Mức độ nhiễm một số loại sâu, bệnh hại chính của các giống lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 64)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4.Mức độ nhiễm một số loại sâu, bệnh hại chính của các giống lạc

Trong điều kiện sản xuất vụ Xuân năm 2014 trên địa bàn thí nghiệm, đầu vụ mưa liên tục (54 ngày) làm cho ẩm độ cao trung bình 86,8%, nhiệt độ dao động từ 12,7 - 20,80C tạo điều kiện rất thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Tuy nhiên cuối vụ nhiệt độ tăng (25,5 - 30,60C) ẩm độ giảm xuống còn 81,5% thuận lợi cho cây phát triển.

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân hạn chế năng suất lạc, mức độ gây hại nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mật độ, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc… Trong điều kiện vụ Xuân đầu vụ gặp mưa nên rất hay gặp bệnh héo xanh vào giai đoạn đầu, giai đoạn sau đó thường gặp một số sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, sâu đo xanh, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá… Để đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của cây lạc ở các mức độ khác nhau trên các giống lạc thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thu được kết quả sau:

Bảng 3.9. Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các giống lạc thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2014

Sâu hại Bệnh hại

Tên giống Sâu cuốn lá (con/m2) Sâu đo xanh (con/m2) Sâu khoang (con/m2) Gỉ sắt (cấp bệnh) Đốm đen (cấp bệnh) Đốm nâu (cấp bệnh) Héo xanh VK (Điểm) Đỏ BG(đ/c) 1,41 1,57 0,70 5 3 5 1 L14 1,32 1,32 0,54 3 3 3 1 L23 1,35 1,47 0,75 3 5 3 1 MD7 1,43 1,53 0,60 5 3 3 1 TB25 1,40 1,51 0,65 3 5 3 1 TK10 1,55 1,41 0,63 3 3 5 0

Qua bảng 3.9 cho thấy mật độ sâu cuốn lá đối với các giống lạc chỉ biến động từ (1,32 - 1,55 con/m2 ), sâu cuốn lá xuất hiện nhiều nhất ở giống lạc TK10 với 1,55 con/m2. Giống xuất hiện sâu cuốn lá ít nhất là lạc L14 (1,32 con/m2). Giống L23, TB25 và MD7 sâu xuất hiện lần lượt 1,35; 1,4; 1,43 con/m2.

Đối với sâu đo xanh mật độ cũng chỉ biến động từ (1,32 - 1,57 con/m2), sâu xuất hiện nhiều nhất ở giống lạc đối chứng (Đỏ Bắc Giang) với (1,57 con/m2). Giống lạc L14 (1,32 con/m2) bị sâu hại ít nhất ít hơn 0,25 con/m2 so với giống đối chứng. Các giống lạc thí nghiệm còn lại đều xuất hiện với mật độ sâu đo xanh ít hơn so với giống lạc đối chứng (Đỏ Bắc Giang).

Sâu khoang xuất hiện nhiều nhất là ở giống L23 (0,75 con/m2), còn lại các giống lạc thí nghiệm có tỉ lệ sâu khoang phá hoại ít hơn so với đối chứng. Giống lạc ít xuất hiện sâu khoang nhất là giống L14 với mật độ 0,54 con/m2.

Bệnh gỉ sắt xuất hiện chủ yếu vào thời kỳ cuối của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Tỷ lệ bệnh gỉ sắt biến động từ cấp 3 - 5, trong đó 2 giống nhiễm bệnh nặng hơn cả là Đỏ Bắc Giang và MD7 (cấp 5), các giống còn lại đều nhiễm bệnh gỉ sắt nhẹ hơn (cấp 3).

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Văn Liết và các cộng sự (2010) tại Sơn Động, Bắc Giang; giống L14 nhiễm bệnh Gỉ sắt ở cấp 3 [20].

Bệnh đốm đen xuất hiện sớm từ khi lạc ra hoa, vào thời điểm trước thu hoạch hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này. Nhưng bệnh xuất hiện ở mức nhẹ (từ cấp 3 - 5). Giống bị nhiễm bệnh nặng (cấp 5) lả 2 giống L23 và TB25.

Bệnh đốm nâu, đa số các giống bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ (cấp 3), riêng giống đối chứng và giống TK10 bị nhiễm bệnh ở cấp 5.

Trong vụ xuân tỷ lệ bệnh héo xanh không xuất hiện ở giống lạc TK10. Các giống còn lại bị nhiễm bệnh héo xanh ở mức nhẹ (điểm 1).

Như vậy qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế thì giống lạc ít bị sâu phá hoại nhất là giống lạc L14.

3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm thí nghiệm

Năng suất lạc được cấu thành bởi nhiều yếu tố: Số quả/cây, tỷ lệ nhân, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, số cây/đơn vị diện tích.

Theo Bùi Xuân Sửu (2006), số quả/cây là chỉ tiêu tương quan rất chặt với năng suất (r = 0,8565) nên đây là chỉ tiêu hàng đầu trong chọn tạo giống lạc [23].

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lạc thí nghiệm ở vụ Xuân 2014 Tên giống Tổng số quả (quả/ cây) Số quả chắc (quả/ cây) Tỉ lệ quả 1 hạt (%) Tỉ lệ quả 3 hạt (%) P 100 Quả (g) P 100 hạt (g) Tỉ lệ hạt/ quả (%) NSCT (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Đỏ BG(đ/c) 16,3 13,1 11,9 2,5 124 55,5 82,2 14,1 42,3 20,0 L14 22,0 14,8 10,2 3,8 176 69,2 74,5 19,0 56,9 24,5 L23 19,5 12,1 10,9 3,4 172 65,6 70,4 16,6 49,8 22,3 MD7 14,8 11,4 11,5 2.0 139 59,0 71,0 15,3 46,0 21,4 TB25 18,2 11,8 5,7 50 227 64,6 72,1 16,4 49,3 22,4 TK10 20,1 14,1 10,3 2,7 160 65,4 80,3 17,4 52,2 23,0 CV% 2,4 2,1 1,3 7,0 2,9 2,5 4,8 LSD.05 8,0 0,5 3,9 8,0 0,9 2,3 1,9

Tổng số quả/cây có sự khác nhau giữa các giống thí nghiệm, giống L14 có tổng số quả cao nhất là 22 quả/cây. Sau đó đến giống TK10 với 20,1 quả/cây, giống L23 và TB25 có tổng số quả tương đương nhau là 19,5 quả/cây và 18,2 quả/cây. Giống MD7 có tổng số quả trên cây thấp nhất (14,8 quả/cây) tương đương với giống đối chứng (16,3 quả/cây).

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đình Chính ( 2011) khi nghiên cứu tại Gia Lâm, Hà Nội thì tổng số quả/ cây của MD7 là 9,28 quả/cây, giống TB25 là 14,42 quả/cây [13]. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Lê Đình Hải ( 2009) tại Tân Yên, Bắc Giang thì tổng số quả chắc của MD7 là 25,1 quả/cây, còn giống L14 là 15,6 quả/cây [18].

Số quả chắc/cây: Là yếu tố được quyết định vào giai đoạn quả mẩy, thông thường những giống có tỷ lệ quả chắc cao thì có tiềm năng năng suất cao. Nhìn vào bảng 3.10 chúng ta thấy rằng các giống lạc thí nghiệm có số quả chắc/cây biến động từ 11,4 đến 14,8 quả chắc/cây. Giống L14 có số quả chắc/cây cao

nhất 14,8 quả chắc/cây cao hơn so với giống đối chứng là 1,7 quả chắc/cây. Giống MD7, TB25, L23 có số quả chắc lần lượt là 11.4, 11.8, 12,1 thấp hơn so với giống đối chứng từ 1-1,7 quả chắc/cây.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn Liết và các cộng sự ( 2010). Theo nghiên cứu của Vũ Văn Liết thì giống L14 có các yếu tố cấu thành năng suất nổi trội như tổng số quả chắc/ cây ( 13,6 quả/cây); tỷ lệ quả chắc ( 80,47%); tỷ lệ quả 1 hạt thấp và quả 3 hạt cao; khối lượng 100 hạt chỉ đạt 60,5g. Khi nghiên cứu tại Tân Yên, Bắc Giang thì Nguyễn Thị Lan và Lê Đình Hải (2009) cho biết tỷ lệ quả chắc/cây của giống MD7 là 13,3 quả/cây cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi nhưng tỷ lệ quả chắc/ cây của giống L14 lại thấp hơn ( 11,3 quả/ cây) [20] [18].

Tỷ lệ quả 1 hạt của giống đối chứng là cao nhất 11,9%; sau đó lần lượt là MD7, L23, TK10 và L14. Giống có tỷ lệ quả 1 hạt thấp nhất là TB25 với 5,7%. Tỷ lệ quả 3 hạt của giống MD7 là thấp nhất (2 %), thấp hơn so với giống Đỏ Bắc Giang 0,5%; cao nhất là giống TB25 (50%), Các giống còn lại đều có tỷ lệ quả 3 hạt cao hơn so với đối chứng.

Khối lượng 100 quả của các giống biến động lớn, từ 124 - 227 g. Giống TB25 có khối lượng 100 quả cao nhất là 227 g do giống TB25 tỷ lệ quả 3 hạt rất cao (50%). Các giống còn lại có khối lượng 100 quả cao hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Khối lượng 100 hạt của các giống biến động từ 55,5 - 69,2g, Giống MD7 có khối lượng 100 hạt (59,0 g) tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có khối lượng 100 hạt tương đương nhau (từ 64,6 - 69,2 g) và cao hơn so với giống đối chứng (Đỏ Bắc Giang).

Cũng theo Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đình Chính ( 2011) khi nghiên cứu tại Gia Lâm, Hà Nội thì khối lượng 100 quả của MD7 là 150,18 g cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, nhưng P100 quả của TB25 thì thấp

hơn (178,67 g). Trong khi đó P100 hạt của cả hai giống MD7 và TB25 đều thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (P100 hạt của MD7 là 41,23g, TB25 là 51,95g). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Lê Đình Hải (2009) tại Tân Yên, Bắc Giang. Theo đó P100 quả của giống MD7 là 98,5g, giống L14 là 102,6g [13].

Tỷ lệ hạt/quả có ảnh hưởng trực tiếp đến thị hiếu người tiêu dùng và giá trị kinh tế của từng giống. Tỷ lệ hạt/quả của các giống lạc thí nghiệm dao động từ 70,4% đến 82,2%. Các giống thí nghiệm đều có tỉ lệ hạt/quả thấp hơn giống đối chứng. Giống L23 có tỷ lệ hạt/ quả thấp nhất chỉ đạt 70,4%, thấp hơn 11,8% so với giống đối chứng.

Qua bảng 3.10 chúng ta thấy rằng các giống TB25, L14, L23 đều có kích thước quả to, khối lượng 100 quả cao nhưng tỷ lệ hạt/quả của chúng lại thấp hơn giống đối chứng. Trong khi đó giống đối chứng có khối lượng 100 hạt thấp nhất nhưng lại có tỷ lệ hạt/quả cao nhất. Qua đây cho thấy, khối lượng 100 quả của các giống không phản ánh được tỷ lệ hạt/quả cao hay thấp. Năng suất cá thể của cây thể hiện tiềm năng năng suất của giống, được quyết định bởi các yếu tố như số quả trên cây, số quả chắc, số hạt trên quả và khối lượng hạt. Các giống thí nghiệm đều có năng suất cá thể khá cao, biến động từ 14,1 - 19 g/cây. Như vậy giống lạc L14 có năng suất cá thể cao nhất cao hơn so với giống đối chứng 4,9g/cây. Các giống còn lại có năng suất cá thể cao hơn giống đối chứng từ 1,2 - 4,9 g. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ trồng. Năng suất lý thuyết các giống tham gia thí nghiệm đều cao hơn năng suất của giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Giống L14 là giống có năng suất lý thuyết cao nhất 56,9 tạ/ha.

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Năng suất thực thu cao là mục tiêu của tất cả các nghiên cứu về giống và biện pháp

kỹ thuật canh tác. Năng suất thực thu của các giống biến động từ 20 - 24,5 tạ/ha. Các giống L23, TB25 và TK10 có năng suất thực thu tương đương nhau chúng biến động từ 22,3 - 23,0 tạ/ha cao hơn giống đối chứng. Giống MD7 có năng suất (21,4 tạ/ha) tương đương với giống đối chứng. Riêng giống L14 có năng suất thực thu cao hơn hẳn so với giống đối chứng (24,5 tạ/ha) ở độ tin cậy 95%.

Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đình Chính (2011) tại Gia Lâm, Hà Nội. Theo đó thì năng suất thực thu của cả hai giống MD7 và TB25 lần lượt là 22,6 tạ/ha, 28,7 tạ/ha.

Theo nghiên cứu của Bùi Xuân Sửu và các cộng sự (2010) thì năng suất thực thu của giống Lạc Đỏ Bắc Giang ở vụ xuân khi gieo trồng tại Gia Lâm, Hà Nội là 25 - 26 tạ/ha; cao hơn so với kết quả của chúng tôi. Điều này có thể giải thích là do đất tại Gia Lâm, Hà Nội tốt hơn, điều kiện về nước tưới cũng đảm bảo hơn so với trồng tại Yên Thế, Bắc Giang [24].

Kết quả này cũng thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Lan và Lê Đình Hải (2009) tại Tân Yên, Bắc Giang. Theo đó năng suất thực thu của giống L14 là 34,56 tạ/ha [18].

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu vụ Thu Đông năm 2013 và vụ Xuân năm 2014 chúng tôi thấy giống lạc L14 có thời gian sinh trưởng ngắn; khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh khá; năng suất thực thu 2 vụ đạt 24 - 24,5 tạ/ha cao hơn hẳn so với giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 64)