4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4. Tình hình sản xuất lạc tại Yên Thế
Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có địa hình đồi núi thấp, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của một số cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có cây lạc. Hàng năm toàn huyện gieo trồng từ 1.100 -1.200 ha, đã hình thành các vùng trồng lạc tập trung tại các xã. Sản phẩm chủ yếu để phục vụ nhu cầu làm thực phẩm tiêu dùng và chế biến công nghiệp (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 của huyện Yên Thế).
Với quan điểm ”phát triển kinh tế là trọng tâm” căn cứ vào tiềm năng thế mạnh của địa phương, ngay từ những năm 2006 Huyện ủy Yên Thế đã ban hành Chương trình phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2006 - 2010 trong đó xác định cây lạc là một trong sáu cây hàng hóa cần tập trung chỉ đạo mở rộng ở một số xã. Do vậy diện tích lạc của huyện hàng năm luôn ổn định từ 1000 - 1.200 ha (năm cao nhất đạt 1.509 ha - năm 2008), một số giống lạc mới được đưa vào sản xuất như: L08, TQ6, L02.... đã đưa năng suất lạc của huyện từ 16,3 tạ/ha năm 2006 lên 24,1 tạ/ha năm 2013, chất lượng lạc thương phẩm được đảm bảo và tiêu thụ thuận lợi trên thị trường.
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Yên Thế qua các năm (2006 - 2013)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2006 1.090 16,3 1.777 2007 1.101 19,6 2.154 2008 1.509 20,7 3.118 2009 1.281 21,1 2.708 2010 1.256 21,3 2.675 2011 1.223 21,6 2.641 2012 1.258 21,8 2.742 2013 1.297 22,1 2.866
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2013
Qua bảng 1.5 cho thấy diện tích trồng lạc của huyện Yên Thế liên tục tăng trong những năm gần đây, cao nhất là năm 2008 (1.509 ha).
Yên Thế là một huyện có diện tích trồng lạc khá lớn của tỉnh Bắc Giang, năm 2013 diện tích trồng lạc của huyện là 1.297 ha. Nhìn chung diện tích lạc tại huyện Yên Thế tương đối ổn định qua các năm. Theo xu hướng trồng lạc của toàn tỉnh, diện tích trồng lạc của huyện tăng dần từ năm 2006 đến năm 2008. Sau đó, năm 2008 - 2011 diện tích lạc có xu hướng giảm dần. Năm 2011, diện tích lạc của huyện đạt 1.223 ha, giảm 286 ha so với năm 2008 là năm có diện tích lạc cao nhất đạt 2.509 ha. Từ năm 2011 - 2013 thì diện tích lại tiếp tục tăng lên. Một số xã trong huyện có diện tích trồng lạc lớn và đã đạt được năng suất lạc tương đối cao như các xã: Canh Nậu, Xuân Lương, Tam Tiến, Tân Hiệp, Tiến Thắng, An Thượng... Cây lạc được trồng ở tất cả các xã, thị trấn của huyện và được trồng chủ yếu trên đất chuyên màu của huyện.
Về năng suất lạc cũng có sự chuyển biến tích cực, năm 2006 năng suất chỉ đạt 16,3 tạ/ha, sau đó năng suất tăng lên đáng kể và đạt 22,1 tạ/ha (năm
2013). Điều này, được giải thích là do có sự quan tâm chỉ đạo trong việc tích cực áp dụng tiến bộ KHKT, thực hiện biện pháp thâm canh làm cho năng suất tăng lên đáng kể.
Cùng với sự gia tăng về diện tích và năng suất lạc thì sản lượng lạc của huyện cũng tăng lên đáng kể từ 1.777 tấn năm 2006 lên 2.866 tấn năm 2013
Ở Yên Thế lạc được gieo trồng ở cả ba vụ sản xuất trong năm (vụ xuân, vụ hè thu và vụ thu đông), trong đó vụ xuân là vụ lạc chính. Các giống lạc trồng phổ biến ở địa bàn huyện là các giống: Đỏ BG, L08… ngoài ra hiện nay, bà con trong huyện còn gieo trồng một số giống lạc mới như VD1,L26.. tuy nhiên diện tích còn ít.
Nhìn chung, sản xuất lạc của huyện Yên Thế còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do diện tích sản xuất lạc của huyện chủ yếu thực hiện tập trung ở vụ xuân, diện tích trồng lạc trong vụ hè thu và thu đông còn ít, không ổn định nên việc áp dụng các biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng chưa đạt hiệu quả cao. Chưa quy hoạch được cùng sản xuất lạc với quy mô lớn gắn với việc liên kết đầu tư hỗ trợ sản xuất và ký kết hợp đồng ba tiêu sản phẩm chưa được chú trọng. Bên cạnh đó việc chưa tìm ra được giống mới có năng suất, chất lượng, phù hợp với địa phương và việc áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất và thâm canh lạc còn hạn chế nên chưa được người dân thực sự quan tâm.
Đây cũng là lý do để chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại huyện Yên Thế. Mong muốn tìm ra được các giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương để đưa vào sản xuất đại trà, duy trì ổn định diện tích gieo trồng lạc hàng năm của huyện, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần vào việc phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa của địa phương.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU