Về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực diêm nghiệp: để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể nói chung, trong đó có lĩnh vực làm muối, Ủy

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện cần giờ tp.hcm (Trang 42)

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MUỐI:

c) Về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực diêm nghiệp: để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể nói chung, trong đó có lĩnh vực làm muối, Ủy

hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể nói chung, trong đó có lĩnh vực làm muối, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các Quyết định về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể như: Quyết định số 3749/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình HTX nông nghiệp – dịch vụ giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh; Quyết định số 5259/QĐ-UBND ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 - 2015. Tuy nhiên, hiện nay các cơ chế chính sách này vẫn chưa thúc đẩy sự phát triển bền vững của mô hình kinh tế tập thể tại thành phố Hồ Chí Minh.

43

2.3.8. Nhận xét, đánh giá về tình hình những kết quả đạt đƣợc trong sản xuất muối trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua: sản xuất muối trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua:

Việc duy trì và phát triển sản xuất muối ở Cần Giờ trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể:

Khai thác và đưa vào sử dụng trên 1.000 ha đất hoang hoá mà điều kiện tự nhiên rất hạn chế đối với các hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

Tạo ra được lượng sản phẩm muối có tỉ trọng tương đối lớn ở khu vực phía Nam, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và một số ngành công nghiệp chế biến.

Giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ, góp phần tích cực để xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống của diêm dân và giảm nguồn tài trợ hàng năm của Thành phố cho các hộ đói nghèo cho khu vực này.

2.4. Phân tích SWOT sản xuất muối tại thành phố Hồ Chí Minh:

2.4.1. Mặt mạnh (Strenghs - S):

Điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất muối, là tỉnh thành phố có diện tích đất sản xuất muối đứng hàng thứ 3 trong 20 tỉnh thành sản xuất muối (S1).

Đặc tính lý hóa của muối tại huyện Cần Giờ thích hợp cho việc sản xuất muối ăn, do độ mặn và vị đặc trưng, nên sản phẩm muối của huyện Cần Giờ được thị trường ưu chuộng, các năm qua được các công ty tại Hàn Quốc đăng ký nhập khẩu loại muối này (S2).

Là nghề truyền thống, nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối (S3).

Việc ứng dụng kỹ thuật phơi nước biển trên bạt nhựa vào trong sản xuất làm nâng cao năng suất, chất lượng muối tại huyện Cần Giờ (S4).

2.4.2. Mặt yếu (Weaknesses - W):

Kỹ thuật, trình độ quản lý sản xuất muối còn lạc hậu, sử dụng sức lao động và các dụng cụ thô sơ là chủ yếu (W1).

Quy mô diện tích sản xuất muối nhỏ lẻ, manh mún, phân tán nhiều nơi, bình quân 2 ha/hộ; hộ có diện tích lớn nhất 8,5 ha (nhưng phân tán nhiều nơi, do đó việc ứng cơ giới hóa trong sản xuất muối gặp rất nhiều khó khăn) (W2).

Cơ sở hạ tầng cánh đồng muối còn hạn chế, chưa hoàn thiện (W3): giao thông đi lại khó khăn, hệ thống kênh mương dẫn nước vào ruộng chủ yếu là tận dụng dòng nước dọc bờ bao, cao trình mặt ruộng thấp, không có đê bảo vệ khi

44

nước sông lên cao; hệ thống kho dự trữ tạm bợ, hao hụt nhiều, không bảo đảm an toàn khi mưa bão,...

Quan hệ sản xuất chủ yếu mang tính cá thể riêng rẻ, chưa tạo được mối quan hệ mật thiết và ràng buộc giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm (W4).

Lao động trẻ ngày càng ít dần, do chuyển vào các khu công nghiệp, khu đô thị làm việc, còn lại phần lớn là lao động cao tuổi, nên chưa thực sự mạnh dạn và yên tâm đầu tư sản xuất, chưa mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất hoặc áp dụng tiến bộ KHKT (W5).

Công tác thông tin và dự báo cung cầu giá cả còn hạn chế. Tình trạng được mùa mất giá, mất mùa được giá vẫn thường xuyên xảy ra (W6).

Người dân thiếu vốn đầu tư sản xuất: phần lớn các hộ diêm dân thiếu vốn phải vay mượn trước để sản xuất và phải bán sản phẩm ngay từ đầu vụ (bán muối non) nên thường bị ép giá, diêm dân chưa có điều kiện đầu tư nâng cấp ruộng muối, đầu tư chiều sâu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển cơ sở bảo quản chế biến muối (W7).

2.4.3. Cơ Hội (Opportunites- O):

Sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương về phát triển nghề muối tại Việt Nam và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng, qua đó có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, những công trình nghiên cứu về khoa học công nghệ cho phát triển nghề muối cả nước nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng đây là cơ lớn nếu biết tận dụng. Sự ra đời của một số các nhà máy sản xuất muối trong khu quy hoạch – kéo theo việc xây dựng phát triển làng nghề muối, khu du lịch sẽ tạo đà bật cho sự phát triển về kinh tế, thương mại, dịch vụ của địa phương (O1).

Việc thực hiện và nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh trên ruộng trãi bạt đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghề muối tại thành phố. Chất lượng muối trải bạt vượt trội so với chất lượng muối thô sản xuất theo phương pháp truyền thống; năng suất và giá bán muối cao hơn theo phương pháp sản xuất truyền thống (O2).

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường tiêu thụ muối lớn của cả nước. Dù là một nước có bờ biển dài, tuy nhiên sản lượng muối vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đây có thể nói là tiềm năng về thị trường tại chổ rất lớn, nếu chúng ta có cơ chế, chính saách phù hợp để phát triển nghề muối. Nhất là tại TP.Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế năng động và lớn

45

nhất của cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế với các nước khu vực và thế giới (O3).

Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nghề muối đã được chú trọng, thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có lao động thuộc ngành nghề muối (O4):

Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ nơi có Làng nghề Muối đã được chọn là 01 trong 06 xã xây dựng và thực hiện đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới (O5).

Nằm trên tuyến giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi, gần các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,…thị trường tiêu thụ lớn (O6).

2.4.4.Thách thức – đe dọa (Threats – T):

Sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả sản phẩm trong tiêu thụ trong hiện tại và tương lai sẽ gay gắt hơn. Sự cạnh tranh trong nước cũng như ngoài nước, nếu ngay từ bay giờ không có những giải pháp và tầm nhìn đúng thì nghề muối tại TP.Hồ Chí Minh sẽ gặp nhiều khó khăn lớn (T1).

Sự biến đổi khí hậu và thời tiết thay đổi bất thường ngày càng gia tăng là một khó khăn thách thức lớn cho sản xuất diêm nghiệp, nhất là khi môi trường của thành phố Hồ Chí Minh ngày bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và đô thị hoá (T2).

Sự hình thành ra đời của khu quy hoạch sản xuất và làng nghề Muối đặt ra vấn đề phải tăng cường công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường nhằm phát triển bền vững (T3).

Việt Nam gia nhập WTO, tham gia đầy đủ hiệp định của AFTA, tham gia TPP là một trong những cơ hội cho thị trường, nhưng cũng chính là thách thức lớn về cạnh tranh với các sản phẩm muối của các nước trong khu vực và trên thế giới (T4).

Lao động sản xuất muối ngày càng già hóa, thiếu lực lượng lao động trẻ. Hiện nay, chi phí thuê động từ các tỉnh miền Tây cao, nên giá thành cao, hiệu quả cạnh tranh thấp (T5).

Phần kết hợp các yếu tố của ma trận SWOT đề ra giải pháp:

Phát huy các điểm mạnh để nắm lấy các cơ hội (S - O): đầu tư cải tạo hạ tầng ruộng muối theo hướng sản xuất tập trung, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Gắn liền với đó, là xây dựng các dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất muối cho diêm dân, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cánh đồng sản xuất muối, các dự án xúc tiến thương mại và

46

nâng cao năng lực trong sản xuất muối tại huyện Cần Giờ. Qua đó huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, nguồn vốn khác để đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng muối của huyện Cần Giờ.

Phát huy các điểm mạnh để né tránh hoặc hạn chế các đe doạ (S - T): đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm sử dụng lao động, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng mô hình sản xuất muối thích ứng với BĐKH, như sản xuất theo phương pháp muối trải bạt; xây dựng hồ thu trữ nước chạt; thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất xen canh mùa mưa. Qua đó, giảm được các rủi ro do thiên tai trong sản xuất muối hiện nay.

Khắc phục các điểm yếu để nắm lấy cơ hội (W - O): liên kết hợp tác sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất muối (hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất) là điều kiện để tăng cường ứng dụng cơ giới hóa (nén nền, đưa nước, cào muối, vận chuyển muối…), từ đó giảm áp lực về nhu cầu lao động trong sản xuất muối hiện nay tại huyện Cần Giờ. Củng cố các hoạt động của 02 HTX trong lĩnh vực sản xuất muối hiện nay tại huyện Cần Giờ, làm đầu mối để cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra ổn định cho diêm dân. Tăng cường thông tin và dự báo cung cầu giá cả, làm cơ sở để diêm dân có phương án đầu tư sản xuất muối cho phù hợp. Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế chính sách về hỗ trợ sản xuất hiện nay của Trung ương và Thành phố, tạo điều kiện để diêm dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, phối hợp cùng ngân hàng hỗ trợ diêm dân xây dựng các phương án sản xuất muối khả thi để tiếp cận được các nguồn vốn từ ngân hàng.

Khắc phục những điểm yếu để né tránh hoặc hạn chế các đe doạ (W – T): liên kết mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản xuất muối. Tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối, mở các lớp tập huấn về đào tạo nghề muối theo hướng áp dụng khoa học hiện đại vào trong sản xuất. Xây dựng mối liên kết sản xuất và thị trường, nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản xuất. Trước mắt, củng cố và nâng chất hoạt động của 02 HTX muối, là đầu mối để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất muối cho diêm dân, dự báo cung cầu về thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm muối tại huyện Cần Giờ.

Xây dựng các dự án nhân rộng triển khai ứng dụng mô hình sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng mô hình ứng dụng điện năng lượng mặt trời sử dụng cho bơm nước thay cho năng lượng xăng dầu hiện nay.

47

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện cần giờ tp.hcm (Trang 42)