nghiệm 44Bảng 3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tham gia thí
nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại TT Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 46
Bảng 3.6 Năng suất các giống đậu tương tham gia thí nghiệm tại Trung tâm
Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc 48Bảng 3.7 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống khảo nghiệm 48Bảng 3.8 Đặc điểm hình thái và khả năng chống đổ của các giống khảo nghiệm 49Bảng 3.9 Tình hình sâu bệnh của các giống đậu tương khảo nghiệm 49
Bảng 3.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
tương khảo nghiệm 52
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1 Năng suất thực thu vụ Xuân và vụ Đông của các giống tham gia thí
nghiệm 50
Trang 11Hiện nay giá trị lớn nhất mà con người quan tâm là cây đậu tương dùng cho công nghiệp ép dầu Theo thống kê trong tổng sản lượng dầu, chất béo trên thế giới, dầu đậu tương chiếm khoảng 30-35% Trong hạt đậu tương không chỉ có hàm lượng cao về prôtêin mà nó còn chứa đầy đủ và cân đối các loại axit amin, đặc biệt là axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin, Triptophan có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người và gia súc Ngoài
ra trong hạt đậu tương còn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, C, E, K, đặc biệt là vitamin B1 và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [15]
Đặc biệt đậu tương đen có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh như đái tháo đường, thấp khớp, suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng (Ngô Thế Dân
Trang 12Đậu tương đã được trồng ở nước ta từ rất lâu Trước cách mạng tháng 8/1945 diện tích đậu tương còn rất ít mới đạt 32,200 nghìn ha (1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha Sau khi đất nước thống nhất (1976) diện tích trồng đậu tương bắt đầu được mở rộng 39,40 nghìn ha và năng suất đạt 5,3 tạ/ha Sau đó diện tích tăng lên rất nhanh, đến năm 1996 là 110,30 nghìn ha, năng suất đạt 11,1 tạ/ha (Ngô Thế Dân và các CS, 1999) [6], đến năm 2012 nước ta trồng được 120,751 nghìn ha đậu tương với năng suất bình quân 14,517 tạ/ha, sản lượng đạt 175,295 nghìn tấn (FAOSTAT, 2014) [28]
Nước ta định hướng sắp tới cho sản xuất nông nghiệp là không thiên về tăng diện tích trồng trọt mà thiên về xu hướng tăng năng suất cây trồng trên đơn vị diện tích để tăng sản lượng Trong đó giống là yếu tố quyết định năng suất và khả năng chống chịu là tiền đề cho năng suất khi đảm bảo các yếu tố ngoại cảnh thì muốn đột phá năng suất thay đổi giống là tất yếu
Vĩnh phúc là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thâm canh và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng Cùng với định hướng chung của cả nước và nhu cầu sử dụng giống đậu tương mới của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất Chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng
suất của một số giống đậu tương có triển vọng tại Trung tâm giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm góp phần tìm ra giống tốt phục vụ cho sản xuất
đậu tương tại Vĩnh phúc
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định tại Vĩnh phúc
3 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương
có triển vọng tại Vĩnh Phúc
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các giống đậu tương thí nghiệm
- Đánh giá tình hình sâu bệnh của các giống đậu tương thí nghiệm
Trang 13- Đánh giá các yếu cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học
Giống mới có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay Sau công cuộc đổi mới của nước ta chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp như từ nước thiếu đói, kém phát triển đến nay trở thành nước xuất khẩu lương thực và các mặt hàng nông sản hàng đầu thế giới Nhờ có chính sách mở của nền kinh tế theo đó là các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng nên năng suất cây trồng tăng lên rất nhanh
mà quan trọng nhất là thay đổi và cải tạo giống Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây trồng nói riêng yếu tố giống quyết định rất nhiều tới năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi của cây trồng Vậy chọn tạo
và khảo nghiệm được giống tốt cho sản xuất nông nghiệp là một điều rất quan trọng và cần thiết Như vavilop nhà khoa học người Nga đã nói “Chọn giống
có thể coi như một môn khoa học như là một nghệ thuật như một lĩnh vực sản xuất của nền sản xuất nông nghiệp”
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự tác động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt Cùng một khu vực trồng trọt các giống khác nhau khả năng cho năng suất khác nhau Do vậy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng việc xác định và tìm ra được giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện từng vùng miền để chúng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa thực tiễn nhằm thúc đẩy sản xuất đậu tương phát triển là rất cần thiết
Trang 151.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước
1.2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Hiện nay, cây đậu tương đã được trồng ở khắp các Châu lục và là cây lấy hạt, lấy dầu quan trọng trên thế giới và đứng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô Mặc dù cây đậu tương có nguồn gốc từ Viễn Đông nhưng khả năng thích ứng rộng nên nó được phân bố khá rộng từ 400
Vĩ Bắc đến 400 Vĩ Nam (Ma Thị Phương, 2004) [16] Trong toàn bộ sản lượng cây lấy dầu trên thế giới, sản lượng cây đậu tương tăng từ 32% (năm 1965) đến 50% (trong những năm 80)
Từ năm 1970 sản xuất đậu tương tăng ít nhất 2 lần so với bất cứ cây lấy dầu nào khác (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [6] Trong tương lai, cây đậu tương chắc chắn vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong những cây lấy dầu Trên 95% sản phẩm đậu tương hiện nay được sản xuất ra từ các nước ôn đới, nơi có điều kiện ngày dài từ 14-15 giờ/ngày thích hợp cho sự phát triển của đậu tương
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
trong những năm gần đây Chỉ tiêu
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Trang 16: -
2009-2013
-
/ha
Về Sản lượng: Sản lượng đậu tương trong những năm gần đây có những biến động nhỏ Trong vòng 5 năm từ năm 2009-2013 sản lượng đậu tương tăng 53,0 triệu tấn, tương đương với 19,18% Năm 2013, sản lượng đậu tương đạt lớn nhất 276,4 triệu tấn; năm 2009 sản lượng thấp nhất là 223,4 triệu tấn và năm 2010 và năm 2011 sản lượng đậu tương gần như nhau là 265,2 triệu tấn (2010), 262,0 (2011) triệu tấn Nhưng đến năm 2012 thì sản lương đậu tương lại giảm và đạt 242,1 triệu tấn mặc dù diện tích trồng đậu tương vẫn cao so với các năm, sản lượng giảm là do thời tiết khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Achentina và Trung Quốc (Phạm Văn Thiều, 2006) [15] Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90-95% sản lượng đậu tương của toàn thế giới
Trang 17Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương
của một số nước đứng đầu thế giới
Tên nước
Diện tích (triệu ha) Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Diện tích (triệu ha) Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Brazil 24,93 26,3 65,7 27,86 29,3 81,7 Argentina 17,57 22,8 40,1 19,42 25,4 49,3 Trung Quốc 6,75 19,3 13,0 6,60 18,9 12,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [28]
Qua bảng 1.2 cho thấy:
- Mỹ là nước đứng đầu trên thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương Diện tích năm 2012 là 30,79 triệu ha, năng suất bình quân đạt 26,6 tạ/ha, sản lượng 82,05 triệu tấn Năm 2013 diện tích giảm, nhưng năng suất thì lại tăng cao đạt 29,1 tạ/ha
- Brazil là nước mới đứng vào hàng ngũ sản xuất đậu tương nhưng là nước có triển vọng Năm 2012 diện tích là 24,93 triệu ha, sản lượng 65,7 triệu tấn năng suất bình quân đạt 26,3 tạ/ha Năm 2013 tuy diện tích trồng tăng lên không đáng kể là 27,86 triệu ha nhưng sản lượng đậu tương của Brazil lại tăng rất cao đạt 81,7 triệu tấn và năng suất đạt 29,3 tạ/ha cao hơn
3 tạ/ha so với năm 2012
- Nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu đậu tương là Argentina và đứng thứ 4 là Trung Quốc Đặc biệt năm 2013 năng suất đậu tương của Argentina đạt 25,4 tạ/ha cao hơn so với của Trung Quốc (18,9 tạ/ha) là 6,5 tạ/ha
Trang 181.2.1.2 Tình hình nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới
Hiện nay, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tăng sản lượng trong khi diện tích gieo trồng ít thay đổi và có xu hướng giảm, đòi hỏi các nhà nghiên cứu khoa học chọn tạo giống phải tìm ra được các giống mới có năng suất cao, ổn định Đó là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách Muốn thực hiện được điều đó cần phải đẩy mạnh phát triển nền khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật chọn tạo giống Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn giữ một vai trò quan trọng, chọn tạo giống đậu tương có năng suất cao,
ổn định, thích hợp với các vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau là một trong những hướng chính trong chương trình chọn tạo giống đậu tương (Phạm Văn
Thiều, 2006) [15]
Trên thế giới công tác chọn giống đang tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nhập nội giống sau đó bồi dưỡng cho thích nghi với từng vùng sinh thái
- Thu thập nguồn vật liệu, sau đó lai tạo, chọn lọc ra những giống tốt phục vụ cho sản xuất
- Khảo nghiệm các giống ở các vùng sinh thái khác nhau để tìm ra khả năng thích ứng của các giống với từng vùng sinh thái
- Dùng các tác nhân vật lý, hoá học gây đột biến, tạo ra các giống mới
có nhiều đặc tính tốt
- Xác định đậu tương trên địa bàn thế giới và những nước có sản lượng cao Hiện nay trên thế giới đã thành lập nhiều Viện và Trung tâm chọn giống Đã xây dựng những mạng lưới khảo nghiệm đậu tương, bao gồm:
- SEARCA (Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp cho vùng Đông Nam Châu á
- PPCCMAC (Chương trình hợp tác nghiên cứu thực phẩm ở các nước Trung Mỹ)
- INTSOY và ISVES (Chương trình đậu nành quốc tế)
Trang 19- ACIAR (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế)
Năm 1982 thí nghiệm quốc tế đánh giá giống đậu tương tiến hành gồm
108 bộ giống được chia làm 3 nhóm Căn cứ vào thời gian sinh trưởng: giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài, được bố trí ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Giống có thời gian sinh trưởng ngắn được bố trí ở vùng ôn đới Kết quả thu được là:
Nhóm A: Gồm các giống trồng ở vùng nhiệt đới, đạt năng suất bình quân cao nhất ở các điểm thí nghiệm, năng suất đạt 20,4 tạ/ha Giống ICAL-
124 đạt 19,76 tạ/ha, giống VFV đạt 19,74 tạ/ha
Nhóm B: Gồm các giống trồng ở vùng á nhiệt Giống Davis đạt năng suất bình quân cao nhất 18,45 tạ/ha Giống ĐK-94 đạt 18,27 tạ/ha
Nhóm C: Gồm các giống trồng ở vùng ôn đới như ASSEX đạt năng suất bình quân cao nhất 31,60 tạ/ha Giống AMOR đạt 26,48 tạ/ha và KENT đạt 26,42 tạ/ha
Bên cạnh đó, các nước sản xuất đậu tương lớn cũng luôn có chương trình nghiên cứu và chọn tạo giống có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu giống ở nước mình như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ
Đứng đầu trên thế giới về công tác giống đậu tương là nước Mỹ mặc dù cây đậu tương chỉ được chính phủ Mỹ quan tâm đúng mức sau chiến tranh thế giới lần 2 ở Mỹ có một kho di truyền rất lớn Do đó tập đoàn giống của Mỹ rất phong phú, thí nghiệm đầu tiên được tiến hành nghiên cứu ở Mỹ vào năm
1804 đến năm 1893 đã có trên 10.000 mẫu giống thu thập khắp nơi trên thế giới Năm 1909 cơ quan nông nghiệp Mỹ nhập 175 giống và đến năm 1925,
số giống nhập nội tăng lên 1.133 giống (theo Probsb và Judd, 1993) Các giống nhập nội đều được sử dụng làm vật liệu để lai chọn giống mới Hiện nay, Mỹ đưa vào phổ biến trên 100 giống đậu tương, theo hướng chung là sử dụng tổ hợp lai phức tạp cũng như nhập nội, thuần hoá cho thích hợp với từng địa phương Mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ là chọn giống có năng
Trang 20suất cao, phản ứng yếu với ánh sáng, chống chịu sâu bệnh tốt, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và chế biến Đậu tương của Mỹ tăng liên tục và phát triển rất nhanh 40 năm qua Diện tích tăng 60 lần, sản lượng tăng 200 lần Cụ thể, năm 2005 diện tích trồng đậu tương của Mỹ là 28.842.260 ha với năng suất 28,715 tạ/ha, sản lượng là 82.820.048 tấn (theo thống kê của FAOSTAT Database năm 2007) Trong tương lai sản xuất đậu tương ở Mỹ sẽ tăng cao bởi nhu cầu đối với dầu đậu tương khá cao ở Mỹ người ta có thể sản xuất dầu diesel - sinh học từ đậu tương và hạt cải Tập đoàn nông nghiệp Louis Drey Fus tuyên bố sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất Biodiesel lớn nhất thế giới Tại đây sẽ có cơ sở ép dầu đậu tương với công suất mỗi năm 1,3 triệu tấn đậu tương hạt để đạt sản lượng 260.000 tấn dần
Tại ấn Độ, Saigo B.B và Tapoli P.N đã dùng nguồn gen kháng bệnh để tiến hành lai với 3 cặp lai giữa các giống kháng bệnh với giống mẫn cảm năng suất cao Kết quả đã tạo ra dòng từ quần thể phân ly có nãng suất cao 3,0-4,0 tấn/ha với mức kháng bệnh trung bình Năm 1963, ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại trường Đại học Tổng hợp Dathga Năm 1967 thành lập chương trình toàn ấn Độ với nhiệm vụ: tạo ra và thí nghiệm giống mới Đã tạo ra một số giống có triển vọng như: KH2b2, MACS 13, J 203, J 231, DS 76-16, DS 74-24-2
Ở Trung Quốc có nhiều thành công nghiên cứu khoa học về đậu tương Một trong số thành tựu đó là tạo ra được giống Tiefeng 18 do xử lý bằng tia gama, chống chịu sâu bệnh cao, không bị đổ Phẩm chất tốt Ngoài
ra còn có giống Heioun N0
6, Heioun N0 16, sau khi xử lý bằng tia gama đã cho hệ rễ tốt, lóng thân ngắn, cành nhiều, chịu hạn, khả năng thích ứng rộng, cho năng suất cao
Theo đánh giá của hội nghị đậu tương quốc tế (tháng 8 năm 1975) thì Brazil là nước mới đứng vào hàng ngũ sản xuất đậu tương nhưng là nước có triển vọng Brazil trở thành nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn trên thế
Trang 21giới chỉ đứng hàng thứ 2 sau Mỹ (Theo thống kê của FAOSTAT Database, 2007) [28] Để có được kết quả như vậy là do Brazil đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới và nghiên cứu kết hợp giữa trong và ngoài nước Mặt khác Brazil đã có những chính sách hỗ trợ phát triển cây đậu tương bằng cách cho vay vốn với lãi suất thấp trong việc đầu tư mua máy móc, phân bón Ngoài ra Brazil phát triển mạnh lúa mì và ngô luân canh với đậu tương
Mục đích của công tác chọn giống ở Indonexia là phát triển những giống có triển vọng, tức là tạo ra giống có thể sản xuất tốt trên đất thấp sau khi trồng lúa Không phải làm đất, thời gian sinh trưởng ngắn (70-80 ngày), chống bệnh gỉ sắt, hạt có sức sống tốt như Willis Tổng diện tích đất ướt ở Inđonexia là 8 triệu ha, trong đó đậu tương chiếm 7,3 triệu ha
Theo Alam và cộng tác viên, 1993 đã nghiên cứu hệ số tương quan hữu hình của 11 tính trạng sản lượng ở 3 tổ hợp lai đậu tương cũng cho thấy năng suất có mối tương quan chắc chắn với thời gian sinh trưởng, số cành/cây, số quả/cây, số hạt/cây và hàm lượng dầu trong hạt Suslan, 1987 đã xác định được số đốt/cây có hệ số tương quan thuận với số quả chắc/cây, khối lượng
1000 hạt, thời gian sinh trưởng (Basa difgane gana và Umar, 1998) Theo Praziníc, 1987 cho rằng các yếu tố di truyền sinh thái có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây, độ cao đóng quả, số đốt hữu hiệu, chiều dài đốt, số quả và số hạt/thân Khối lượng 1000 hạt và khối lượng hạt/cây
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống đậu tương quốc tế (Soy bean Evaluatron Traial - Aset) Giai đoạn
1 đã phát triển trên 20.000 dòng, chọn tạo và gửi đến 164 nhà khoa học của
56 nước nhiệt đới và á nhiệt đới Kết quả đánh giá giống Aset với các giống địa phương đã phóng thích được 21 giống trên 10 quốc gia (AVRDC, 1993) (Phạm Văn Biên và CS, 1996) [4] Ví dụ giống đậu tương AK03, bắt nguồn
từ giống đậu tương nhập nội G 2261 được đưa vào mạng lưới sản xuất năm
1998 ở Việt Nam, giống AGS 292 tại Thái Lan,
Trang 22Chương trình chọn tạo giống đậu tương ở Châu á chú trọng 2 hướng là: đậu tương ăn hạt và làm rau (quả xanh đóng hộp) Năm 1992, AVRDC đã khảo nghiệm 328 mẫu giống đậu tương ăn hạt ở 23 nước và 477 mẫu giống đậu tương làm rau ở 20 nước Giống AGS 129 đã được đánh giá cao ở II AT trong
cả 2 vụ Hè và Thu (AVRDC 1993) (Phạm Văn Biên và CS, 1996) [4]
Ngoài ra nguồn gen của đậu tương còn được lưu giữ ở 5 tỉnh của Trung Quốc gồm bộ sưu tập gen với 12.390 loại, ở AVRDC đến cuối năm 1978 bộ sưu tập gen có tới 12.005 bản thiết kế, kể cả một số phiên bản, hầu hết là bộ sưu tập của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Châu á Bộ sưu tập của Hoa Kỳ đã lưu giữ bởi 10.000 bản trong bộ sưu tập của họ ở Missisipi và Ilinon, ấn Độ là 5.800 bản gen, Nhật Bản 3.541 bản gen, Nam Triều Tiên 3.130 loài đậu tương hoang dại (Theo Tài nguyên thực vật Đông Nam á - Tập 1,1996) [18]
Với bộ sưu tập gen của các nước khác nhau trên thế giới, cùng với những thành tựu mới trong nghiên cứu, nhất định trong những năm tới sản lượng đậu tương trên thế giới sẽ tăng gấp đôi hiện nay
1.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời, cây đậu tương được vào Việt Nam từ thế kỷ 11 trước công nguyên, đến năm
931 sau công nguyên, ngay từ khi nó còn là một cây hoang dại, sau đó được thuần hoá và được trồng như một cây có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chậm phát triển Trước cách mạng tháng 8/1945 diện tích trồng đậu tương còn ít, chỉ có 32.200 ha (năm 1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha Sau cách mạng tháng 8/1945 chúng ta xây dựng trại thí nghiệm về đậu tương ở Định Tường (Thanh Hoá), Mai Nham (Vĩnh Phúc), Thất Khê (Lạng Sơn), Pú Nhung (Lai Châu) (Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12 năm 2001) [19] Diện tích trồng đậu tương lúc đó là 39.954ha, năng suất đạt 5,2 tạ/ha
Trang 23Nhận thức được vai trò quan trọng của cây đậu tương trong việc phát triển kinh tế, nước ta đã và đang chú trọng vào sản xuất đậu tương, văn kiện Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất đai
và trở thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”
Gần đây năng suất diện tích sản lượng đậu tương nước ta luôn biến động thể hiện qua bảng 1.3
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam
những năm gần đây Chỉ tiêu
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Diện tích: Diện tích đậu tương giảm dần qua các năm từ năm
2009-2013 Diện tích giảm từ 197,800 nghìn ha (năm 2010) giảm còn 117,191 nghìn
ha (năm 2013) Trong vòng 5 năm diện tích đậu tương của nước ta giảm 80,609 nghìn ha, tương đương 40,75%, năm 2010 diện tích đậu tương đạt lớn nhất 197,800 nghìn ha Trong vòng 5 năm diện tích trồng đậu tương luôn có sự biến động, tăng giảm không ổn định Giai đoạn năm 2009-2010, diện tích đậu tương tăng từ 147,000 nghìn ha (năm 2009) lên 197,800 nghìn ha (năm 2010), nhưng sau đó diện tích lại giảm từ 197,800 nghìn ha (năm 2010) xuống còn 181,390 nghìn ha (năm 2011) Đến năm 2012 diện tích đậu tương lại tiếp tục giảm
Trang 24xuống còn 120,751 nghìn ha Nhưng đến năm 2013 diện tích đậu tương lại giảm mạnh xuống còn 117,191 nghìn ha và là năm mà diện tích đậu tương giảm thấp nhất trong những năm gần đây Sở dĩ trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương giảm nhanh là do sức ép của dân số, quá trình đô thị hóa
và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng
- Năng suất: Năng suất đậu tương nước ta vẫn còn ở mức thấp, so với bình quân thế giới Năng suất đậu tương cao nhất là năm 2010 đạt 15,096 tạ/ha, thấp nhất năm 2013 đạt 14,361 tạ/ha Như vậy, mức tăng năng suất hàng năm không đáng kể
- Sản lượng: Cùng với diện tích trồng đậu tương luôn có sự biến động, tăng giảm không ổn định kéo theo sản lượng đậu tương của nước ta cũng luôn
có sự biến động Năm 2010 sản lượng đậu tương ở mức cao nhất đạt 298,600 nghìn tấn Đặc biệt năm 2013 sản lượng đậu tương giảm mạnh còn 168,296 nghìn tấn, tương đương với 43,64% do diện tích trồng giảm đi
Nhìn chung việc sản xuất đậu tương của nước ta những năm gần đây đã
có những chuyển biến rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng Đặc biệt có sự giảm rõ rệt về năng suất trong khi nhu cầu sử dụng đậu tương ngày càng tăng lên Vì vậy cần phải chọn được những giống có năng suất cao
1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Tốc độ phát triển nhanh của đậu tương được thể hiện rõ nhất từ năm
1983 - 1993 Việt Nam đã rất coi trọng đầu tư nghiên cứu khoa học và đã bắt đầu phát huy được tác dụng đối với sản xuất Đặc biệt những năm 90 chúng ta
đã có những bước phát triển đột phá về giống đậu tương mới Nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành, công tác thu thập, nhập nội giống đậu tương do Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam tiến hành và lưu trữ được 5.000 dòng từ các địa phương trong cả nước và nhập nội từ nước ngoài Chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, ấn Độ, Brazil, Australia
Trang 25Trong những năm 1957-1965 trạm đậu đỗ Định Tường đã thí nghiệm
52 giống đỗ địa phương và một số giống nhập nội (chủ yếu ở Trung Quốc) đã chọn ra được 2 giống tốt, được phổ biến mạnh ra sản xuất đại trà, đó là:
+ Giống V70, gốc là giống Hoa Tuyền ở Trung Quốc, thích hợp cho vụ Xuân, Hè ở miền Bắc Việt Nam
+ Giống V71, gốc là giống “Cáp quả địa” của Trung Quốc, thích hợp cho vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam
Ở miền Nam, đã thu thập tập đoàn giống đậu tương từ những năm 1961-1972 ở trung tâm Eakmat (Đắc Lắc), Hưng Lộc, Long Khánh (Đồng Nai) và các giống đậu tương nhập nội từ Hoa Kỳ, Đài Loan, Trung Quốc, Brazil, Thái Lan Năm 1974, Tổng nha nông nghiệp (chính quyền Sài Gòn), khuyến cáo các giống sau:
+ Giống Palkmeto (còn gọi là Bạch Mi), nguồn gốc từ Đài Loan, là giống ngắn ngày (94 ngày), hạt vàng được ưa chuộng và phổ biến mạnh từ năm 1960 ở Miền Nam (Nguyễn Thị Bình, 1990) [2]
+ Giống Satumaria có nguồn gốc ở Brazil, có thời gian sinh trưởng 100 ngày, rất thích hợp cho khí hậu ở cao nguyên Trung bộ, tuy năng suất cao từ
30 - 40 tạ/ha nhưng hạt đen không được thị trường quốc tế ưa chuộng
Các dòng do Viện khảo cứu Sài Gòn tuyển lựa: Dòng V67-8, PS67-27, PS67-25, PS67-3P có thời gian sinh trưởng trung bình 100-108 ngày, hạt vàng, ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ ánh sáng
Hiện nay, có một chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và ICRISAT, có nhiều cơ quan như: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện cây lương thực, thực phẩm, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu á, các trường Đại học Nông nghiệp cùng nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học khác đã tập trung chọn tạo giống đậu tương từ các vật liệu trong nước, nhập nội và gây đột biến Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương
ở Việt Nam có 4.188 lượt mẫu giống khảo sát
Trang 26Trong giai đoạn 1999-2000 chủ yếu tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (Trung tâm giống cây trồng Việt Xô 3041 và Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ 235 mẫu) Trong đó, 1.147 mẫu giống ở các cơ sở nghiên cứu khác Từ những năm 1980 trở lại đây, các cơ sở nghiên cứu khoa học đã tập trung đi sâu vào 2 hướng cơ bản chính trong sản xuất đậu đỗ nói chung và cây đậu tương nói riêng là:
+ Chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau có năng suất cao, phẩm chất tốt
+ Đưa cây đậu tương vào hệ thống trồng trọt, nhằm cải tiến hệ thống trồng trọt độc canh hoá các vùng và cải tạo vùng đất thoái hoá
Xuất phát từ những mục tiêu cơ bản trên, nhiệm vụ hàng đầu của ngành đậu đỗ Việt Nam là phải nhanh chóng chọn tạo ra một bộ giống mới phong phú, phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau, có năng suất cao, phẩm chất tốt, có tính thích nghi và chống chịu với điều kiện bất thuận tốt, để bổ sung vào bộ giống đậu tương của mỗi vùng và thay thế giống địa phương đã bị lẫn tạp và thoái hoá nghiêm trọng, năng suất, phẩm chất giảm Tức là công tác giống phải đi trước một bước, công tác chọn tạo giống đậu tương ở nước ta đang được tiến hành ở một số Trạm, Viện nghiên cứu, trường Đại học và đã đạt được một số thành tựu
Giống đậu tương M-103 do Viện sĩ Trần Đình Long và tiến sĩ Trần Thị Thanh Nhàn chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Elthylenimin (EL) nồng độ 0,1% từ giống V70, giống M103 là giống có khả năng sinh trưởng tốt, thích ứng rộng cho năng suất cao, ổn định trong điều kiện sinh thái, khí hậu khác nhau
Giống AK05 được chọn tạo từ dạng hình phân ly của G2261 nhập từ AVRDC là giống chịu rét khá, thích hợp cho vụ Đông và Xuân Giống DT90 đột biến bằng tia gamma từ đời lai F2 có nhiều tính trạng tốt, cho năng suất cao
Trang 27Theo Đào Quang Vinh, năm 1984 đã đưa ra nhận xét: Khi nghiên cứu một số đặc tính sinh lý và mối quan hệ của chúng với năng suất, thấy chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và lượng chất khô tích luỹ biến động rất mạnh theo điều kiện trồng trọt Lượng chất khô tích luỹ có tương quan thuận với diện tích lá và hiệu suất quang hợp Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực vai trò của diện tích lá và hiệu suất quang hợp đối với sự tích luỹ chất khô tương quan nhau Giữa năng suất hạt và sự tích luỹ chất khô cũng có tương quan thuận chặt chẽ (r = 0,48-0,69) Theo tác giả muốn tăng lượng chất khô tích luỹ nhằm tăng năng suất cần tăng sự phát triển bộ lá ở giai đoạn đầu, duy trì bộ lá và khả năng quang hợp ở giai đoạn sau
Năm 1985, Lê Song Dự và Ngô Đức Dương [6] đã thu thập đánh giá
300 mẫu giống địa phương và nước ngoài ở 3 vụ: Xuân, Hè, Thu Đông Các giống được chọn là: B542 và Clark 63
Năm 1989, Trần Đình Long và cộng tác viên đã khảo nghiệm tập đoàn
1430 mẫu giống đậu nành, lai tạo 30 tổ hợp lai, có các giống VX9-1; VX9-2; VX9-3; MV1; MV2; MV3
Theo Nguyễn Thị Bình, 1990 [2], khi nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng kháng bệnh gỉ sắt, một số tính trạng của đậu tương để phục vụ cho công tác lai tạo giống chống bệnh, đã cho thấy mật độ lông phủ/cm2
mặt dưới lá có quan hệ chặt chẽ với khả năng chống bệnh gỉ sắt của cây, với các tính trạng như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mật độ khí khổng thì tương quan không chặt chẽ
Khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương, tiến sỹ Vũ Đình Chính, năm 1995
đã phân lập các chỉ tiêu theo 3 nhóm, theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất Nhóm I gồm 18 chỉ tiêu không tương quan chặt chẽ với năng suất như: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số đốt/thân
Trang 28Nhóm thứ II gồm 15 chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với năng suất như:
số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số đốt mang quả, số nốt sần, diện tích lá, khối lượng vật chất khô tích luỹ
Nhóm thứ III là nhóm các chỉ tiêu có tương quan nghịch với năng suất gồm 5 chỉ tiêu đó là: tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virut, tỷ
lệ bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra
mô hình cây đậu tương có năng suất cao là: Có số quả/cây nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, khối lượng 1000 hạt lớn, tỷ lệ quả 2-3 hạt cao, diện tích lá ở thời
kỳ quả mẩy lớn, trọng lượng tương và khô ở thời kỳ hoa rộ, quả mẩy cao, nốt sần/cây nhiều
Bằng phương pháp “Chọn lọc Phả hệ”, Trần Đình Long đã cùng các cộng tác viên, năm 1995 đã chọn ra được các giống Việt Xô 9-2 (VX9-2) và cho phép khu vực hoá VX9-1 Các giống đó đều có ưu điểm là năng suất cao,
ổn định, hạt to đẹp, màu sáng, hàm lượng protein tương đối cao, các khả năng chống chịu khác từ trung bình đến trung bình khá, không dài ngày
Năm 1998, Phạm Thị Đào khi nghiên cứu quan hệ giữa chất lượng hạt với các giai đoạn sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất và đặc điểm hạt ở đậu tương cho rằng: chất lượng hạt giống hoặc khả năng bảo quản không bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây Chất lượng hạt sau khi thu hoạch có tương quan thuận với khối lượng riêng của hạt, độ nhẵn
vỏ Tương quan nghịch với kích thước hạt, nếp nhăn/vỏ hạt, vết nứt vỏ hạt, độ cứng của vỏ hạt Tác giả cho biết Năng suất có tương quan thuận với chiều cao cây, số quả/cây và số đốt/thân chính
Bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Xử lý đột biến, chọn lọc cá thể hoặc bằng phương pháp lai hữu tính, hay con đường nhập nội cho đến nay tập đoàn giống đậu tương ở Việt Nam đã phong phú, nhiều giống tốt đã được đưa ra sản xuất
Trang 29+ VX92: thời gian sinh trưởng 90-95 ngày Giống có hoa màu trắng, hạt màu vàng sáng, khối lượng 100 hạt từ 14-16g, năng suất trung bình 18-22 tạ/ha Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 30 tạ/ha
+ TL57 (ĐT95/VX93): thời gian sinh trưởng 100-110 ngày, hoa trắng, hạt vàng, khối lượng 100 hạt 15-16g, năng suất đạt 15-20 tạ/ha
+ ĐN-42 (ĐH4/VX93): thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, hoa tím, hạt tròn, vàng sáng, khối lượng 100 hạt 13-14g, năng suất 14-16 tạ/ha
+ AK 06 (chọn từ dòng 55): thời gian sinh trưởng 93-95 ngày, hoa tím, hạt màu vàng sáng, khối lượng 100 hạt 16-18g, năng suất từ 25-30 tạ/ha
+ ĐT 2000 (nhập nội từ Đài Loan): thời gian sinh trưởng 100-110 ngày,
là giống thâm canh, hoa tím, cây to cứng, ít đổ, nhiều đốt (18-22 đốt), trung bình số quả 3 hạt chiếm tới 30% tổng số quả trên cây, khối lượng 100 hạt 17-17,5g , năng suất 30-35 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh có thể đạt 40 tạ/ha
+ M103 (đột biến từ V70): thời gian sinh trưởng khoảng 85 ngày, hoa tím, hạt vàng sáng, khối lượng 100 hạt 18-20g, năng suất từ 17-20 tạ/ha Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 30 tạ/ha Lưu ý đối với giống này nếu ngắt ngọn ở giai đoạn 5 lá thật sẽ cho năng suất cao hơn
+ ĐT 84 (đột biến từ dòng lai 8-33): thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, hoa tím, hạt vàng sáng, khối lượng 100 hạt 18-20g, năng suất đạt 15-30 tạ/ha
+ ĐT 93 (dòng 821/134 Nhật Bản): thời gian sinh trưởng 80-82 ngày, hoa tím, hạt khi chín có màu vàng, có từ 9-10 đốt, khối lượng 100 hạt 13-14g
Có thể trồng vụ hè giũa 2 vụ lúa, tiềm năng năng suất 15-18 tạ/ha
+ ĐT 12 (nhập nội từ Trung Quốc): là giống cực ngắn ngày hè thu khoảng 71 ngày, rất thích hợp trong vụ hè giữa 2 vụ lúa Có hoa màu trắng, lá hình tim nhọn, hạt vàng, rốn hạt nâu, quả chín có màu nâu xám Vỏ hạt màu vàng sáng, tỷ lệ quả 3 hạt cao từ 20-40% tổng số hạt Khối lượng 100 hạt 17-19g, năng suất 17-20 tạ/ha Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 23 tạ/ha, trồng tốt nhất trong vụ hè, có thể trồng trong vụ xuân muộn và vụ thu đông
Trang 30+ VX 93: Tuyển chọn từ dòng K7002 (tập đoàn của viện cây trồng liên bang Nga-VIR) có nguồn gốc từ Philippin: có hoa màu trắng, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, phân cành khỏe, quả chín có màu nâu Hạt vàng sáng , khối lượng 100 hạt 15-16g, năng suất đạt từ 16-20 tạ/ha Trong điều kiện thâm canh đạt 25 tạ/ha Đây là giống có khả năng chịu rét, thích hợp cho vụ thu đông ở đồng bằng bắc bộ, thích hợp cho vụ hè ở các huyện miền núi như Trùng Khánh - Cao Bằng
+ AK05 (chọn từ dòng 2261): Có hoa màu trắng, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, cây cao 40-50 cm, với mật độ 40-45 cây/m2, khối lượng 100 hạt đạt từ 13-15g, năng suất đạt 16-23 tạ/ha
+ ĐT 95 (đột biến từ AK04): thời gian sinh trưởng 90-97 ngày, cây cao 55-65 cm, hạt màu váng sáng, rốn hạt màu nâu đen, khối lượng 100 hạt đat từ 15-16g, chống đổ trung bình, có khả năng chịu lạnh, năng suất từ 15-30 tạ/ha…
Nhìn chung, công tác giống ở nước ta chỉ mới bắt đầu nhưng các nhà khoa học của chúng ta đã tạo ra được không ít giống triển vọng, làm cho bộ giống đậu tương ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng, song năng suất chưa cao, phần lớn các giống chỉ thích hợp cho một vụ, đây là trở ngại lớn cho đậu tương ở nước ta Chúng ta hy vọng trong tương lai sẽ có giống đậu tương hoàn hảo, thích hợp cho từng vùng sinh thái, là nguồn nguyên liệu quý giá cho việc sản xuất và phục vụ cho công tác chọn giống và phát triển cây đậu tương thành cây trồng mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp
1.2.2.3 Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi phía Bắc
Đậu tương được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời Về diện tích trồng đậu tương chiếm 30-40% diện tích trồng đậu tương cả nước, nhưng năng suất lại rất thấp Một trong những nguyên nhân của năng suất thấp là công tác chọn giống cho vùng này còn nhiều hạn chế Đa số các nghiên cứu
về giống chỉ là các kết quả về so sánh, khảo nghiệm giống sử dụng các vật
Trang 31liệu của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền, Viện Ngô, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
Kết quả so sánh giống đậu tương của Nguyễn Hữu Tâm (2003) [14] tại
Hà Giang cho biết các giống đậu tương thích hợp cho vụ xuân và vụ hè thu của Hà Giang là VX93 và DN42 Giống VX93 cho năng suất trong vụ xuân là 16,5 tạ/ha và vụ hè thu là 13,8 tạ/ha cao hơn giống địa phương khoảng 30%
Trần Đình Long (1991) [12] đã công bố kết quả khu vực hoá giống M103 cho biết: Giống M103 không những thích hợp cho cả 3 vụ ở đồng bằng
mà còn cho năng suất cao và ổn định tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc, năng suất biến
động từ 60-80 kg/sào Bắc Bộ
Nghiên cứu của Đào Quang Vinh và các CS (1994) [22] cho biết giống đậu tương VN1 được Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo cũng có khả năng thích ứng rộng cả đồng bằng, trung du và miền núi, có thể cho năng suất đạt tới 14 tạ/ha tại tỉnh Tuyên Quang và 18 tạ/ha tại tỉnh Cao Bằng
Lê Song Dự và các CS (1998) [7] khảo nghiệm giống đậu tương ĐT93 cho biết giống này cũng thích ứng rộng và có thể trồng 3 vụ trong năm, năng suất có thể đạt 15-18 tạ/ha trên đất Hà Bắc và Bắc Thái (cũ)
Andrew và các CS (2003) [1] thí nghiệm đánh giá 56 dòng giống đậu tương nhập nội từ Úc, Brazil và Thái Lan từ năm 2000-2003 trồng tại Thái Nguyên đã xác định được một số dòng, giống có tiềm năng năng suất khá cao và ổn định trong vụ xuân và vụ hè thu là dòng 95389 (ĐT21) đạt 23,20-35,15 tạ/ha; CM60 đạt 14,84-24,05 tạ/ha; SJ4 đạt 21,79-38,67 tạ/ha; Parana đạt 21,77-24,33 tạ/ha Các dòng này đều có thời gian sinh trưởng 110-120 ngày nên phù hợp với việc gieo trồng trên nương rẫy ở miền núi không yêu cầu về tăng vụ
Trang 32Tác giả Trần Thanh Bình và các CS (2006) [3] cho biết giống ĐT22 và DT96 là 2 giống đậu tương phù hợp với sản xuất ở vùng miền núi phía Bắc (Điện Biên) Giống ĐT22 cho năng suất trung bình 18,2 tạ/ha trong vụ hè thu
và 14,3 tạ/ha trong vụ xuân Giống DT96 đạt năng suất trung bình 17,3 tạ/ha vụ
hè thu 12,1 tạ/ha vụ xuân Hai giống này vượt năng suất của ĐT84 từ 12-24%
Các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn sử dụng giống địa phương phổ biến trong sản xuất Ngô Thế Dân và các CS (1999) [6] cho biết các giống đậu tương thích hợp cho vùng miền núi phía Bắc là Vàng Mường Khương, Vàng Cao Bằng Vàng Mộc Châu, Cúc Lục Ngạn, Vàng Hà Giang, Xanh Tiên Đài, Đen Bắc Hà, Xanh Tiên Yên, Cúc Chí Linh, ĐT76 (ĐH4), ĐT84, M103, ĐT80, VX93 Các giống mới được tạo ra trong nhưng năm gần đây
đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng đậu tương các tỉnh miền núi phía Bắc (từ 6-7 tạ/ha lên 9-10 tạ/ha) diện tích gieo trồng các giống đậu tương mới còn rất ít trong sản xuất, điều đó nói lên rằng công tác chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa được chú trọng đúng mức
1.2.2.4 Tình hình sản xuất và phát triển cây đậu tương tại tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, với tổng diện tích đất
tự nhiên 123.861,62ha, đất sản xuất nông nghiệp 86.517,40ha Cùng với sự tăng trưởng của các loại cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai, sắn và các cây đậu đỗ khác thì cây đậu tương cũng là cây trồng đã và đang được chú trọng và phát triển (Cục thống kê Vĩnh Phúc, 2014) [20]
Trong những năm trở lại đây cùng với sự hỗ trợ của tỉnh thông qua các chính sách cụ thể, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất cây đậu tương nói riêng, đã có sự gắn kết chặt chẽ theo chuỗi từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung
Trang 33Cây đậu tương đã được khẳng định trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh với đặc tính nổi trội là có thời gian sinh trưởng ngắn và thích hợp cho việc bố trí với nhiều cây trồng khác nhau theo các công thức luân canh cây trồng Do vậy, diện tích, năng suất, sản lượng cây đậu tương của tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng tăng Tình hình sản xuất đậu tương của Vĩnh Phúc trong 5 năm gần đây được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Vĩnh Phúc
trong 5 năm gần đây Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy:
Diện tích trồng đậu tương ở Vĩnh Phúc biến động đều qua các năm Cao nhất là năm 2010 đạt 6248,0 ha và đang giảm mạnh từ năm 2011 đến
2013 chỉ còn 2682,3 ha
Năng suất biến động tăng và giảm mạnh từ năm 2009-2013 Năm 2009
là 15,41 tạ/ha đến năm 2011 tăng lên là 17,25 tạ/ha, năm 2012 lại giảm còn 15,91 và năm 2013 lại tăng lên là 16,64 tạ/ha
Do có sự giảm đáng kể về diện tích và năng suất, chính vì vậy sản lượng đậu tương cũng giảm từ 10943,5 tấn (năm 2010) xuống còn 4463,1 tấn (năm 2013) Trước thực trạng sản xuất đậu tương của tỉnh Vĩnh Phúc như vậy nên vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao chọn tạo được các giống cho
Trang 34năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng trong quá trình đô thị hóa hiện nay