giao an2013- 2014

171 338 0
giao an2013- 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ hai ngày 12 tháng 08 năm 2013 TUẦN: 1 KHOA HỌC Lớp 5 BÀI 1: SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU: - HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. * KNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” - HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra : - Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. - Nêu yêu cầu môn học. 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài mới: 3.2 Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?” - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận - GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. - HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con  HS thực hành vẽ. - GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. - Bước 1: GV phổ biến cách chơi. - HS lắng nghe  Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.  Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. -Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - HS nhận phiếu, tham gia trò chơi -Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. - HS lắng nghe  GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? - Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? - Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.  GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 3.3 Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan - Bước 1: GV hướng dẫn - HS lắng nghe - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. - HS quan sát hình 1, 2, 3 - Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình.  Liên hệ đến gia đình mình - HS tự liên hệ - Bước 2: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo hướng dẫn của GV - Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.  Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. - HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời:  Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ?  Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau . - HS nhắc lại 3.4 Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp - Nêu lại nội dung bài học. - HS nêu - HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. - GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 4 Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị: Nam hay nữ? -Lắng nghe - Nhận xét tiết học o0o KHOA HỌC Lớp 4 Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. MỤC TIÊU: - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình. - Kể ra 1 số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. * Q&G: Trẻ em có quyền bình đẳng giới. Quyền được chăm sóc sức khoẻ. Quyền được bảo vệ. Quyền được học tập. Quyền được vui chơi, giải trí. Quyền được sống còn. * BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. * HST: Nêu được theo bạn một số ý có liên quan đến nội dung bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK, phiếu học tập … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 3.2 HĐ1: Động não. * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành: + Bước 1: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình? - Ghi các ý của HS lên bảng. HS: mỗi em nêu 1 ý ngắn gọn. - Cơm ăn - Nước uống - Rau quả - Quần áo, nhà cửa, vui chơi … + Bước 2: - GV túm tắt lại tất cả những ý kiến của HS, rỳt ra nhận xét chung và kết luận: KL: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: - Điều kiện vật chất: -> Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đỡnh, cỏc phương tiện đi lại. * HST: Nêu theo bạn - Điều kiện tinh thần văn hóa xã hội -> Tình cảm gia đình, bạn bố, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi giải trí, … 3.3 HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm. - GV phát phiếu học tập. HS: Làm việc với phiếu theo nhóm. + Bước 2: Chữa bài tập. - Đại diện 1 nhúm trỡnh bày trước lớp, các HS khác bổ sung. + Bước 3: Thảo luận cả lớp. HS: Mở SGK và thảo luận lần lượt 2 câu hỏi. ? Như mọi sinh vật khác, con người cần gỡ để duy trỡ sự sống của mình - … cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, … ? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần có những gỡ - Em biết được trẻ em có quyền gi? - … nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác…. * Trẻ em có quyền bình đẳng giới. Quyền được chăm sóc sức khoẻ. Quyền được bảo vệ. Quyền được học tập. Quyền được vui chơi, giải trí. Quyền được sống cũn. KL: SGK. HS: Đọc phần kết luận. 3.4 Hoạt động 3: chơi trò cuộc hành trình đến hành tinh khác. - Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. 4. Củng cố – dặn dò: - Qua bài học các em biết con người cần đến những gỡ từ mụi trường. ( * Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường). - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. o0o Thứ ba ngày 13 tháng 08 năm 2013 TUẦN: 1 ĐẠO ĐỨC Lớp 2 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. MỤC TIÊU: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ -HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. - GD KNS: +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2 - tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2. 2. HS : Vở BT đạo đức. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt giọng cho HS hát đầu giờ -HS hát. 2.Bài cũ: Không có 3.Dạy bài mới: 3.1Giới thiệu bài: Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta thực hiện tốt mọi công việc và cuộc sống chúng ta có nề nếp hơn. Để biết thế nào là học tập và sinh hoạt đúng giờ, chúng ta cùng đi vào bài 1 “Học tập….” -HS lắng nghe. 3.2Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến «Mục tiêu: +HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động. +GDKNS: tư duy phê phán. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Trong giờ học Toán, cô giáo -Mỗi nhóm nhận bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống, việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm BT Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp. +TH2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện. đúng/sai? -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm- thời gian: 3’ GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. -Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả TL -Các nhóm trình bày. -Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm -GV nhận xét, kết luận: -HS lắng nghe. +Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học các em đã không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán với các bạn. +Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà. Ø Làm 2 việc cùng 1 lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ. 3.3Hoạt động 2: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể +GDKNS: đánh giá hành vi. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đế giờ đi ngủ. Theo em, bạn Ngọc nên ứng xử ntn? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp? +TH2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi -Mỗi nhóm lựa chọn 1 cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai. đi!”. Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai (5’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 1 tình huống. -Mời các nhóm lên đóng vai -Các nhóm lên đóng vai -Tổ chức HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm -GV nhận xét HS các nhóm có biết đánh giá hành vi chưa và kết luận: +TH1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe không làm mẹ lo lắng. +TH2:Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. -HS lắng nghe. ØMỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. 3.4 Hoạt động 3: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. +GDKNS: Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. «Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. +N1: Buổi sáng, em làm những việc gì? +N2: Buổi trưa, em làm những việc gì? +N3: Buổi chiều, em làm những việc gì? +N4: Buổi tối, em làm những việc gì? -Mỗi tổ là một nhóm nhận nhiệm vụ. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị lập kế hoạch cho mình (3’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận lập kế hoạch cho mình. -Mời các nhóm lên trình bày. -Các nhóm lên trình bày. -Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm -GV nhận xét HS có biết lập kế hoạch chưa, kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm -HS lắng nghe. việc nhà và nghỉ ngơi. 4.Củng cố . dặn dò: -Viết lên bảng câu : “Giờ nào việc nấy”. -HS đọc đồng thanh -Hướng dẫn HS thựa hành ở nhà: Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu đó -HS tiếp thu và thực hiện. -Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tích cực. -HS lắng nghe. o0o ĐẠO ĐỨC Lớp 3 KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Hs biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc , tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập đạo đức. - Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đồ dùng sách vở của môn học. 3. Bài mới: 3.1 Khởi động: Hát bài về Bác Hồ. 3.2 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - Gv đánh giá ý kiến đúng. - Hát - Hs hát. - Hs thảo luận nhóm 4: Quan sát các ảnh và nêu nội dung, đặt tên cho từng ảnh: + Đại diện các nhóm lên trình bày: ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. ảnh2: Bác Hồ với các cháu mẫu giáo. ảnh 3: Bác quây quần bên thiếu nhi. ảnh 4: Bác ôm hôn các cháu. ảnh 5: Bác chia kẹo cho các cháu. - Các nhóm khác bổ sung. - Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Quê Bác - Yêu cầu trả lời câu hỏi. + Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu? + Bác Hồ có tên gọi nào khác? Tình cảm của Bác đối với Tổ quốc và nhân dân như thế nào? - Gv chốt lại ý chính. 3.3 Hoạt động 2: Kể chuyện "Các cháu vào đây với Bác" - Gv kể chuyện kết hợp tranh nội dung. - Gv đặt câu hỏi: + Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi như thế nào? + Thiếu nhi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 3.4 Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác dạy. Liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Câu ca dao nào nói về Bác Hồ? -Yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Gv ghi bảng 5 điều Bác Hồ dạy. - Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Gv củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy. 3.5 Hoạt động 4: Hướng dẫn hs rút ra bài học: - Con có ý nghĩ gì về Bác Hồ? - Con có tình cảm gì đối với Bác Hồ? 4 Củng cố dặn dò: HD thực hành: ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Còn nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung->Nguyễn Tất Thành->Nguyễn ái Quốc ->Hồ Chí Minh. Bác hết lòng yêu thương nhânm loại nhất là thiếu nhi. - Hs theo dõi. - Hs trả lời: + Bác Hồ luôn yêu thương và chăm sóc + Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Hs nêu ý kiến của bản thân. - Câu ca dao: Tháp mười đẹp nhất hoa sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. - Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung. Ví dụ: Học tập tốt , lao động tốt là chăm chỉ học tập và rèn luyện để cố gắng vươn lên. thường xuyên tự giác lao động vệ sinh ở trường lớp và ở nhà sạch sẽ. - Hs nêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác luôn luôn yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. - Con rất yêu quý và kính trọng Bác + Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy + Sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài hát, thơ về Bác Hồ. Thứ năm ngày 15 tháng 08 năm 2013 Bài 1: TỰ NHIÊN Xà HỘI Lớp 3 HOẠT ĐỘNG THỞ CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP I. MỤC TIÊU: - Sau bài học: + HS có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào, thở ra + Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ + Chỉ trên sơ đồ và nới được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra + Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Các bức tranh in trong SGK được phóng to III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS 3. Bài mới: 3.1Giới thiệu bài:( Khởi động) - GV nêu mục đích yêu cầu của bài - Ghi bài lên bảng Nội dung: 3.2Thực hành thở sâu: - GV hướng dẫn HS cách thở sâu: “ Bịt mũi nín thở” - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: + Yêu cầu cả lớp thực hành và TLCH: Các em có cảm giác như thế nào? - Gọi 3 HS lên bảng thở sâu - Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít thở? - So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra? - HS theo dõi, nhắc lại đề bài - HS thực hành thở sâu và nhận biết sự thay đổi lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức - HS thực hiên động tác “bịt mũi nín thở”. Nhận xét: Thở gấp hơn và sâu hơn bình thường - 3 HS lên bảng thở sâu như hình 1 trang 4 để cả lớp quan sát - Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực và thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức - Lồng ngực phồng lên, nẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp: hít, thở - Khi hít vào lồng ngực phồng lên vì phổi nhận nhiều không khí nên phổi căng lên Khi thở ra hế sức lông ngực xẹp xuống vì đã đưa hết không khí ra [...]... duy phân tích, những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp - KN làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp - KN giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em -BVMT - Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có... khí các – bô - níc - Nhận xét, cho điểm 3 Bài mới: 3.1 Giới thiệu – ghi đầu bài: 3.2HĐ 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người + Mục tiêu: + Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các hình trang 8 SGK ? Trong số những cơ quan đó, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài HS: Quan sát và thảo luận... Hoạt động 2: Hành động cần làm «Mục tiêu: HS nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức thể hiện «Cách tiến hành: -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo -Chia nhóm 4 nhóm, giao việc Các nhóm ghi luận ghi kết quả vào bảng con: -Học giỏi, tiếp thu nhanh… +N1: Ghi ích lợi của việc học tập đúng giờ -Có lợi cho sức khoẻ… +N2: Ghi ích lợi khi sinh hoạt đúng giờ +N3: Ghi những... để duy trì sự sống HS: Trả lời - Nhận xét, bổ sung và cho điểm 3 Bài mới: 3.1 Giới thiệu và ghi đầu bài 3.2 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người + Mục tiêu: + Cách tiến hành: - Bước 1: GV Giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp ? Kể tên những gì được vẽ trong H1 trang 6 SGK ? Những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình ? Kể thêm những... và sử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp - KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp - KN giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Các hình 10, 11 in trong SGK được phóng to III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra... bệnh của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh Bệnh thường gặp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi 3.3 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu thảo luận tranh SGK - GV giao nhiệm cụ: Nêu nội dung từng hình SGK - Gọi HS trình bày trước lớp - Yêu cầu một số cặp đại diện trình bày * Một số bệnh đường hô hấp thường gặp: - HS nêu: Mũi, phế quản, khí quản, hai lá phổi - HS . của con người cần có những gỡ - Em biết được trẻ em có quyền gi? - … nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác…. * Trẻ em có quyền bình đẳng giới. Quyền được chăm sóc sức. không đúng giờ và chưa đúng giờ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2 - tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2. 2. HS : Vở BT đạo đức. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt. bày tỏ ý kiến trước các hành động. +GDKNS: tư duy phê phán. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Trong giờ học Toán, cô giáo -Mỗi nhóm nhận bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1

Ngày đăng: 10/02/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thứ hai ngày 12 tháng 08 năm 2013

  • TUẦN: 1

  • KHOA HỌC

  • Lớp 5

  • BÀI 1: SỰ SINH SẢN

  • Bài 1:

  • CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

  • Thứ ba ngày 13 tháng 08 năm 2013

  • TUẦN: 1

  • ĐẠO ĐỨC

  • Thứ năm ngày 15 tháng 08 năm 2013

  • TỰ NHIÊN XÃ HỘI

  • Lớp 3

  • TỰ NHIÊN XÃ HỘI

  • Bài 2 : Lớp 3

  • NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?

  • TỰ NHIÊN XÃ HỘI

  • Bài 1 : Lớp 2

  • KHOA HỌC

  • Lớp 5

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan