4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lạc L14 ở vụ Xuân 2014
Hiện nay, cơ cấu cây trồng ở Yên Thế so với trước đây đã phong phú hơn rất nhiều. Có nhiều loại cây trồng khác lúa được đưa vào, người dân đã
đón nhận và gieo trồng thành công như ngô, bí xanh, dưa chuột… Tuy nhiên, trong cơ cấu đó cây lạc vẫn giữ một vị trí quan trọng.
Cây lạc gắn bó với người dân địa phương nơi đây từ rất lâu đời, góp phần quan trọng vào nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Người dân lâu nay đã quen với việc trồng cây lạc ở đất đồi và sử dụng giống lạc truyền thống Đỏ Bắc Giang.
Khoa học kỹ thuật phát triển, con người đã tạo ra được nhiều giống lạc có nhiều ưu điểm hơn các giống địa phương, đáng kể nhất là yếu tố năng suất.
Chúng tôi đã tiến hành trồng thử nghiệm một số giống lạc có năng suất cao ở vụ Thu Đông 2013 và xác định được giống lạc L14 là giống thích hợp nhất. Vụ Xuân 2014 chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của giống này và đồng thời xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã là An Thượng, Đồng Tâm và Phồn Xương, huyện yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Mô hình được xây dựng với diện tích 2,5 ha với 26 hộ gia đình tham gia.
Trong quá trình thực hiện mô hình do điều kiện thời tiết vụ xuân 2014 đầu vụ mưa nhiều (118mm) làm cho quá trình sinh trưởng của cây bị kéo dài và ẩm độ cao (87% - 90%) dẫn tới tỷ lệ sâu bệnh hại tăng, sau đó thời tiết khô hạn cuối vụ, không có nước trong suốt quá trình phát triển của cây lạc, đặc biệt là thời kỳ ra hoa - đậu quả làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ quả chắc của cây làm ảnh hưởng tới năng suất.
Trong các hộ tham gia mô hình vẫn còn có hộ còn thiếu kinh nghiệm và việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn chậm.
Thông qua việc thực hiện mô hình ngoài việc khẳng định được kết quả nghiên cứu còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập từ việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Nhận thức về KHKT của nhân dân, nhất là trong vùng thực hiện mô hình được nâng lên, đồng thời đem lại hiệu quả
kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhân rộng giống nghiên cứu trong sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang.
Kết quả theo dõi và đánh giá mô hình được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả xây dựng mô hình trồng giống lạc L14 vụ Xuân 2014
Giống Đỏ Bắc Giang Giống L14 Địa điểm Số hộ (hộ) TGST (ngày) Diện tích (ha) NSTB (tạ/ha) TGST (ngày) Diện tích (ha) NSTB (tạ/ha) Xã An Thượng 11 120 0,2 19 115 1 25,1 Xã Đồng Tâm 5 125 0,1 17,3 120 0,5 23,3 Xã Phồn Xương 10 124 0,2 18,2 113 0,5 24,5 Tổng và TB 26 123 0,5 18,1 116 2 24,3
Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy thời gian sinh trưởng của giống L14 thuộc nhóm ngắn ngày (113 - 120 ngµy), trong khi gièng đối chứng có thời gian sinh trưởng là 123 ngày. Các hộ trồng giống L14 năng suất đạt từ 23,3 - 25,1 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng từ 5,9 - 6,0tạ/ha.