V. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT MUỐI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN CẦN GIỜ:
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Nghề sản xuất muối tại huyện Cần Giờ đã và đang cho hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, giải quyết được việc làm nâng cao thu nhập cho người dân: hiện có 672 hộ diêm dân sản xuất muối, giải quyết cho hơn 2.820 lao động tại chỗ và thời vụ, cung cấp sản lượng muối hàng năm bình quân từ 90 – 100.000 tấn muối.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhất là các hiện tượng thời tiết thất thường (mưa) đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất muối của diêm dân, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn. Diện tích sản xuất muối năm 2012/2010 giảm 4,8%; sản lượng giảm 54% (tương ứng với 55.000 tấn), riêng do ảnh hưởng của mưa trái mùa vào niên vụ 2011/2012 thiệt hại khoảng 16.105 tấn, niên vụ 2012/2013 thiệt hại 9.980 tấn; nếu lấy giá muối bình quân 1.500 đồng thì tổng giá trị giảm (thiệt hại) trong 3 năm qua là 120 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ giảm 180 triệu đồng trong 4 năm (từ 2011 – 2013).
Theo kết quả điều tra hộ gia đình làm muối, quy mô diện tích sản xuất của các hộ bình quân 2 ha/hộ, nhỏ nhất 0,8 ha và lớn nhất 8,5 ha (phân tán nhiều nơi), hệ thống giao thông nội đồng đi lại khó khăn, đa số người dân sản xuất muối tại huyện Cần Giờ là hộ nghèo và hộ cận nghèo, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình sản xuất muối trải bạt cho năng suất cao. Hộ làm muối chủ yếu có thu nhập trong 5 tháng mùa nắng, nên thường thiếu ăn trong các tháng mùa mưa, đặc biệt là các tháng cuối mùa mưa.
Kết quả chạy các mô hình ngập lụt do nước biển dâng đã cho thấy diện tích đất sản xuất muối bị ngập, tuy nhiên trong các giai đoạn từ nay đến năm 2030 và đến 2050 diện tích sản xuất muối bị ngập không đáng kể. Do đó, cần đẩy mạnh khai thác có hiệu quả việc sản xuất muối tại huyện Cần Giờ.
Kết quả thực hiện mô hình sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu đã cho thấy những kết quả tốt, giảm được các tác động của các cơn mưa trái mùa và có thể sản xuất muối ngay trong các tháng mùa mưa (có số ngày nắng nhiều trong tháng 7, 8). Tạo thu nhập cho những hộ trong các tháng mùa mưa. Năng suất muối cao hơn từ 10% đến 20% so với không xây dựng hồ thu trữ nước chạt.
91
II. KIẾN NGHỊ:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 vẫn tiếp tục duy trì và phát triển nghề muối tại huyện Cần Giờ. Để giảm thiểu và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng muối và tạo thêm nguồn thu nhập cho diêm dân làm muối, các cấp, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ cần thực hiện những công việc sau:
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
Sớm xây dựng các kế hoạch phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn phương pháp sản xuất muối bạt, trải bạt thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất muối cho diêm dân. Xây dựng và trình các đề án về cải tạo cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và liên kết trong sản xuất muối tại huyện Cần Giờ. Đẩy mạnh hợp tác và liên kết sản xuất thông qua các HTX, các doanh nghiệp, công ty tạo điều kiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Về lâu dài xây dựng các kế hoạch chuyển đổi lao động làm muối ở vùng có năng suất thấp, vùng đi lại khó khăn, sang các ngành nghề khác, gắn với định hướng bảo tồn và phát triển nghề muối tại Cần Giờ. Kết hợp khai thác du lịch sinh thái và ngành nghề muối truyền thống tại huyện Cần Giờ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng các tờ rơi, cẩm nang về tuyên truyền sản xuất muối trải bạt, trải bạt thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất muối. Hỗ trợ củng cố và nâng cao năng lực cho 02 HTX, thành lập các tổ hợp tác, nhóm sản xuất muối. Tham mưu, phối hợp điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất muối tại huyện Cần Giờ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và sản xuất theo quy trình kỹ thuật cao.
Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản nghiên cứu và đề xuất các mô hình kinh tế nông nghiệp xen canh các vụ muối, tạo thu nhập cho những tháng mùa mưa. Xây dựng các mô hình trình diễn.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nghiên cứu và đề xuất các mô hình kinh tế có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định phướng phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh để chuyển đổi các khu vực làm muối có hiệu quả kinh tế thấp, địa bàn đi lại khó khăn, thiếu lao động sang các ngành nghề khác.
92
Sở Khoa học và Công nghệ sớm nghiên cứu và đề xuất ứng dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió phục vụ sản xuất muối để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí.
Ủy ban nhân dân thành phố, có chỉ đạo các Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, rà soát lại quy hoạch sản xuất muối để điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất muối cho phù hợp, theo hướng nâng cao năng suất và kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Chỉ đạo các Sở ngành đẩy mạnh hỗ trợ phát triển nghề muối tại huyện Cần Giờ, sớm triển khai thi công các công trình về giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện tại xã Thạnh An, các công trình phòng chống sạt lở./.