1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

68 5,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

I. MỞ DẦU. 1.Tính cấp thiết đề tài: 1.1: khí hậu toàn cầu có xu hướng biến đổi mạnh mẽ tác động mọi mặt đến đời sống con người,đời sống tự nhiên trong đó tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.Do vậy vấn đề nghiên cứu các nhân tố này trong sự tác động đến lớp phủ tự nhiên càng được quan tâm. 1.2: Diện tích rừng tự nhiên trên trái đất ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của các nhân tố tự nhiên như sự thay đổi mực nước biển,xuất hiện của các sinh vật ngoại lai,tác động của dòng hải lưu,nhiệt độ thay đổi gia tăng quá trình hoang mạc hóa ,con người xả thải vào môi trường,mở rộng quá trình sản xuất ,sinh hoạt… 1.3: Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức,đặc biệt là tài nguyên khoáng sản,tài nguyên sinh vật làm tăng nguy cơ tuyệt diệt các giống loài sinh vật và thu hẹp biên độ sinh thái. 1.3: Ý thức bảo vệ tự nhiên của một bộ phận lớn người trên trái đất còn kém,do vậy cần nâng cao ý thức trách nhiêm của mọi người trước sự thu hẹp dần của môi trường tự nhiên như hiện nay.Bằng cách làm cho con người hiểu được nguyên nhân làm giảm diện tích lớp phủ tự nhiên để có cách bảo vệ tốt môi trương tự nhiên. 1.4: Nhà nước ta và các tổ chức môi trường trên thế giới luôn thực hiện các chương trình hành động như:trồng rừng ven biển,các nước có nguy cơ xâm thực biển,các chươn trình hỗ trợ trồng rừng,bảo tồn gen các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục hồi các sinh vật đã bị tuyệt chủng.tuy nhiên các chương trình này còn mang tính cục bộ chưa đi sâu vào phạm vi toàn cầu,vấn đề suy giảm tài nguyên sinh vật vẫn còn tái tiếp diễn. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 2.1: Nghiên cứu các ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên và kt-xh đến sự phân bố sinh vật,góp phần tìm hiểu kĩ nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm sinh vật.Để chúng ta có những giải pháp hiệu quả phát triển bền vững môi trường tự nhiên thông qua việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến chúng. 2.2: Thông qua việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến đời sống sinh vật,giúp xác định được đặc điểm của các nhân tố khí hậu,đất đai,sinh vật,sự thay đổi mực nước biển,con người vá các quy luật tự nhiên.góp phần nâng cao nhận thức về cơ chế phân bố của sinh vật trên phạm vi toàn cầu. 2.3: Trước nguy cơ biến đổi chung của khí hậu toàn cầu mà một phần lớn là tác động của con người làm suy giảm số lượng loài và thu hẹp biên độ sinh thái.Việc phân tích nhân tố tự nhiên-con người tác động làm biến đổi môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội loài người về sau giúp giáo dục của con người trong việc bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên theo hướng phát triển bền vững. 3.Giả tuyết khoa học: Nếu hiểu được các đặc điểm của các nhân tố phát sinh gây tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thì con ngưới sẽ tác động làm thay đổi bên trong nội tại các nhân tố đó làm kích thích sự phát triển sinh vật theo ý muốn của con người.Trong trường hợp đối với con người,một bộ phận dân tộc sống du canh du cư,đốt nương làm rãy sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn ,bạc màu dất đồng nghĩa với mất lớp phủ thực vật.để có giải pháp tăng độ phì,kích thích phát triển sinh vật,nhà nước,chính phủ đã đưa ra các giải pháp như định canh định cư,xây nhà kiên cố cho các dân tộc,tạo viêc làm giảm du canh du cư.Tương tự như vậy các yếu tố khí hậu(nhiệt độ.ánh sáng,độ ẩm…),đất đai,sinh vật…con người cũng có thể tác động làm thay đổi cơ chế hoặt động theo ý muốn con người khi trình độ khoa học phát triển mạnh như hiện nay.Tuy nhiên sự tác động này đòi hỏi cần có sự tính toán kĩ lưỡng vì trái đất bao gồm 5 quyển địa lí có mối quan hệ thống nhất với nhau,bộ phận của quyển này thay đổi sẽ kéo theo các quyển khác thay đổi gây hậu quả khôn lường. Vd:Xa mạc xahara với diện tích hơn 8 triệu km2 .trong khi đó diện tích sản xuất và sinh hoặt của con người hiên nay ngày càng chật hẹp vì vậy đây là nơi con người muốn chinh phục và cải tạo.Tuy nhiên bản thân xahara là một vùng áp cao khổng lồ,thay đổi vùng áp cao này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với cả hành tinh mà con người khó có thể biết được. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 4.1: Nghiên cứu các mặt tác động trên cơ sở lí luận và thực tiễn của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật từ đó nêu lên nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sư tác động tổng thể của nhiều nhân tố. 4.2: Tìm hiểu thực trạng của sự tác động của các nhân tố đến lớp phủ sinh vật trên trái đất và Việt Nam. 4.3: Tìm hiểu những giải pháp có tính khả thi của con người trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật. 5. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật bao gồm các nhân tố khí hậu,sinh vật ,đất đai,địa hình,con người, dòng hải lưu, sự thay đổi mực nước biển. 6. Phạm vi nghiên cứu: 6.1: Do khả năng có hạn đề tài chỉ nghiên cứu các nhân tố khí hậu,sinh vật ,đất đai,địa hình,con người, dòng hải lưu, sự thay đổi mực nước biển có tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 6.2: Đề tài nghiên cứu quy luật tác động chung của các nhan tố trên,trên phạm vi toàn cầu và việt nam có chọn lọc phù hợp với tầng nội dung của đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu đề tài: 7.1: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 7.1.1: Phương pháp phân tích tổng hợp 7.1.2: Phương pháp phân loại hệ thống hóa 7.1.3: Phương pháp giả thuyết 7.1.4: Phương pháp lịch sử 7.2: Nhóm phương pháp thực tiễn. 7.2.1: Phương pháp chuyên gia 7.2.2: Phương pháp bản đồ. II. NỘI DUNG. Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phân bố của sinh vật: 1.1: Khái niệm chung: 1.1.1: Khái niệm sinh vật: Sinh vật được hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại ở bên trong , bên trên và phía trên Trái Đất hoặc lớp vỏ sống của Trái Đất.Trong đó có các cơ thể sống và hệ sinh thái hoặt động Như vậy khái niệm sinh vật không bao hàm cả khái niệm sinh quyển mà sinh vật là khái niệm dùng để chỉ một thành phần cơ bản của sinh quyển là vật chất sống, ngoài thành phần này sinh quyển còn hai thành phần khác là vật chất có nguồn gốc sinh vật và vật chất phối sinh. 1.1.2: Khái niệm phát triển sinh vật: Trong triết học có hai quan niệm khác nhau về sự phát triển.Thứ nhất,phát triển chỉ là sự tăng lên hoặt giảm đi về mặt số lượng,thứ hai phát triển là sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Trong thế giới hữu cơ ( sinh vật ):Sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật trước sự biến đổi của môi trường:ở sự trao đổi chất thường xuyên của cơ thể với môi trường,ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn từ đó làm xuất hiện ngày càng nhiều các giống loài mới thích nghi với môi trường. 1.1.3: Khái niệm phân bố sinh vật: Phân bố sinh vật được hiểu là sự xắp xếp sinh vật một cách tự giác hoặc tự phát trên một lãnh thổ phù hợp với những điều kiện sống như khí hậu,đất đai,sinh vật,địa hình Quá trình phân bố sinh vật trong tự nhiên chịêu ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố khí hậu 1.2: Tác động của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố sinh vật: 1.2.1:Nhân tố khí hậu: 1.2.1.1: Khái niệm khí hậu: Khái niệm thời tiết liên quan chặt chẽ đến khái niệm khí hậụ,ở bất kì một nơi nào trên Trái Đất,thời tiết khác nhau hàng giờ,hàng ngày,hàng tháng,hàng năm.Song,ta vẫn có thể tìm thấy những đặc điểm khí tượng đặc trưng riêng cho tầng địa phương và so sánh với địa phương khác. Các khái niệm khí hậu: - Theo Voaycop:Khí hậu là trạng thái thời tiết trung bình. - Theo Phedorop:Khí hậu là tổng hợp của thời tiết - Theo Bec: Khí hậu là một bộ phận của quá trình Địa Lí. - Theo quan điểm hiện đại: Khí hậu đó là sự tiếp diễn có quy luật của các quá trình khí quyển được tạo thành ở một nơi nhất định do kết quả tác động qua lại của bức xạ mặt trời,hoàn lưu khí quyển và điều kiện Địa Lí địa phương,nó chi phối chế độ thời tiết đặc trưng cho nơi dó. - Theo Alixop: Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng cho nhiều năm,được tạo nên bởi bức xạ mặt trời,đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí quyển. Từ những khái niệm trên,về mặt định lượng khí hậu là chế độ trung bình nhiều năm của thời tiết. Khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng,nhiệt,ẩm,mây,mưa,gió, khí áp Tác động quan trọng trong việc hình thành và phát triển và phân bố sinh vật,ngoài ra khí hậu còn được con người khai thác nhằm mục đích thúc đẩy sự sinh trưởng,phát triển và tăng năng xuất cây trồng,vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển kinh tế- xã hội khác.Khí hậu là nhân tố tự nhiên quan trọng quyết định đến đời sống của sinh vật trên Trái Đất,bao gồm cả loài người,mỗi nhân tố của khí hậu đều có cách thức khác nhau trong sự tác động đến đời sống sinh vật,nhưng các nhân tố này là một thể thống nhất,sự biến đổi của nhân tố này làm thay đổi nhân tố khác điều này đồng nghĩa với thay đổi đặc điểm sinh trưởng và phát triển sinh vật.Vì vậy nghiên cứu sinh vật trong việc nghiên cứu sự tác động của yếu tố khí hậu đến lớp phủ sinh vật trên toàn cầu là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. 1.2.1.2: Nhân tố ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoặt động của sinh vật,đặc biệt là sự quang hợp của cây xanh .Mỗi loài cây đều có những nhu cầu riêng về cường độ và thời gian chiếu sáng ,nên trên cùng một khoảng không gian theo chiều thẳng đứng có thể có nhiều loài thực vật cùng sinh sống,tạo nên nhiều tầng tán cây khác nhau.Ngoài ra do chế độ chiếu sáng có chu kì (ngày đêm,mùa,nội thế kỉ,ngoại thế kỉ)nên ảnh hưởng đến các hoặt động của nhiều loài động vật (kiếm ăn,sinh sản,di cư ). 1.2.1.2.1: Ảnh hưởng của ánh sáng đến lớp phủ thực vật: Đối với cây xanh ánh sáng là điều kịện sinh tồn quan trọng bậc nhất,nhờ có ánh sáng cây xanh mới tiến hành quang hợp để tạo thành các chất hữu cơ nuôi sống cho cây,nên ánh sáng là "nguồn sống" của nó.  Nhờ ánh sáng cây hấp thụ co2 từ khí quyển,đồng hóa khí này thành chất hữu cơ tích lũy cho cây.  Trong vòng tuần hoàn cacbon,C dưới dạng co2 ở trong khí quyển đi vào trong các hệ sinh thái ở trên đất liền và ở dưới nước.Trên đất khí co2 được thực vật hấp thụ vào các mô rỗng ở lá,tại đó quá trình quang hợp cùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời kết hợp với C với H và O lấy từ nước trong các tế bào của cây tạo nên các phân tử đường glucozo và oxy theo phản ứng: 6CO2+6H2O+Năng lượng ánh sáng  C6H12O6+6CO2. Phản ứng này được gọi là phản ứng cố định cacbon,các phân tử gluco được chứa vào trong các mô của cây và được chuyển dần lên các bậc dinh dưỡng cao hơn do quá trình ăn của các sinh vật tiêu thụ,như vậy quá trình này chiệu tác động trực tiếp của thời tiết và khí hậu.  Chất lượng sinh khối của cây phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng,hơn 95% khối lượng của cây được tạo thành từ co2: Bảng 1.2.1.2.1 a: Sinh khối thực vật của các hệ sinh thái trên thế giới. STT Loại hệ sinh thái Sinh khối thực vật ( tấn/ha ) 1 Rừng ẩm nhiệt đới 450 2 Rừng nhiệt đới lá rụng 350 3 Rừng thông ôn đới 350 4 Rừng ôn đới lá rụng 300 5 Rừng taiga vùng cực 200 6 Savan 40 7 Step ôn đới 16 8 Tundra 6 9 Sa mạc cây bụi 7 10 Sa mạc thực thụ,vùng cực 0,2 11 Hệ sinh thái nông nghiệp 10 12 Đầm Lầy 150 13 Hồ và sông 0,2 14 Đại dương 0,03 15 Vùng nước trồi 0,2 16 Cửa sông 10  Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết.  Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. Có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị ức chế, hoặc không nảy mầm, như hạt cà độc dược, hoặc hạt của một số loài trong họ Hành. Trái lại có một số hạt giống ở chỗ tối không nảy mầm được tốt như hạt cây phi lao, thuốc lá, cà rốt và phần lớn các cây thuộc họ Lúa.  Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những cây mọc riêng lẽ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều, thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng hoặc trên đường phố có tường nhà cao tầng, do có tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở 4 phía nên tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây.  Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với một số loài cây có rễ trong không khí (rễ khí sinh) thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nên rễ có thể quang hợp như một số loài phong lan trong họ Lan . Còn hệ rễ ở dưới đất chịu sự tác động của ánh sáng, rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của cây ưa bóng.  Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ; các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao.  Ngoài ra cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau có đặc điểm hình thái, giải phẫu khác nhau. Trên cùng một cây, lá ở ngọn thường dày, nhỏ, cứng, lá được phủ một lớp cutin dày, mô giậu phát triển, có nhiều gân và lá có màu nhạt. Còn lá ở trong tầng bị che bóng có phiến lá lớn, lá mỏng và mềm, có tầng cutin mỏng, có mô giậu kém phát triển, gân ít và lá có màu lục đậm.  Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của thực vật, trong thành phần quang phổ của ánh sáng, diệp lục chỉ hấp thụ một số tia sáng. Bằng những thí nghiệm, Timiriadep đã chứng minh được rằng, những tia sáng bị diệp lục hấp thụ mới phát sinh quang hợp. Cường độ quang hợp lớn nhất khi chiếu tia đỏ là tia mà diệp lục hấp thụ nhiều nhất.  Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng.  Cây ưa sáng tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên, nhưng nói chung, sản phẩm quang hợp đạt cực đại không phải trong điều kiện chiếu sáng cực đại mà ở cường độ vừa phải .  Cây ưa bóng cho sản phẩm quang hợp cao ở cường độ chiếu sáng thấp. Trung gian giữa 2 nhóm trên là nhóm cây chịu bóng nhưng nhịp điệu quang hợp tăng khi sống ở những nơi được chiếu sáng đầy đủ. Đặc điểm cấu tạo về hình thái, giải phẩu và hoạt động sinh lý của các nhóm cây này hoàn toàn khác nhau thể hiện đặc tính thích nghi của chúng đối với các điều kiện môi trường sống khác nhau. Do đặc tính này mà thực vật có hiện tượng phân tầng và ý nghĩa sinh học rất lớn.  Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh sản của thực vật. Tương quan giữa thời gian chiếu sáng và che tối trong ngày - đêm gọi là quang chu kỳ. Tương quan này không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau trong năm cũng như trên các vĩ tuyến khác nhau. Quang chu kỳ đã được Garner và Alland phát hiện năm 1920. Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây ngày ngắn. Cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, còn ngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn. 1.2.1.2.2: Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển và phân bố của động vật:  Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của nhiều loài động vật bao gồm khả năng định hướng,sinh sản và sinh trưởng của các loài.  Ở một số loài động vật có khả năng tiếp nhận những tia sáng khác nhau của quang phổ ánh sáng mặt trời mà mắt người không tiếp thu được. Một số loài động vật thâm mềm dưới nước sâu và Rắn mai gầm có thể tiếp thu tia hồng ngoại. Ong và một số loài chim có thể phân biệt được mặt phẳng phân cực ánh sáng mà con người hoàn toàn không nhận biết, ngoài ra chúng còn có thể nhìn thấy được quang phổ vùng sóng ngắn trong đó có cả tia tử ngoại nhưng không nhận biết được tia sáng màu đỏ (có độ dài sóng lớn). Ong chính nhờ tiếp thu được mặt phẳng phân cực ánh sáng nên xác định được vị trí của mình mà định hướng được địa phương thậm chí cả khi Mặt Trời bị mây che lấp.  Nhiều loài động vật định hướng nhờ thị giác trong thời gian di cư. Đặc biệt nhất là chim, những loài chim trú đông bay vượt qua hàng ngàn kilômét đến nơi có khí hậu ấm hơn nhưng không bị chệch hướng.Qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng sau khi kích thích cơ quan thị giác, thông qua trung khu thần kinh gây nên hoạt động nội tiết ở tuyến não thùy, từ đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: Để rút ngắn thời gian phát triển ở cá hồi , người ta tăng cường độ chiếu sáng. Hoặc như cá chép nuôi ở những ruộng lúa vùng Quế Lâm (Trung Quốc) do ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nên tuy cơ thể cá còn nhỏ (150- 250 gam) nhưng đã thành thục sinh dục sớm (1 tuổi). Dựa vào hiện tượng đó, ngư dân vùng Quảng Đông (Trung Quốc) đã thúc đẩy cá chép đẻ sớm bằng cách hạ mực nước trong ao nuôi vào mùa xuân để tăng cường độ ánh sáng và nhiệt độ nước cho cá thành thục sinh sản sớm.Thời gian chiếu sáng của ngày có ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật. Người ta nhận thấy rằng ,cá hồi thường đẻ trứng vào mùa thu, nhưng nếu vào mùa xuân tăng cường thời gian chiếu sáng hoặc giảm thời gian chiếu sáng về mùa hè cho giống với điều kiện chiếu sáng mùa thu thì cá vẫn đẻ trứng.Ở nhiều loài chim vùng ôn đới, cận nhiệt đới, sự chín sinh dục xảy ra khi độ dài ngày tăng.Một số loài thú như cáo, một số loài thú ăn thịt nhỏ; một số loài gậm nhấm sinh sản vào thời kỳ có ngày dài, ngược lại nhiều loài nhai lại có thời kỳ sinh sản ứng với ngày ngắn.Ở một số loài côn trùng (một số sâu bọ) khi thời gian chiếu sáng không thích hợp sẽ xuất hiện hiện tượng đình dục (diapause) tức là có thể tạm ngừng hoạt động và phát triển.  Ánh sáng rất cần thiết cho đời sống động vật. Các loài động vật khác nhau cần thành phần quang phổ, cường độ và thời gian chiếu sáng khác nhau. Tùy theo sự đáp ứng đối với yếu tố ánh sáng mà người ta chia động vật thành hai nhóm :  Nhóm động vật ưa sáng là những loài động vật chịu được giới hạn rộng về độ dài sáng, cường độ và thời gian chiếu sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt động vào ban ngày, thường có cơ quan tiếp nhận ánh sáng. Ở động vật bậc thấp cơ quan này là các tế bào cảm quang, phân bố khắp cơ thể, còn ở động vật bậc cao chúng tập trung thành cơ quan thị giác. Thị giác rất phát triển ở một số nhóm động vật như côn trùng, chân đầu, động vật có xương sống, nhất là ở chim và thú. Do vậy, động vật thường có màu sắc, đôi khi rất sặc sỡ (côn trùng) và được xem như những tín hiệu sinh học  Nhóm động vật ưa tối bao gồm những loài động vật chỉ có chịu được giới hạn hẹp về độ dài sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang động, trong đất hay ở đáy biển sâu. Nhóm động vật này có màu sắc không phát triển và thân thường có màu xỉn đen. Những loài động vật ở dưới biển, nơi thiếu ánh sáng, cơ quan thị giác có khuynh hướng mở to hoặc còn đính trên các cuống thịt, xoay quanh 4 phía để mở rộng tầm nhìn, còn ở những vùng không có ánh sáng, cơ quan tiêu giảm hoàn toàn, nhường cho sự phát triển cơ quan xúc giác và cơ quan phát sáng. 1.2.1.2.3 : Ảnh hưởng của ánh sáng đối với vi sinh vật:  Ảnh hưởng mặt trời chiếu rọi xuống đất, những vi sinh vật phát triển trên bề mặt đất đều bị tiêu diệt, trừ những vi khuẩn tự dưỡng quang năng. Thường thường chúng bị tiêu diệt rất nhanh trong vài phút đến 1 giờ. Các vi sinh vật gây bệnh thường nhạy cảm với ánh sáng hơn những vi sinh vật gây thối.  Tác dụng thiếu sáng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng. Bước sóng càng ngắn, khả năng tác dụng quang hoá càng mạnh càng làm vi sinh vật dễ bị tiêu diệt.  Lợi dụng đặc tính này mà người ta thường phơi nắng các dụng cụ cần bảo quản, một mặt làm giảm độ ẩm, một mặt tiêu diệt những vi sinh vật trên bề mặt. Hai nữa, nhiều người tắm nắng, một trong những yêu cầu là làm hệ vi sinh vật trên da bị tiêu diệt. 1.2.1.3: Nhiệt độ: [...]... chế sự phát triển của vi sinh vật hay để những vật liệu cần bảo quản ở những điều kiện khô ráo cho vi sinh vật ít phá hoại 1.2.1.5: Khí áp và gió Khí áp và gió có tác động trực tiếp lên đời sống sinh vật ,ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phân bố của các loài sinh vật 1.2.1.5.1: Ảnh hưởng của khí áp và gió đến sự phát triển và phân bố thực vật Khí áp thay đổi có lợi cho quá trình trao đổi khí của. .. có đặc tính là chịu được sự thay đổi luân phiên của độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô Phần lớn các loài động vật ở vùng ôn đới và nhiệt đới gió mùa thuộc nhóm này 1.2.1.4.3: Ảnh hưởng của độ ẩm đến vi sinh vật  Độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu hay độ ẩm môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật Đa số vi sinh vật phát triển tốt ở độ ẩm >80% và độ ẩm môi trường > 20%... dựa vào chỉ số độ ẩm mà phải dựa vào chỉ số khô hạn 1.2.1.4.1 :Ảnh hưởng của nước và độ ẩm trong không khí đến sự phát triển và phân bố thực vật:  Sự thoát hơi nước của cây phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm không khí,độ ẩm cao sự thoát hơi nước bị hạn chế ngược lại độ ẩm thấp cây thoát hơi nước nhiều dẫn đến khô vì vậy đây là nhân tố quan trọng quyết định đến sự sống và phát triển sinh vật .Các nhóm thực vật. .. thái cấu tạo,hoạt động sinh lí và cả tập tính của sinh vật 1.2.1.3.1 :Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và phân bố của thực vật:  Đối với thực vật, nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản  Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến hình thái của cây G.I Parlovscaia (1948) đã làm thí nghiệm với cây Cốc-xa-ghi thấy rằng trong điều kiện ánh sáng và độ ẩm giống nhau, nếu... quyết định đến hình thái ,sinh lí của thực vật. Gió đóng vai trò trong việc truyền phấn phát tán hạt và bào tử góp phần phân bố lại thực vật ,và hình thành nên những hệ sinh thái mới 1.2.1.5.2.: Ảnh hưởng của khí áp và gió đến sự phát triển và phân bố động vật: Động vật chiệu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của khí áp,gió thông qua chế độ nhiệt ẩm và ánh sáng  Điển hình như khu vực Bắc Cực và Nam Cực,là... mà sinh vật ở đây thưa thớt và nghèo về thành phần loài  Ta thấy rằng sự phát triển của sinh vật theo đới ngoài việc chiệu tác động sâu sắc của yếu tố khí hậu thì yếu tố đất đai cũng quy định chiều hướng phát triển và phân bố của sinh vật. Trường hợp nếu sinh vật sống ở vùng đất thuộc đới đất nhiệt đới nếu đem sang phát triển một cách tự nhiên ở đới đất ôn đới thì sinh vật đó khó có thể sinh trưởng và. .. hợp với kiểu sinh vật khác nhau.Như đất phát triển phù hợp với khí hậu và thực vật; đất phát triển không phù hợp với khí hậu và thực vật 1.2.2.4.1: Nhóm đất phân bố phù hợp với điều kiện khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật:  Đất thuộc đới bắc cực và đài nguyên:Đây là hai vành đai gần nhau, nằm trên các vĩ độ cao nhất của lục địa với khí hậu quanh năm giá lạnh nên cảnh quan thiên... tổ hợp của các thể khoáng vật bị phong hóa thành hạt nhỏ ,các chất hữu cơ và sinh vật liên kết với nhau trong một trạng thái cân bằng động mong manh.Đất được tạo thành bởi sự tương tác của các yếu tố khí hậu,địa hình và đặc biệt là các sinh vật vì vậy đặc tính của đất cũng quy định sự thích nghi và phát triển của tầng loài sinh vật. Trên cơ sở này các nhà khoa học phân thành các nhóm đất phát triển phù... 1.2.1.3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi sinh vật: Cũng giống như các sinh vật khác, nhiệt độ của môi trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với vi sinh vật Trên thực tế, do vi sinh vật thường là các sinh vật đơn bào cho nên chúng rất mẫn cảm với sự biến hóa của nhiệt độ, và thường bị biến hóa cùng với sự biến hóa về nhiệt độ của môi trường xung quanh Chính vì vậy, nhiệt độ của tế bào vi sinh vật cũng... độ của môi trường xung quanh  nhiệt độ ảnh hưởng tác động hai mặt đến vi sinh vật ,vừa có lợi vừa có hại vì vậy mà có thể xác định các loại nhiệt độ cơ bản đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật Đó là nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ tốt nhất và nhiệt độ cao nhất đối với sự sinh trưởng Hình 1.2.1.3.3 a: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật (Theo sách của Prescott, Harley và . hình Quá trình phân bố sinh vật trong tự nhiên chịêu ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố khí hậu 1.2: Tác động của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố sinh vật: 1.2.1 :Nhân tố khí hậu: 1.2.1.1:. lí luận và thực tiễn của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phân bố của sinh vật: 1.1: Khái niệm chung: 1.1.1: Khái niệm sinh vật: Sinh vật được hiểu theo nghĩa chung và rộng. tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật từ đó nêu lên nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sư tác động tổng thể của nhiều nhân tố. 4.2: Tìm hiểu thực trạng của sự tác động của

Ngày đăng: 10/02/2015, 20:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w