Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh thái nguyên

100 410 0
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HƯNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG 2. TS. ĐẶNG QUÝ NHÂN THÁI NGUYÊN - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hưng ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dương Trung Dũng và TS. Đặng Quý Nhân - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thiện bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hưng iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Yêu cầu của đề tài 2 4. Ý nghĩa của đề tài 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở khoa học 4 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới 6 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 11 1.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 11 1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam 16 1.4. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa 22 1.4.1.Thời gian sinh trưởng 22 1.4.2. Chiều cao cây lúa 23 1.4.3. Khả năng đẻ nhánh 23 1.4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 24 1.4.5. Di truyền về tính chống chịu của cây lúa 25 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 27 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên 35 iv 3.2. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân 2012 37 3.2.1. Khả năng sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2012 37 3.2.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 38 3.2.3. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống vụ Xuân 2012 41 3.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 42 3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 44 3.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 45 3.3.1. Khả năng sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 45 3.3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 46 3.3.3. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống vụ Xuân 2013 48 3.3.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 49 3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 49 3.4. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật Đ/c : Đối chứng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (Food and Agriculture Organization of the United Nations) IRRI : Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (The International Rice Research Institute) KD18 : Khang Dân 18 KNX : Khẩu Nậm Xít NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu SC : Séng Cù TGST : Thời gian sinh trưởng vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới giai đoạn 1970 - 2012 7 Bảng 1.2: Năng suất lúa của một số nước đứng đầu thế giới năm 2012 9 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam năm 1961-2012 12 Bảng 1.4. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1995-2012 13 Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2012 và 2013 tại tỉnh Thái Nguyên 35 Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 37 Bảng 3.3. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 40 Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 41 Bảng 3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 43 Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 44 Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 46 Bảng 3.8. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 47 Bảng 3.9. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 48 Bảng 3.10. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 49 Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 50 Bảng 3.12. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm 51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa là cây lương thực có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, xếp ở vị trí thứ hai trên thế giới sau lúa mì. Hàng ngày lúa gạo cung cấp 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của con người. Ở Châu Á, lúa được coi là trụ cột của ngành nông nghiệp và là cây trồng chủ lực. Ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, các nước nhiệt đới và á nhiệt đới thì lúa là cây lương thực quan trọng của hàng triệu dân nơi đây. Việt Nam nước nông nghiệp nên sản xuất lương thực luôn là vấn đề quan trọng. Lúa gạo chiếm tới 90% sản lượng lương thực và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của 70% dân số sống ở nông thôn. Trước 1896, do chiến tranh xảy ta nên nước ta là quốc gia thiếu lương thực triền miên. Từ năm 1989 trở đi, an ninh lương thực đã tương đối ổn định mặc dù dân số tăng thêm khoảng 1,5 triệu người/năm. Đến nay, nước ta đã vươn lên đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Kết quả đó là tổng hợp của nhiều yếu tố như đổi mới cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới,…trong đó sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng. Do đó, cần phải nghiên cứu và tìm ra giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng vùng tiểu khí hậu khác nhau. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên 353.172 ha, nhưng do tốc độ công nghiệp hóa nhanh nên hiện nay tỷ lệ diện tích đất dành cho xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa tương đối thấp. Tổng diện tích đất nông nghiệp dành cho sản xuất lúa ở Thái Nguyên năm 2013 là 48.033 ha, chiếm xấp xỉ 13,6% diện tích đất tự nhiên. Về cơ cấu giống lúa, hiện nay Thái Nguyên đã nhiều giống lúa để phục vụ sản xuất nhưng vẫn còn thiếu những giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và bộ giống cho từng khu vực sinh thái khác nhau của tỉnh. 2 Trước bối cảnh diện tích đất sản xuất lúa ngày càng có xu hướng bị thu hẹp, cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao về sản lượng cũng như chất lượng gạo từ phía người tiêu dùng thì việc đưa những giống lúa mới có tiềm năng về năng suất cao, chất lượng và khả năng chống chịu tốt vào sản xuất nhằm bổ sung hoặc thay thế một số giống lúa trong cơ cấu giống đang gieo trồng tại Thái Nguyên là việc làm rất có ý nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh Thái Nguyên” 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thí nghiệm trong điều kiện trồng trọt ở vụ Xuân, từ đó đưa ra được những khuyến cáo trong sản xuất lúa tại Thái Nguyên. 3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được khả năng sinh trưởng của một số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên. - Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của một số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên. - Đánh giá được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đánh giá được quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của một số giống lúa thí nghiệm tại tỉnh Thái Nguyên. - Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thêm kiến thức về sản xuất lúa vào tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và chỉ đạo sản xuất. 3 Đánh giá và lựa chọn được một số giống lúa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện vụ Xuân của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. [...]... pháp nghiên cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên - Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của một số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên 28 - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu. .. số huyện trong tỉnh Lào Cai Nhằm mục đích tìm ra và bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần chất lượng của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã đề xuất đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa nêu trên tại tỉnh Thái Nguyên 1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới 7 Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới Có trên 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn... là những giống lúa thuần chất lượng cao, đã được thử nghiệm khả năng thích ứng và cho kết quả khả quan trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước ta Hai giống lúa Séng Cù và Khẩu Nậm Xít là hai giống lúa đặc sản, bản địa của tỉnh Lào Cai cũng đã được thử nghiệm khả năng thích ứng ở một số vùng thấp của tỉnh, kết quả là các giống này có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của một số huyện... vùng sản xuất lúa chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng mới chỉ phát triển một số giống lúa năng suất còn thấp, chưa chú trọng trên giống lúa có năng suất cao hơn Do vậy, việc lựa chọn những giống lúa có chất lượng tốt đồng thời có năng suất cao phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh Thái Nguyên là việc làm rất cần thiết [10] Các giống lúa DS1, J01,... thực tế, giống lúa DS1 có khả năng chống chịu rét tốt, khả năng chống đổ, năng suất cao, ít bị nhiễm bệnh, khả năng trồng được trên nhiều chân ruộng, cho năng suất cao trên mọi địa hình 1.4 Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa 1.4.1.Thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi cây lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn Thời gian sinh trưởng chủ yếu phụ thuộc vào giống, ... (Lepidoptera:Pyralidea) đối với giống lúa BT của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu về thời gian, tập tính, giao phối, sự phát tán, ký chủ phụ và chiến lược quản lý tính kháng của sâu Bên cạnh những giống lúa được chọn tạo từ nguồn gen trong nước, các nhà khoa học trong nước đã tiến hành khảo nghiệm các giống lúa nhập nội, đánh giá khả năng sinh trưởng, thích nghi với điều kiện... thường Một giống mới trước khi đưa ra sản xuất trên diện tích rộng thì giống đó cần phải được được trồng thử nghiệm để có những kết luận chính xác về khả năng thích ứng vì giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất Một giống lúa được coi là tốt thì phải thoả mãn một số yêu cầu sau: [8] - Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện canh tác tại địa phương - Cho năng suất... bạc lá lúa, trên cơ sở đó có thể điều tra phát hiện nhiều gen chống bệnh khác nhau trên cùng một giống một cách chính xác 1.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất của các giống lúa thí nghiệm 1.5.1 27 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu TT Tên giống Nguồn gốc Loại hình canh tác Việt Nam Lúa nước KD 18 1 (Đ/c) 2 ĐS1 Nhật Bản Lúa nước... kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất Trong công tác nghiên cứu giống lúa, Viện nghiên cứu lúa Quốc gia của Ấn Độ là nơi tập trung nghiên cứu và lai tạo nhiều giống lúa mới phục vụ sản xuất Cho đến nay, Ấn Độ đã có nhiều giống lúa chất lượng nổi tiếng trên thế giới như Bastima, Brimphun Bastima có giá lên tới 850 đô la Mỹ/tấn, cao gần gấp đôi giống lúa chất lượng cao nổi tiếng của Thái Lan giá 460... thơm nhẹ Tiềm năng năng suất cao, trung bình đạt từ 6-6,5 tấn/ha, thâm canh cao đạt 78 tấn/ha (Trần Thị Lan, 2011) Từ vụ mùa năm 2005, trung tâm giống cây trồng tỉnh Hòa Bình đã đưa vào trồng khảo nghiệm giống lúa DS1 ở một số xã của huyện Đà Bắc và Kim Bôi, năng suất giống lúa DS1 qua mấy vụ sản xuất luôn đạt trên 50 tạ/ha Quan trọng nhất là giống lúa thấp hơn các loại giống khác, khả năng chống 21 . thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 44 3.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên. nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh Thái Nguyên 2. Mục tiêu của đề tài. năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân 2012 37 3.2.1. Khả năng sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2012 37 3.2.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Ngày đăng: 19/08/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan