Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 58)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống

thí nghiệm

Năng suất cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như đặc điểm của giống, điều kiện khí hậu, đất đai, điều kiện canh tác. Vì vậy, năng suất cây trồng là cơ sở quan trọng để đánh giá bản chất di truyền cũng như khả năng thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật.

Năng suất cây trồng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố cấu thành năng suất. Yếu tố cấu thành năng suất là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng suất của cây và là cơ sở tạo nên năng suất của giống. Giá trị của chúng phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác. Nếu tích lũy chất khô là kết quả của quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ, thì năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chính là kết quả của quá trình tích lũy chất khô nhưng diễn ra ở bộ phận kinh tế. Như vậy, thành phần sinh hóa và dinh dưỡng là các yếu tố đã làm nên sự khác nhau về chất giữa các bộ phận kinh tế với các bộ phận khác của cơ thể sinh vật.

Các yếu tố cấu thành năng suất của lạc bao gồm: Số quả/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, số cây/đơn vị diện tích. Đây chính là những yếu tố kinh tế cơ bản, do đó việc tìm hiểu và đánh giá vai trò của chúng là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình nghiên cứu.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc thí nghiệm ở vụ Thu Đông 2013 Tên giống Tổng số quả (quả/ cây) Số quả chắc (quả/ cây) Tỉ lệ quả 1 hạt (%) Tỉ lệ quả 3 hạt (%) P 100 Quả (g) P 100 hạt (g) Tỉ lệ hạt/ quả (%) NSCT (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Đỏ BG(đ/c) 14,5 11,4 11,5 2,3 121 53,0 82,0 13,8 41,5 19,5 L14 19,5 12,0 10,6 3,7 175 69,4 75,0 18,5 55,5 24,0 L23 17,2 9,8 10,8 3,3 170 65,5 70,5 16,3 49,0 21,9 MD7 12,5 9,5 11,2 1,9 130 58,5 70,0 14,9 44,6 20,7 TB25 16,0 9,7 5,2 51,1 221 64,5 71,0 16,1 48,4 21,4 TK10 16,8 11,8 10,5 2,6 151 66,0 79,5 17,2 51,6 22,3 CV% 3,7 2,6 1,9 9,0 4,2 4,2 3,5 LSD.05 1,1 0,5 5,4 1,1 1,2 3,7 1,4

Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm được trình bày trong bảng trên cho thấy:

Tổng số quả/cây có sự biến động từ 12,5 - 19,5 quả/cây. Giống L14 tổng số quả cao nhất là 19,5 quả/cây cao hơn giống đối chứng Đỏ Bắc Giang 5 quả/cây ở độ tin cậy 95%. Sau đó đến giống L23 với 17,2 quả/cây, giống TK10 và TB25 có tổng số quả tương đương nhau là 16,8 quả/cây và 16 quả/cây, cao hơn so với giống đối chứng . Giống MD7 có tổng số quả trên cây thấp nhất và thấp hơn so với giống đối chứng (12,5 quả/cây).

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đình Chính (2011) tại Gia Lâm Hà Nội; tổng số quả/cây của giống MD7 là 8,56 quả/cây; giống TB25 là 7,02 quả/cây [13].

Số quả chắc/cây: là yếu tố được quyết định vào giai đoạn quả mẩy, thông thường những giống có tỷ lệ quả chắc cao thì có tiềm năng năng suất cao. Nhìn vào bảng 3.5 các giống lạc thí nghiệm đều có số quả chắc/cây dao động từ 9,5

đến 12 quả chắc/cây. Giống L14 có số quả chắc/cây cao nhất 12 quả chắc/cây cao hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Giống TK10 có số quả chắc/cây tương đương so với giống đối chứng. Các giống còn lại có số quả chắc/cây thấp hơn so với giống đối chứng.

Tỷ lệ quả 1 hạt của giống đối chứng là cao nhất 11,5%; sau đó lần lượt là L23, MD7, L14 và TK10. Giống có tỷ lệ quả 1 hạt thấp nhất là TB25 với 5,2%. Tỷ lệ quả 3 hạt của giống L23 là thấp nhất (1,9 %), thấp hơn so với giống đối chứng; cao nhất là giống TB25 (51.1%), Các giống còn lại đều có tỷ lệ quả 3 hạt cao hơn so với đối chứng từ 0,2% đến 1,4%.

Khối lượng 100 hạt là chỉ tiêu phản ánh kích thước hạt của từng giống nên có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lạc nhân và nó cũng có sự khác nhau giữa các giống. Qua kết quả theo dõi cho thấy giống TB25 có khối lượng 100 quả cao nhất (221g) do giống TB25 tỷ lệ quả 3 hạt rất cao (51,1%), nhưng khối lượng 100 hạt chỉ đạt 64,5g, cao hơn so với giống đối chứng. Giống L14 có P100 hạt cao nhất. Giống đối chứng có P100 quả và P100 hạt thấp nhất lần lượt là 121g và 55,2g. Các giống còn lại đều có P100 quả và P100 hạt cao hơn so với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ hạt/quả có ảnh hưởng trực tiếp đến thị hiếu người tiêu dùng và giá trị kinh tế của từng giống. Tỷ lệ hạt/quả của các giống lạc thí nghiệm biến động từ 70% đến 82%. Các giống thí nghiệm đều có tỉ lệ hạt/quả thấp hơn giống đối chứng. Giống MD7 có tỷ lệ hạt/ quả thấp nhất chỉ đạt 70.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đình Chính (2011), giống MD7 có tỷ lệ nhân là 70,08%; giống TB25 là 70,7% [13].

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các giống TB25, L14, L23 đều có kích thước quả to, khối lượng 100 quả cao hơn so với giống đối chứng nhưng tỷ lệ hạt/quả lại thấp hơn so với giống đối chứng.

Năng suất cá thể của cây thể hiện tiềm năng năng suất của giống, được quyết định bởi các yếu tố như số quả trên cây, số quả chắc, số hạt trên quả và khối lượng hạt. Các giống thí nghiệm đều có năng suất cá thể khá cao, biến động từ 13,8 - 18,5 g/cây. Như vậy giống lạc L14 có năng suất cá thể cao nhất (18,5g).

Năng suất cá thể cùng với mật độ gieo trồng sẽ quyết định năng suất lý thuyết của giống. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa mà giống có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng của giống ở mỗi điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ canh tác nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ trồng. Giống L14 có năng suất lý thuyết (55,5 tạ/ha) cao hơn hẳn so với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định. Năng suất thực thu cao là mục tiêu của tất cả các nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Năng suất thực thu của các giống biến động từ 19,5 - 24,0 tạ/ha. Giống L14 có năng suất thực thu cao nhất (24,0 tạ/ha).

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đình Chính (2011) tại Gia Lâm, Hà Nội, giống MD7 có năng suất cá thể là 6,53g/cây; năng suất lý thuyết 26,12 tạ/ha, năng suất thực thu 20,09 tạ/ha; giống TB25 có năng suất cá thể là 6,08g/cây; năng suất lý thuyết 24,34 tạ/ha, năng suất thực thu 20,72 tạ/ha [13].

Qua kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy giống lạc L14 là giống cho năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng và các giống lạc thí

nghiệm. L14 có thể xem là giống phù hợp để phát triển trong sản xuất ở vụ Thu Đông.

3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc ở vụ Xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giống lạc ở vụ Xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc giống lạc

Qua theo dõi về khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014 tại huyện Yên Thế, kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2014

Giai đoạn sinh trưởng

Tên giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Gieo đến mọc (ngày) Mọc đến ra hoa (ngày) Thời gian ra hoa (ngày) Thời gian sinh trưởng (ngày) Đỏ BG(đ/c) 92,6 12 33 40 120 L14 95,1 11 28 21 115 L23 95,0 12 29 30 115 MD7 93,1 13 30 35 118 TB25 94,1 12 32 33 117 TK10 94,3 12 29 24 115

Vào tháng 2, trong khoảng thời gian từ gieo đến mọc, nhiệt độ còn thấp (trung bình 16,70C), lượng mưa thấp nên các giống lạc mọc tương đối chậm. Thời gian gieo đến mọc của lạc dao động từ 11 - 13 ngày. Sớm nhất là giống L14 và TK10 thời gian từ gieo đến mọc là 11 ngày, sớm hơn giống đối

chứng 1 ngày; các giống khác có thời gian từ gieo đến mọc là 12 ngày bằng với giống đối chứng, giống MD7 mọc muộn nhất (13 ngày).

Tuy nhiên, do chất lượng hạt giống tốt và ẩm độ trung bình đạt 83% thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt nên các giống vẫn có tỉ lệ nảy mầm khá cao (92,6 - 95,1%), cao nhất là giống lạc L14 tỷ lệ nảy mầm đạt tới 95,1% cao hơn giống đối chứng. Kết quả này phù hợp với nghiên của của Vũ Văn Liết và các đồng nghiệp (2010) tại Sơn Động, Bắc Giang; giống L14 có tỷ lệ mọc mầm là 95,6%

Vào thời gian này, một số đợt mưa nhỏ xuất hiện, nhiệt độ tăng trung bình đạt 25,50C - 25,90C, thời tiết ấm áp, ẩm độ cao (87%) nên lạc sinh trưởng, phát triển khá thuận lợi. Các giống tham gia thí nghiệm đều ra hoa sớm hơn giống đối chứng từ 1 đến 5 ngày. Giống ra hoa sớm nhất là L14, thời gian từ mọc đến ra hoa là 28 ngày, sau đó là L237 và TK10 thời gian mọc đến ra hoa là 29 ngày, tiếp đến là MD7 và TB25 thời gian từ mọc đến ra hoa là 30 và 32 ngày, cuối cùng là giống đối chứng Đỏ Bắc Giang thời gian mọc đến ra hoa là 33 ngày.

Thời gian ra hoa là thời gian từ lúc lạc bắt đầu ra hoa đến khi lạc tắt hoa. Thời gian ra hoa ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của lạc. Thời gian ra hoa ngắn thì thời gian đâm tia hình thành quả tập trung và đồng đều. Ngược lại thời gian ra hoa kéo dài thì thời gian đâm tia hình thành quả không đều, quả chín không tập trung. Thời gian ra hoa có sự dao động giữa các giống từ 21- 40ngày. Giống L14 có thời gian ra hoa ngắn nhất là 21 ngày, sau đó là TK10 thời gian ra hoa là 24 ngày, giống L23 có thời gian ra hoa là 30 ngày, giống TB25 có thời gian ra hoa là 33 ngày, giống MD7 có thời gian ra hoa là 35 ngày, giống đối chứng Đỏ Bắc Giang có thời gian ra hoa dài nhất là 40 ngày.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi xuân Sửu và các đồng nghiệp (2010) tại Gia Lâm, Hà Nội; giống lạc Đỏ Bắc Giang có thời

gian ra hoa là 40 ngày [24].

Thời gian sinh trưởng của các giống lạc biến động từ 115 đến 120 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống đối chứng 120 ngày. Nhìn chung các giống lạc thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày.

3.2.2. Khả năng phân cành của các giống lạc ở thời điểm thu hoạch.

Khả năng phân cành của cây lạc phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm di truyền của từng giống và cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.

Bảng 3.7. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm ở vụ Xuân 2014 Tên giống Số cành cấp 1 (cành/cây) Số cành cấp 2 (cành/cây) Đỏ BG (đ/c) 7,4 2,1 L14 8,0 3,0 L23 7,5 2,4 MD7 7,2 1,8 TB25 6,6 2,2 TK10 7,8 2,6 Cv% 8,3 10,8 LSD 05 1,1 0,5

Qua số liệu bảng 3.7 khi theo dõi khả năng phân cành của các giống lạc vào thời điểm thu hoạch chúng tôi nhận thấy, số cành cấp 1 của các giống là tương đương Trong đó, giống L14 là 8,0 cành, lần lượt các giống TK10, L23, Đỏ Bắc Giang, MD7, TB25 là 7,8; 7,5; 7,4; 7,2 và 6,6 cành.

Số cành cấp 2 trên cây có sự biến động từ 2.1 - 3 cành/cây, cao nhất là giống L14 với 3 cành/cây, cao hơn so với đối chứng là 0,9 cành/cây. Các giống còn lại có số cành cấp 2 tương đương với giống đối chứng.

Qua kết quả cho thấy, các giống đều có khả năng phân cành tốt và giống có khả năng phân cành mạnh nhất là L14.

3.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc

Nốt sần thường bắt đầu hình thành khoảng 25 - 30 ngày sau gieo, số lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng và tăng nhanh nhất từ thời kỳ ra hoa đến đâm tia hình thành quả, thời kỳ chín đến thu hoạch nốt sần già, vỡ hoặc rụng lại trong đất.

Khả năng hình thành nốt sần của lạc có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của lạc. Nhờ khả năng cố định đạm, giúp cho việc cung cấp đạm cho lạc sinh trưởng phát triển, vì vậy sự hình thành nốt sần sớm hay muộn, nhiều hay ít, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất lạc.

Bảng 3.8. Khả năng hình thành nốt sần, nốt sần hữu hiệu của các giống lạc thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2014

Đơn vị: Cái/cây

Thời kỳ ra hoa Thời kỳ quả chắc Tên giống

Tổng số Hữu hiệu Tổng số Hữu hiệu

Đỏ BG (đ/c) 65,0 56,0 114,0 103,0 L14 75,5 65,5 133,5 122,8 L23 77,0 67,0 116,5 103,6 MD7 62,5 55,8 110,5 101,8 TB25 73,5 65,0 124,0 113,0 TK10 69,0 58,0 116,0 105,2

Qua số liệu thể hiện trên bảng 3.8 cho thấy: Ở thời kỳ ra hoa số nốt sần hữu hiệu của các giống lạc biến động từ 55,8 đến 67 cái/cây, giống MD7 có số nốt sần thấp là 55,8 cái/cây, thấp hơn so với giống đối chứng. Các giống còn lại đều có số cái/cây cao hơn so với giống đối chứng, cao nhất là giống

L14 với 67 cái/cây.

Thời kỳ quả chắc: Số nốt sần hữu hiệu của các giống đều tăng mạnh. Giống MD7 có số nốt sần hữu hiệu thấp nhất 101,8 cái/cây. Các giống thí nghiệm còn lại đều có số nốt sần hữu hiệu cao hơn so với giống đối chứng. Cao nhất là giống L14 với 122,8 cái/cây.

Theo Vũ Văn Liết và các đồng nghiệp (2010) khi nghiên cứu tại Sơn Động, Bắc Giang; Giống lạc L14 có số lượng nốt sần hữu hiệu ở thời kỳ quả chắc (97,86) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [20].

Nhìn chung trong hai thời kỳ theo dõi thì các giống lạc thí nghiệm có tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu ở thời kỳ vào chắc lớn hơn thời kỳ ra hoa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)