1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện cần giờ tp.hcm

92 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN I. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ MUỐI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT MUỐI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH: Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn chặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển. Với 23 km chiều dài bờ biển, nghề làm muối tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển khá lâu, diện tích sản xuất muối bình quân hàng năm khoảng 1.500 ha, thứ 4 về quy mô diện tích sản xuất muối của cả nước (năm 2013) (sau Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bến Tre), nghề làm muối tại huyện Cần Giờ đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Các xã có vùng sản xuất muối như: Lý Nhơn, Thạnh An, Cần Thạnh và Long Hoà. Trong đó, xã Lý Nhơn được Ủy ban nhân dân thành phố chọn xây dựng 1 trong 4 làng nghề trọng điểm của thành phố theo Quyết định số 2988/2003/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2003, và một trong các làng nghề được bảo tồn theo Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP. Hồ Chí Minh tại Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố. Sản lượng sản xuất bình quân hàng năm từ 90 đến 100 ngàn tấn/năm, nghề làm muối tại huyện Cần Giờ nói chung và làng nghề muối xã Lý Nhơn nói riêng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội, cung cấp lượng muối khá lớn cho TP. Hồ Chí Minh, cả nước và kể cả xuất khẩu, góp phần khai thác được lợi thế vùng ven biển Cần Giờ. Vì vậy, trong những năm qua nghề muối tại huyện Cần Giờ được chính quyền Trung ương và Thành phố quan tâm hỗ trợ. Tại Việt Nam, theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 phải "Đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả và bền vững; đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; giảm dần nhập khẩu muối công nghiệp và tăng dần xuất khẩu muối, các sản phẩm sau muối; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho diêm dân và những người lao động trong ngành muối và góp phần tích cực vào việc phòng, chống các bệnh rối loạn do thiếu iốt". Các mục tiêu phát triển cụ thể 2 là đảm bảo "Đến năm 2020: Diện tích sản xuất muối 14.500 ha, trong đó muối công nghiệp 8.500 ha; Sản lượng muối 2.000.000 tấn, trong đó muối công nghiệp 1.350.000 tấn". Tại thành phố Hồ Chí Minh, Quy hoạch sản xuất muối đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5765/QĐ-UBND, ngày 20/12/2010 và Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020. Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố, huyện Cần Giờ được chọn là huyện duy nhất của thành phố xây dựng kế hoạch tạo sự đột phá trên địa bàn huyện trong thời kỳ mới, nhằm xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới có lợi thế về biển của thành phố và cả nước (theo Công văn số 3104/VP-CNN ngày 17 tháng 5 năm 2011 của văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố). Tuy nhiên, trước những nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra và cùng với những dự báo trong tương lai, nghề làm muối của diêm dân huyện Cần Giờ phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức. Trong 4 năm trở lại đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, mỗi năm đều có thiệt hại do mưa trái mùa (năm 2012/2010 sản lượng giảm 54%, tương ứng với 55.000 tấn; niên vụ 2011/2012 thiệt hại khoảng 16.105 tấn; niên vụ 2012/2013 thiệt hại 9.980 tấn), nếu lấy giá muối bình quân 1.500 đồng thì tổng giá trị giảm (thiệt hại) trong 4 năm qua là 120 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ giảm 180 triệu đồng. Bên cạnh đó, với phương pháp sản xuất kiểu truyền thống kết tinh trên nền đất (muối đất) hiện nay rất rủi ro khi có hiện tượng thời tiết thất thường, nếu tính bình quân trong niên vụ muối 2011 – 2013, giá thành muối đất bình quân là 1.053 đồng/kg, trong khi đó giá thành muối bạt là 808 đồng/kg, điều này cho thấy lợi thế của quy trình sản xuất muối bạt thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, tuy nhiên quy trình này chưa được nghiên cứu và hoàn thiện trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Vấn đề biến đổi khí hậu đã được nêu chung nhất trong các báo cáo, đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học khác nhau, nhưng chưa có công trình hay đề tài nghiên cứu cụ thể cho lĩnh vực sản xuất muối nói chung và tại huyện Cần Giờ nói riêng. Như vậy, có thể thấy hậu quả của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng, một nguy cơ hiện hữu và lâu dài cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững của xã hội. Làm thế nào để thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất 3 muối của diêm dân huyện Cần Giờ nhằm phát huy lợi thế về biển của địa phương là một vấn đề có nhiều góc độ mới về khoa học cũng như thực tiễn. II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trong những năm qua, việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu đã được nhiều tác giả, các trường học, viện, cơ quan của Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương thực hiện, nhất là từ năm 2008 đến nay, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu về BĐKH đã thực hiện trên nhiều lĩnh vực quan trọng, đóng góp rất lớn cho công cuộc ứng phó với BĐKH của Việt Nam. Trong lĩnh vực sản xuất muối, một ngành chịu tác động trực tiếp của các điều kiện thời tiết khí hậu, đã có các công trình nghiên cứu có liên quan, đây là cơ sở lý luận và khoa học cho việc nghiên cứu của đề tài. Năm 2010, tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đã có báo cáo đánh giá về của ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sản xuất muối của Việt Nam. Tác giả đã nêu khái quát về những tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối, như: nhiệt độ tăng; về lượng mưa; về nước biển dâng; về các hiện tượng thời tiết bất thường. Đề xuất các giải pháp phát triển nghề muối thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, như: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá một cách thiết thực tình trạng của sản xuất muối trong cả nước tương ứng với các kịnh bản phát thải. Tiến hành rà soát lại quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 theo hướng có tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất muối của cả nước. Đẩy mạnh việc xây dựng các đồng muối công nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất muối, cũng như chất lượng sản phẩm muối, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực diêm nghiệp. Nghiên cứu bổ sung các chính sách về: đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho ngành muối. Đây là những cơ sở quan trọng, để nhóm nghiên cứu của đề tài phân tích, đánh giá của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất muối tại TP. Hồ Chí Minh, hoàn thiện các giải pháp cụ thể để sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ - Máy công nghiệp đã hoàn thành công trình: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị phủ bạt che mưa ô kết tinh đồng muối. Công trình được nghiên cứu và ứng dụng tại cánh đồng sản xuất muối công nghiệp tại Ninh Thuận, kết 4 quả góp phần giải quyết được ảnh hưởng của các cơn mưa thất thường đến sản xuất muối. Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao cho Việt Nam cập nhật 2012: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cập nhật chi tiết cho Việt Nam năm 2012, được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố ngày 17/4 tại Hà Nội. Đây là phiên bản cập nhật của kịch bản năm 2009, được bổ sung dữ liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và các phương pháp tính toán mới. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm: kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2, A1B), kịch bản phát thải cao (A2, A1FI). Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển Miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 9% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; gần 9% dân số các tỉnh ven biển Miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng 3 kịch bản phát thải thấp, trung bình và kịch bản phát thải cao về biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc biệt, trong đó có 7 khu vực ven biển của Việt Nam và các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với mực nước biển dâng cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; 15 tỉnh ven biển Miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa-Vũng Tàu với tỷ lệ 1:10.000 (tương đương cấp huyện); khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1:5.000. Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị việc sử dụng Kịch bản BĐKH, nước biển dâng trong việc đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó hoặc thích ứng với BĐKH, cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực địa phương với các tiêu chí; tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính bền vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển. 5 Nguyễn Kỳ Phùng và Lê Văn Tâm (2011): thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán một số thông số dưới tác động của biến đổi khí hậu phục vụ qui hoạch sử dụng đất, giao thông, tài nguyên nước và hạ tầng cơ sở cho TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã tính toán mức độ xâm nhập mặn tại thành phố Hồ Chí Minh: cho thấy gần như toàn bộ diện tích huyện Cần Giờ phải chịu ảnh hưởng kéo dài của độ mặn 4‰ (ranh mặn dành cho nước nông nghiệp). Tương tự, độ mặn nâng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề cấp nước ngọt cho toàn thành phố. Với quy hoạch đất, tới 2020 mực nước biển dâng từ 8 – 13cm, chưa ảnh hưởng nhiều, nhưng từ 2030 trở đi thì ảnh hưởng, ngập lụt xảy ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, cây xanh, đất sinh thái,… Trong 24 quận huyện của thành phố, Bình Chánh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo tính toán, đến 2070 sẽ có một số diện tích bị chìm vĩnh viễn trong nước biển: đất nông nghiệp (610ha), khu dân cư nội thành (190ha), khu dân cư mới (247ha), đầu mối hạ tầng (93ha), khu công viên cây xanh, thể dục thể thao khoảng 124ha. Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả. Năm 2030 sẽ có khoảng 1.022km đường bị ảnh hưởng do ngập, năm 2070 là 1.500km. Quốc lộ 1A, 22 và tỉnh lộ 50 có khả năng bị ảnh hưởng do hệ thống đê bao không đủ sức bảo vệ Hệ thống đường sắt, đường một ray và tàu điện ngầm dự kiến đều bị ảnh hưởng bởi ngập lụt do mỗi hệ thống đều có phần nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ngập lụt bất thường. Với các cơ sở sản xuất, đáng chú ý nhất là khu công nghiệp Lê Minh Xuân, ứng với kịch bản ngập cho năm 2020, 2030 không nhiều chỉ 0,36 – 0,57ha, nhưng đến năm 2070, diện tích bị ngập rất lớn, tới 390ha, chiếm 34% diện tích khu công nghiệp. Một số khu công nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể khác như khu công nghiệp Phong Phú, Phú Hữu, khu công nghệ cao. Theo tính toán, lượng mưa trung bình khu vực TP.HCM năm 2020 là 1.857mm, nhưng vào năm 2070 tăng tối đa thêm 343mm. Còn so với nhiệt độ trung bình hiện tại 27,6oC, năm 2030 có thể tăng thêm 0,31oC, 2070 tăng thêm 3,28oC, 2100 tăng thêm tới 5,23oC. Mức tăng nhiệt độ này chắc chắn gây ra nhiều nguy hiểm cho cuộc sống người dân và hoạt động của thành phố. Đây là những cơ sở quan trọng để tài đánh giá các ảnh hưởng đến quá trình sản xuất muối tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác, như: Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000 của IPCC, Báo cáo xác định giải pháp và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Cần Giờ, TP.Hồ 6 Nam t (Lương Văn Việt), Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên toàn lãnh thổ Việ 2012 – 2013); Nghiên cứu đánh giá hiện tượng nâng hạ sụt lún dải ven biển Việt Nam để bổ sung hoàn thiện kích bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sả 2012 – 2014);…. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Andrew Symon ( 2007), Thách thức của việc thay đổi khí hậu trong khu vực Đông Nam Á”; Emil Salim (2009), Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế ở Đông Nam Á; Belinda Yuen and Leon Kong (2009), Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trong khu vực Đông Nam Á; Philip Dorling and Richard Baker (2010), Cảnh báo biến đổi khí hậu trên toàn Đông Nam Á; Mr. Gita Wirjawan, Biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á và tại sao chúng ta không thể không hành động; Greenpeace Philippines (2011), Thay đổi khí hậu là mối đe dọa chính đối với Đông Nam Á”, III. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Có thể thấy những nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, cùng với những dự báo về biến đổi khí hậu trong tương lai, nghề làm muối của diêm dân huyện Cần Giờ phải đối phó với nhiều khó khăn và thách thức. Do vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh” có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất muối tại huyện Cần Giờ. Góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp nhằm thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối của tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh ______________ 7 CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu đánh giá và làm rõ cơ sở lý luận về thực tiễn và khoa học trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nghề làm muối của diêm dân huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng nghề làm muối tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, tập trung so sánh những lợi thế so sánh kinh tế xã hội của nghề làm muối tại huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong phát triển nghề muối. Điều tra tổng quát, chi tiết hộ diêm dân làm muối tại huyện Cần Giờ, để đánh giá thực trạng và kế hoạch về kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường nghề làm muối diêm dân huyện Cần Giờ. Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo của vùng sản xuất muối tại huyện Cần Giờ. Đánh giá các yếu tố hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối của diêm dân huyện Cần Giờ (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng thời tiết bất thường và nước biển dâng). đến năm 2030; 2050, 2070 và 2100 theo các kịch bản phát thải biến đổi khí hậu. Hoàn thiện Quy trình sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trải bạt thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm rủi ro, nâng cao năng suất, chất lượng của diêm dân huyện Cần Giờ. Tập huấn Quy trình sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trải bạt thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm rủi ro, nâng cao năng suất, chất lượng của diêm dân huyện Cần Giờ. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nghề làm muối tại huyện Cần Giờ, gồm: kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội. Đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển bền vững nghề muối tại huyện Cần Giờ trong điều kiện biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện Cần Giờ. 8 II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phƣơng pháp điều tra, thống kê mô tả: Đề tài tiến hành điều tra 500/672 hộ gia đình có nghề làm muối, để xem xét đánh giá các hiện trạng nghề làm muối của hộ gia trình trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Địa bàn điều tra tập trung chủ yếu ở xã Lý Nhơn và xã Thạnh An huyện Cần Giờ (đây là 2 xã còn diện tích sản xuất muối theo quy hoạch chung của thành phố và huyện Cần Giờ). Tập trung vào 4 vấn đề chính sau: Thông tin chung: con người, đời sống kinh tế hiện tại của hộ gia đình. Kết quả sản xuất kinh doanh của nghề làm muối: đầu vào đầu ra. Thông tin về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối. Kế hoạch hay định hướng sản xuất muối trước tác động về biến đổi khí hậu. 2. Phƣơng pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu: Đề tài sử dụng và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, hội thảo chuyên đề về biến đổi khí hậu nói chung và biến đổi hậu ảnh hưởng đến sản xuất muối. Qua nghiên cứu, tổng quan tài liệu giai đoạn này sẽ giúp đề tài dựa vào đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng những giả thuyết cho đề tài nghiên cứu. 3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA): Tiến hành tổ chức các buổi khảo sát, trao đổi với các hộ sản xuất, các cán bộ địa phương để trao đổi để thu thập các thông tin về nghề làm muối. Đánh giá khái quát những thuận lợi và khó khăn của nghề làm muối, những đề xuất, giải pháp đưa ra từ chính những người dân tại địa phương, cán bộ quản lý,…nhằm định hướng cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp của đề tài. . 4. Phƣơng pháp thực nghiệm: Tiến hành thực hiện mô hình điểm sản xuất muối trải bạt thích ứng với biến đổi khí hậu với tổng diện tích sản xuất muối 5 ha tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Xây dựng hồ thu trữ nước chạt để thu trữ nước chạt vào những lúc trời mưa thất thường, trữ nước để sản xuất trong mùa mưa (lúc trời nắng liên tục trong nhiều ngày – tháng 7, 8) và trữ nước để sản xuất cho đầu vụ sau, với dung tích hồ khoảng 400 m 3 nước. 9 5. ): . 6. Ph : , . SimCLIM là một hệ thống mô hình dùng để mô phỏng quá trình biến đổi của các yếu tố khí hậu theo không gian và thời gian. Chức năng “nền tảng mở” (open-framework) của SimCLIM cho phép người sử dụng có thể thiết đặt mô hình để thích hợp với khu vực cần nghiên cứu và kết hợp với các mô hình đánh giá tác động. SimCLIM được thiết kế để hỗ trợ ra quyết định và các giải pháp thích ứng với biến đổi trong một loạt các tình huống khi mà khí hậu và biến đổi khi hậu có thể gây ra nhiều nguy cơ. Người dùng có thể tùy chỉnh các gói mô hình trong “nền tảng mở” của SimCLIM để đánh giá biến đổi khí hậu trong các kịch bản: cơ sở, thay đổi trong tương lai cũng như các cực đoan. Các nguy cơ có thể được đánh giá ở cả hiện tại và tương lai. SimCLIM đã được phát triển để hướng tới người sử dụng. Hệ thống này có tính linh hoạt cao để các có thể dễ dàng bổ sung vào các mô hình đánh giá tác động do người khai thác phát triển thêm. Mô hình có khả năng kết nối với các mô hình của DHI/MWH - Wallingford/WEAP: thông qua quá trình làm việc với các tổ chức DHI và MWH/Wallingford, WEAP, CLIMsystems đã và đang phát triển các giao diện sao cho SimCLIM có thể kết nối với các bộ mô hình do các tổ chức trên phát triển nhằm tiếp cận với những thành quả khoa học mới nhất của thể giới về biến đổi khí hậu. SimCLIM được phát triển trên nền tảng GIS: các tập tin vector có thể được thêm vào hệ thống, do đó rất hữu hiệu khi thực hiện đánh giá rủi ro cho cơ sở hạ tầng và các hệ thống sinh học. Đồng thời các kết quả đầu ra được tạo ra bởi SimCLIM có thể dễ dàng xuất ra các định dạng GIS phổ biến hiện nay. Kết quả mô phỏng mực nưóc biển dâng tại Cần Giờ. Trong mô hình SimCILIM, các thông số thiết lập để mô phỏng NBD có liên quan việc mô phỏng các yếu tố khí hậu nên khi mô phỏng NBD phải thiết lập các thông số cho mô hình BĐKH, các thiết lập thông số bao gồm: Chọn phạm vi khu vực Cần Giờ 10 Lựa chọn các yếu tố khí hậu cần mô phỏng Chọn các mốc năm BĐKH: 2030, 2050, 2070 và 2100 Chọn các loại mô hình hình hoàn lưu toàn cầu phù hợp với Việt Nam: trong báo cáo này chúng tôi áp dụng mô hình HadCM3 Chọn các kịch bản phát thải: Cao – A1FI, Trung bình – B2, Thấp – B1. 7. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Thông qua việc tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học, internet,…nhằm đúc kết kinh nghiệm và các bài học trong chính sách phát triển nghề làm muối, những lợi thế so sánh của nghề làm muối,…. Trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009 cập nhật năm 2012 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và giải pháp cho nghề làm muối của diêm dân huyện Cần Giờ trong đề tài này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, các ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý thuộc các Bộ, ngành, sở ngành có liên quan. 8. Phƣơng pháp phân tích SWOT: Sử dụng công cụ phân tích SWOT như là một phương pháp nhằm đánh giá những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (W) cho sự phát triển của nghề làm muối tại huyện Cần Giờ, nhằm đưa ra giải pháp thích ứng với những biến đổi khí hậu, thông qua kỹ thuật phân tích này ta có thể kết hợp các tình huống như: Phát huy các điểm mạnh để nắm lấy các cơ hội (S - O); Phát huy các điểm mạnh để né tránh hoặc hạn chế các đe doạ (S - T); Khắc phục các điểm yếu để nắm lấy cơ hội (W - O); Khắc phục những điểm yếu để né tránh hoặc hạn chế các đe doạ (W –T). Cùng với phương pháp thống kê mô tả, lịch sử, phân tích SWOT là công cụ tổng hợp để đưa ra các giải pháp cho kết quả của đề tài. 9. Phƣơng pháp chuyên gia: đề tài tiến hành tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và nghề muối, để tổng hợp tìm ra các giải pháp thích hợp cho sản xuất muối thích ứng với BĐKH tại huyện Cần giờ. [...]... nhất định trong quá trình bay hơi trước đó, đôi khi còn làm mất đi lượng muối đã được sản xuất trước đó do đa phần các kho chứa trong đồng muối đều là kho tạm 4.2 Yếu tố tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối tại huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh: 4.2.1 Nhiệt độ tăng: Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bốc hơi nước càng cao, quá trình sản xuất muối được thuận lợi Các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt... việc sản xuất muối phơi nước Các tỉnh ven biển miền Bắc từ Quảng Bình trở ra khí hậu thời tiết các mùa có nắng mưa xen kẽ nên phù hợp với phương pháp sản xuất muối phơi cát Hiện Việt Nam có khoảng 20 tỉnh thành sản xuất muối từ nước biển trải dài theo ven biển từ Bắc đến Nam ở 127 xã thuộc 44 huyện Số lao động tham gia sản xuất muối khoảng 90.000 lao động So với phương pháp sản xuất phơi nước thì sản xuất. .. hƣởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất muối: 4.1 Một số yếu tố tác động lên hoạt động sản xuất và hiệu quả sản xuất của sản xuất muối: Nồng độ nước biển và mực thuỷ triều: nước biển là nguyên liệu chính để sản xuất ra muối biển Thuỷ triều cao và đều đặn sẽ tạo khả năng lấy nước biển vào đồng muối dễ dàng hơn Ngược lại cần phải sử dụng các trạm bơm để lấy nước biển vào đồng muối, chi phí sản xuất cao... dựng thì nhiệt độ ở các vùng khí hậu Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Nam và tại mỗi vùng khí hậu thì nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè nên 18 dường như tác động của biến đổi khí hậu trên khía cạnh nhiệt độ ít có ảnh hưởng đến sản xuất muối ở nước ta Do mùa vụ sản xuất muối ở nước ta chủ yếu diễn ra trong mùa hè (từ tháng 1 đến tháng 9) mà trong khoảng thời gian... khó khăn và đều nằm trong diện xoá đói giảm nghèo của thành phố Từ đó rất cần vận động bà con diêm dân chuyển sang công nghệ sản xuất muối sạch theo phương pháp trải bạt để nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng muối từ đó nâng cao hơn thu nhập 14 2.2.2 Sản xuất muối theo phƣơng pháp trải bạt (muối bạt): Về cơ bản các giai đoạn sản xuất muối theo phương pháp trải bạt giống với phương pháp truyền... tích muối cả nước) và Nghệ An (5,24% diện tích muối cả nước) Sản lượng muối của các tỉnh phía Bắc chiếm khoảng gần 30% sản lượng muối của cả nước, với Nam định sản xuất khoảng 82.059 tấn (chiếm 10,25% sản lượng muối cả nước), Nghệ An là 79.586,5 tấn (chiếm 9,94% sản lượng muối cả nước) 35 Tỉnh có sản lượng muối lớn nhất cả nước là Ninh Thuận với 135.000 tấn (chiếm 16,8% sản lượng muối cả nước) Trong. .. ta với mức tăng phổ biến khoảng từ 2 đến 10%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng từ 1 đến 4% Mặc dù tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở các vùng khí hậu nước ta đều tăng, trong khi lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam do tác động của biến đổi khí hậu, nên có thể nói ở khía cạnh này, biến đổi khí hậu có thể có những ảnh hưởng khá tốt đối với. .. các năm từ 2010 - 2012 của các nước trên thế giới đạt từ 280 – 290 triệu tấn Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất muối hàng đầu trong các năm trở lại đây, kế đến các nước như Mỹ, Đức, Ấn Độ, Úc, Pakistan, Bahamas có sản lượng muối chiếm tỷ lệ đáng kể Bảng 9: Sản lượng sản xuất muối các nước sản xuất muối STT QUỐC GIA 1 SẢN LƢỢNG (1000 tấn) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung Quốc 62.750 65.000 73.000... Be 13 2 Các phƣơng pháp sản xuất muối biển: 2.1 Phƣơng pháp phơi cát: Phương pháp phơi cát được áp dụng ở các đồng muối ven biển miền Bắc (từ tỉnh Thừa thiên Huế trở ra) để phù hợp với điều kiện thời tiết thất thường, mưa nắng xen kẻ, ít kỳ nắng dài 2.2 Phƣơng pháp phơi nƣớc: Phương pháp phơi nước được áp dụng đối với các đồng muối ờ miền Trung và Miền nam (từ tỉnh Quảng Nam trở vào) Sản xuất muối ăn... ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực: Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nếu không tính nghề sản xuất muối cho sản lượng bình quân 55-60 ngàn tấn/năm với diện tích trên 1.300ha; thì ngành công nghiệp không có điều kiện phát triển tại huyện, các loại hình sản xuất quy mô nhỏ mang tính phục vụ cho ngành thủy sản tại huyện như: sản xuất nước đá, cơ khí, sửa chữa tàu thuyền… Ngành thủy sản: Tốc độ tăng . phương pháp kết tinh trải bạt thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm rủi ro, nâng cao năng suất, chất lượng của diêm dân huyện Cần Giờ. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. học để các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp nhằm thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối của tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ. nhiều ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và nghề muối, để tổng hợp tìm ra các giải pháp thích hợp cho sản xuất muối thích ứng với BĐKH tại huyện Cần giờ. 11 III. CƠ

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w