Tình hình sản xuất lạc tại Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 31)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Tình hình sản xuất lạc tại Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh Trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi có lịch sử trồng lạc từ lâu. Là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai, nhân lực... rất thuận lợi để phát triển cây lạc. Chính vì thế mà trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh thì cây lạc được đặc biệt quan tâm và được xác định là cây hàng hoá thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh. Đã hình thành vùng sản xuất lạc hàng hóa với diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 11,7 nghìn ha,năng suất 24,7 tạ/ha, sản lượng 28,8 nghìn tấn

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh giai đoạn 2006 - 2013 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Nghìn tấn) 2006 9,7 17,1 16,6 2007 10,1 19,0 19,1 2008 12,6 20,5 25,8 2009 11,2 20,6 23,1 2010 11,5 22,2 25,5 2011 11,6 22,8 26,5 2012 11,8 24,0 28,3 2013 11,7 24,7 28,8

Qua bảng 1.3 cho thấy trong những năm qua diện tích lạc luôn có biến động từ 9,7 nghìn ha (năm 2006) lên 11,7 nghìn ha (2013), cao nhất là 12,6 nghìn ha (năm 2008). Bên cạnh đó cùng với sự biến động của diện tích là sự tăng lên về năng suất và sản lượng, tuy nhiên tốc độ tăng chậm.

Nguyên nhân dẫn đến năng suất và sản lượng tăng chậm ở Bắc Giang là do chưa có bộ giống tốt cho năng suất cao, chống chịu tốt, công tác quản lý giống lạc còn hạn chế, một số mô hình sản xuất lạc chưa thực sự hiệu quả và khả năng nhân rộng mô hình chưa cao. Lạc sử dụng làm giống chủ yếu do dân tự để từ vụ xuân năm trước, rất dễ mất sức nẩy mầm, gieo trồng tỉ lệ mọc thấp nên mật độ trồng không đảm bảo. Do thiếu giống có khả năng kháng bệnh, nên tỉ lệ nhiễm bệnh chết xanh cao, năng suất lạc thấp, không ổn định. Cùng với vấn đề về giống là thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, mạng lưới thu mua chưa phát triển, sản phẩm của nông dân còn nặng về tự cung tự cấp.

Tình hình sản suất lạc ở các huyện của tỉnh Bắc Giang trong 4 năm trở lại đây (2010 - 2013) được thể hiện rõ ở bảng 1.4: Diện tích trồng lạc ở hầu hết các huyện đều có biến động. Hiệp Hòa là huyện có diện tích trồng lạc lớn thứ 2 của tỉnh song diện tích trồng lạc lại giảm mạnh nhất, năm 2010 là 2.385 ha, đến năm 2013 chỉ còn 2.209 ha, giảm 176 ha; tiếp đến là huyện Yên Dũng năm 2010 có diện tích lạc là 488 ha đến năm 2013 chỉ còn 348 ha, giảm 140 ha so với năm 2010; Huyện Việt Yên năm 2010 có diện tích lạc là 875 ha, đến năm 2013 chỉ còn 744 ha, giảm 131 ha so với năm 2013.

Tân Yên có diện tích trồng lạc lớn nhất tỉnh, cũng là huyện có diện tích lạc tăng mạnh nhất, năm 2010 diện tích lạc là 2.445 ha, tăng 337,5 ha so với năm 2013; tiếp đến là huyện Lục Nam năm 2010 có diện tích lạc là 2.339 ha đến năm 2013 là 2.505 ha, tăng 166 ha so với năm 2010; tiếp đến là huyện Yên Thế năm 2010 có diện tích lạc là 1.256 ha đến năm 2013 là 1.297 ha, tăng 41 ha so với năm 2010.

Toàn tỉnh diện tích lạc năm 2013 là 11.662 ha, so với năm 2010 tăng 137 ha. Các huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất tỉnh là: Huyện Tân Yên đứng thứ nhất về diện tích trồng lạc, đứng thứ 2 là huyện Hiệp Hòa, đứng thứ 3 là huyện Lục Nam và đứng thứ 4 là huyện Yên Thế.

Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng lạc các huyện từ năm 2010 đến 2013 ở tỉnh Bắc Giang

Địa điểm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 84 147 168 252

Năng suất (tạ/ha) 26,7 24,4 25,8 25,5 TP Bắc

Giang

Sản lượng (tấn) 224 358 448 672

Diện tích (ha) 480 460 470 480

Năng suất (tạ/ha) 20,1 26,3 25,5 23,9 Lục Ngạn

Sản lượng (tấn) 965 1.212 1.196 1.149 Diện tích (ha) 2.339 2.369 2.485 2.505 Năng suất (tạ/ha) 24,5 25,5 27,1 28,0 Lục nam

Sản lượng (tấn) 5.727 6.044 6.732 7.017

Diện tích (ha) 343 344 378 356

Năng suất (tạ/ha) 19,6 20,4 21,69 21,9 Sơn Động

Sản lượng (tấn) 671 703 820 823

Diện tích (ha) 1.256 1.223 1.258 1.297 Năng suất (tạ/ha) 21,3 21,6 21,8 22.1 Yên Thế

Sản lượng (tấn) 2.675 2.641 2.742 2.866 Diện tích (ha) 2.385 2.314 2.265 2.209 Năng suất (tạ/ha) 19,3 19,9 21,1 20,4 Hiệp Hòa

Sản lượng (tấn) 4.606 4.616 4.774 4.504

Diện tích (ha) 830 879 902 803

Năng suất (tạ/ha) 22,2 22,8 23,1 20,4 Lạng

Giang

Sản lượng (tấn) 1.843 2.004 2.084 1.778 Diện tích (ha) 2.445 2.574 2.439 2.782,5 Năng suất (tạ/ha) 23,2 23,1 25,0 26,6 Tân Yên

Sản lượng (tấn) 5.677 5.945 6.096 7.407

Diện tích (ha) 875 951 980 744

Năng suất (tạ/ha) 23,8 22,7 24,8 25,4 Việt Yên

Sản lượng (tấn) 2.080 2.162 2.434 1.893

Diện tích (ha) 488 387 428 348

Năng suất (tạ/ha) 18,5 19,6 21,0 21,0 Yên

Dũng

Sản lượng (tấn) 903 759 897 731

Theo chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới gia đoạn 2011 - 2015 của tỉnh (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/02/2011 của Tỉnh uỷ Bắc Giang)

về cây lạc là: Phát triển và giữ ổn định diện tích đến năm 2015 đạt 12.000 - 13.000 ha, trong đó diện tích lạc thâm canh cao khoảng 4.000 - 5.000 ha, năng suất 30 tạ/ha, sản lượng 12.000 - 15.000 tấn; chú trọng mở rộng diện tích lạc thu, lạc Đông để làm giống cho vụ xuân với diện tích 2.000 - 2.500 ha, tập trung ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)