Xây dựng bản đồ ảnh hƣởng của NBD đến diện tích đất sản xuất muối huyện Cần Giờ:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện cần giờ tp.hcm (Trang 62)

III. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ NGẬP LỤT CHO DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT MUỐI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ:

2. Xây dựng bản đồ ảnh hƣởng của NBD đến diện tích đất sản xuất muối huyện Cần Giờ:

muối huyện Cần Giờ:

2.1. Dữ liệu và phƣơng pháp tính toán:

Các kết quả mô phỏng mực NBD cụ thể tại khu vực ven biển Cần Giờ của mô hình SimCLIM thấp hơn so với với các mức NBD trong kịch bản NBD của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011).

Kịch bản NBD cho Việt Nam được phát triển dựa trên các kịch bản phát thải khác nhau: mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A1FI). Kịch bản phát thải thấp liên quan đến mức phát thải khí nhà kính thấp nhất, tăng dân số thấp, nhanh chóng thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ và viễn thông. Tuy nhiên, sự khó khăn của việc ổn định nồng độ khí nhà kính để giữ cho nhiệt độ tăng dưới 20

63

thành hiện thực. Kịch bản phát thải cao mô tả thế giới không đồng nhất trên quy mô toàn cầu, với tăng trưởng dân số cao, sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Sự khác biệt này là kết quả NBD từ mô hình SimCLIM đuợc lấy cụ thể cho một khu vực nhỏ mang tính chi tiết cụ thể cho địa phương. Trong khi đó, các kết quả mô phỏng NBD của Bộ Tài nguyên và Môi trường đuợc đưa ra cho phạm vi rộng là toàn bộ Biển Đông.

Để bảo đảm tính pháp lý trong việc tính toán mức độ ngập lụt cũng như xác định nguy cơ ngập lụt cao nhất của huyện Cần Giờ, việc tính toán các khu vực ngập lụt do mực NBD đến khu vực Cần Giờ, TP. HCM dựa vào các kịch bản mực nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ TNMT (2011) vào các năm với các mức dâng theo bảng sau:

Bảng 28: Các mức nước dâng được sử dụng để tính toán

Kịch bản

Các mốc thời gian 2030 2050 2070 2100

Trung bình (B2) 14 27 44 75

Cao (A1FI) 14 30 53 99

Do một số điều không chắc chắn trong xây dựng các kịch bản phát thải nhà kính theo sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai nên Bộ TNMT khuyến khích sử dụng kịch bản phát thải trung bình (B2) cho kịch bản NBD ở Việt Nam, từ đó đề xuất chọn hai kịch bản để tính toán cho TP. Hồ Chí Minh – Huyện Cần Giờ là kịch bản trung bình B2 và kịch bản cao A1FI trong trường hợp xấu nhất.

Dữ liệu bản đồ đất sản xuất muối được lấy từ bản đồ quy hoach tổng mặt bằng sử dụng đất đến năm 2025 của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho việc tính toán diện tích đất sản xuất muối bị ảnh hưởng theo các kịch bản NBD.

Dựa trên phương pháp GIS phân tích không gian thực hiện chồng lớp (Intersect) bản đồ ngập lụt với bản đồ khu vực có ruộng muối trên phần mềm ArcGIS10 từ đó xác định các khu vực bị ảnh hưởng ngập lụt do NBD.

64

Hình 8: Phương pháp chồng lớp Intersect trong GIS

Phương pháp Intersect là phương pháp hoạt động như toán tử And. Cho trước hai đối tượng, phép toán Intersect sẽ tạo ra một đối tượng mới chính là phần giao giữa hai đối tượng.

Các khu vực sau khi được xác định ảnh hưởng được tính diện tích theo hàm tọa độ các đỉnh điểm của phần diện tích . Công thức tính diện tích được xây dựng sẵn trong các chương trình hệ thống thông tin địa lý sử dụng cho dữ liệu dạng vector.

2.2. Kết quả tính toán diện tích đất sản xuất muối bị ảnh hƣởng:

Đối với huyện Cần Giờ, do diện tích chiếm tỷ lệ khá cao gần 32% diện tích của huyện, nên sau khi tính toán diện tích ngập của huyện đã được loại bỏ diện tích sông rạch

2.2.1. Kịch bản phát thải trung bình B2:

65

Bảng 29: Diện tích ngập các xã của huyện Cần Giờ ở kịch bản trung bình B2 theo các mốc NBD Tổng Ngập 14 cm (2030) Ngập 27 cm (2050) Ngập 44 cm (2070) Ngập 75 cm (2100) Ha % Ha % Ha % Ha % TT. Cần Thạnh 3.074 22,49 0,73 45,54 1,48 99,01 3.22 272,56 8.87 Bình Khánh 4.341 9,72 0,22 24,59 0,57 158,70 3.66 1.093,92 25.20 An Thới Đông 10.385 21,75 0,21 45,68 0,44 160,85 1.55 1.408,87 13.57 Tam Thôn Hiệp 11.073 71,44 0,65 158,61 1,43 404,98 3.66 1.853,32 16.74 Thạnh An 513.021 112,74 0,87 201,16 1,54 424,79 3.26 1.459,16 11.21 Long Hoà 13.765 167,73 1,22 285,33 2,07 518,96 3.77 1.392,61 10.12 Lý Nhơn 16.078 65,87 0,41 112,97 0,70 307,26 1.91 1.290,70 8.03

Cần Giờ 71.737 471,74 0,66 873,88 1,22 2.074,55 2.89 8.771,14 12.23

Ở kịch trung bình B2 cho thấy, khi nước biển dâng lên 14 cm, tổng diện tích bị ngập ở huyện Cần Giờ là 471,74 ha, chiếm 66%; khi nước biển dâng 27 cm, tổng diện tích bị ngập là 873,88 ha, chiếm 1,22%; khi nước biển dâng 44 cm, tổng diện tích bị ngập là 2.074,55 ha, chiếm 2,89%; khi nước biển dâng 75 cm, tổng diện tích bị ngập là 8.771,14 ha, chiếm 12,23%.

Bảng 30: Diện tích đất sản xuất muối các xã của huyện Cần Giờ ở kịch bản trung bình B2 theo các mốc NBD Tổng Ngập 14 cm (2030) Ngập 27 cm (2050) Ngập 44 cm (2070) Ngập 75 cm (2100) Ha % Ha % Ha % Ha % TT. Cần Thạnh 89,0 0,72 0,81 0,99 1,12 3,95 4,44 31,13 34,97 Thạnh An 400,0 0,00 0,00 0,02 0,00 0,49 0,12 33,64 8,41 Long Hoà 202,2 0,12 0,06 0,12 0,06 2,88 1,43 26,69 13,20 Lý Nhơn 917,7 0,12 0,01 0,33 0,04 18,00 1,96 160,02 17,44 Cần Giờ 1608,9 0,96 0,06 1,46 0,09 25,33 1,57 251,48 15,63

Sử dụng số liệu hiện trạng sản xuất muối năm 2010, khi nước biển dâng 14 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối bị ngập tại huyện Cần Giờ là 0,96 ha, chiếm 0,06%; khi nước biển dâng 27 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối ở huyện Cần Giờ bị ngập là 1,46 ha, chiếm 0,09%; khi nước biển dâng 44 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối ở huyện Cần Giờ bị ngập là 25,33 ha, chiếm

66

1,57%; khi nước biển dâng 75 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối ở huyện Cần Giờ bị ngập là 251,48 ha, chiếm 15,63%.

Ở kịch bản B2 cho thấy diện tích sản xuất muối tại huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng không nhiều. Do đó, trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo chúng ta cần phải đầu tư khai khác có hiệu quả.

2.2.2. Kịch bản phát thải cao A1FI:

Hình 10: Diện tích và tỷ lệ ngập của các xã huyện Cần Giờ ở kịch bản cao A1FI

Bảng 31: Diện tích ngập các xã của huyện Cần Giờ ở kịch bản cao A1FI theo các mốc NBD Tổng Ngập 14 cm (2030) Ngập 30 cm (2050) Ngập 53 cm (2070) Ngập 99 cm (2100) Ha % Ha % Ha % Ha % TT. Cần Thạnh 3.074 22,49 0,73 56,04 1,82 151,13 4,92 504,77 16,42 Bình Khánh 4.341 9,72 0,22 35,99 0,83 383,36 8,83 2.280,97 52,54 An Thới Đông 10.385 21,75 0,21 55,68 0,54 415,68 4,00 3.327,75 32,04 Tam Thôn Hiệp 11.073 71,44 0,65 196,34 1,77 734,20 6,63 3.936,23 35,55 Thạnh An 13.021 112,74 0,87 228,79 1,76 703,61 5,40 2.733,87 21,00 Long Hoà 13.765 167,73 1,22 318,70 2,32 711,30 5,17 3.481,57 25,29 Lý Nhơn 16.078 65,87 0,41 141,00 0,88 580,44 3,61 3.237,84 20,14

Cần Giờ 71.737 471,74 0,66 1.032,54 1,44 3.679,72 5,13 19.503,00 27,19

Ở kịch bản phát thải cao (A1FI) cho thấy, khi nước biển dâng lên 14 cm, tổng diện tích bị ngập ở huyện Cần Giờ là 471,74 ha, chiếm 0,66%; khi nước biển dâng 30 cm, tổng diện tích bị ngập là 1.032,54 ha, chiếm 1,44%; khi nước biển dâng 53 cm, tổng diện tích bị ngập là 3.679,72 ha, chiếm 5,13%; khi nước biển dâng 99 cm, tổng diện tích bị ngập là 19.503,00ha, chiếm 27,19%.

67

Bảng 32: Diện tích đất sản xuất muối các xã của huyện Cần Giờ ở kịch bản cao A1FI theo các mốc NBD Tổng Ngập 14 cm (2030) Ngập 30 cm (2050) Ngập 53 cm (2070) Ngập 99 cm (2100) Ha % Ha % Ha % Ha % TT. Cần Thạnh 89,0 0,72 0,81 1,12 1,25 10,64 11,95 55,83 62,73 Thạnh An 400,0 0,00 0,00 0,03 0,01 5,85 1,46 60,12 15,03 Long Hoà 202,2 0,12 0,06 0,12 0,06 7,64 3,78 46,95 21,73 Lý Nhơn 917,7 0,12 0,01 0,55 0,06 48,28 5,26 494,88 53,93 Cần Giờ 1.608,9 0,96 0,06 1,82 0,11 72,41 4,50 654,78 40,70

Sử dụng số liệu hiện trạng sản xuất muối năm 2010, khi nước biển dâng 14 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối bị ngập tại huyện Cần Giờ là 0,96 ha, chiếm 0,06%; khi nước biển dâng 30 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối ở huyện Cần Giờ bị ngập là 1,82 ha, chiếm 0,11%; khi nước biển dâng 53 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối ở huyện Cần Giờ bị ngập là 72,41 ha, chiếm 4,5%; khi nước biển dâng 99 cm, tổng diện tích đất sản xuất muối ở huyện Cần Giờ bị ngập là 654,78 ha, chiếm 40,7%.

Ở kịch bản A1FI cho thấy diện tích sản xuất muối tại huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh cũng không bị ảnh hưởng không nhiều. Do đó, trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo chúng ta cần phải đầu tư khai khác có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện cần giờ tp.hcm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)