Khả năng phân cành của các giống lạc ở thời điểm thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Khả năng phân cành của các giống lạc ở thời điểm thu hoạch

Khả năng phân cành của cây lạc phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm di truyền của từng giống và cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.

Theo Nguyễn Thị Chinh (2006) số cành cấp 1 và cành cấp 2 có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì thế hầu hết các giống lạc có số cành cấp 1 và cấp 2 nhiều đều cho năng suất cao [3].

Bảng 3.2. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm ở vụ thu đông 2013 Tên Giống Số cành cấp 1 (cành/cây) Số cành cấp 2 (cành/cây) Đỏ BG(đ/c) 4,0 1,7 L14 5,4 2,7 L23 5,1 2,2 MD7 4,4 2,4 TB25 4,7 1,7 TK10 5,1 2,5 Cv% 6,5 10 LSD 05 0,6 0,4

Qua số liệu bảng 3.2: Khi theo dõi khả năng phân cành của các giống lạc vào thời điểm thu hoạch chúng tôi nhận thấy, số cành cấp 1 trên cây có sự biến động từ 4,0 - 5,4 cành/cây. Trong đó, giống có khả năng phân cành cấp 1 lớn nhất là giống L14 cao hơn so với giống đối chứng 1,4 cành. Giống L23 và TK10 cao hơn so với giống đối chứng 1,1 cành/cây, giống TB25 có số cành cấp 1 cao hơn so với đối chứng 0,7 cành/cây. Giống MD7 có số cành cấp 1 tương đương với giống đối chứng.

Giống L14 có số cành cấp 2 trên cây là cao nhất với 2,7 cành/cây, cao hơn so với đối chứng là 1 cành/cây. Giống TB25 và đối chứng có cành cấp 2 thấp nhất là 1,7 cành/cây. Số cành cấp 2 của giống MD7 là 2,4 cành/cây; của giống TK10 là 2,5 cành/cây; của giống L23 là 2,2 cành/cây.

Qua kết quả cho thấy, hầu hết các giống đều có khả năng phần cành tốt và cao hơn so với giống đối chứng, giống có khả năng phân cành mạnh nhất là L14.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)