Sự thay đổi mực nước biển

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 46)

II. NỘI DUNG

1.2.6.Sự thay đổi mực nước biển

Nước biển dâng là một trong số những vấn đề lớn nhất hiện nay đặt ra cho chúng ta, theo các nhà khoa học thì khoảng cuối thế kỉ này mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 0,8 đến 1,5m vì vậy nếu không có các giải pháp và biện pháp kịp thời thì tới cuối thế kỉ này nhiều khu vực của Trái Đất sẽ bị nhấn chìm trong nước biển và lúc đó không chỉ tác động đến đời sống sản xuất sinh hoặt của con người mà còn làm suy giảm một lượng lớn các loài sinh vật trong tự nhiên đặc biệt là các loài sinh vật trên lục địa.Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,8o C đến 6,4o C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mức độ.Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện

tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân.Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh.

1.2.6.1: Thực trạng về sự thay đổi mực nước biển trên thế giới và Việt Nam

hiện nay. 1.2.6.1.1: Biến đổi khi hậu toàn cầu làm cho

Trái Đất ấm lên.

Theo quan trắc trong thời gian từ năm 1961 đến năm 2003 nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng bình quân 0,10 oC, trong đó tốc độ tăng trong thập kỷ từ 1993 đến 2003 cao hơn mức bình quân. Nhiệt độ tăng làm cho tăng dung tích nước vốn có của các đại dương đồng thời làm cho băng tan từ các vùng cực Bắc và Nam cực, từ các khối băng tiềm tàng trên các núi cao.

1.2.6.1.2: Hậu quả của Trái Đất ấm lên,đối với sự thay đổi mực nước biển.  Từ năm 1961 đến 2003 tốc độ bình quân mực nước trung bình của các đại dương nâng lên khoảng 1,8±0,5 mm/năm. Tốc độ biển dâng từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX quan trắc được có chiều hướng ngày một gia tăng. Kết quả quan trắc bằng thiết bị vệ tinh cho thấy trong thập niên 1993-2003 tốc độ nước biển dâng bình quân khỏang 3,1±0,7 mm/năm.

 Theo báo cáo của IPCC, 2007 với kịch bản biến đổi khí hậu A1B mực nước biển dâng vào năm 2090 so với năm 1990 bình quân từ 22 đến 44 cm, với tốc độ khoảng 4mm/năm. Hình 1.2.6.1.2a trình bày quá trình biển dâng trong quá khứ (quan trắc được và ước đoán) và dự tính cho tới cuối thế kỷ XXI với kịch bản A1B của biến đổi khí hậu. Mức độ biển dâng trên từng vùng không đều nhau, căn cứ vào tài liệu thực đo được trình bày tại hình 1.2.6.1.2b, cho thấy vùng biển Việt Nam và châu Á trong thập niên từ 1993-2003 nước biển dâng cao bình quân trên 3 mm/năm trong khi tốc độ bình quân trong thế kỷ XX khoảng 1,7 ¸ 2,4 mm/năm cho thấy nguy cơ nước biển dâng sẽ nhanh hơn trong tương lai. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 50 năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm. Tại Vũng tàu, trong vòng thời gian từ 1979 đến 2006 mực nước trung bình tăng khỏang 9,5 cm trong khi mực nước cao nhất tăng gần 13 cm, hình 1.2.6.1.2c (Trương Văn Hiếu, Phân Viện Khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam). Cũng cần lưu ý, ngoài sai số chủ quan trong quan trắc, ghi chép..., kết quả ghi lại từ các trạm đo nước còn bao gồm sai số do sự biến dạng (nâng lên hay hạ xuống) của vỏ trái đất.

Hình 1.2.6.1.2 a. Dự báo nước biển dâng, kịch bản A1B của biến đổi khí hậu (nguồn IPCC, 2007)

Hình 1.2.6.1.2 b. Bản đồ phân bố mức nước biển dâng (trích từ nguồn IPCC, 2007)

Hình 1.2.6.1.2 c Mực nước cao nhất và mực nước bình quân tại Vũng Tàu từ năm 1979 đến 2006, theo Trương Văn Hiếu

1.2.6.2: Ảnh hưởng của sự thay đổi mực nước biển tới sự phát triển và

phân bố sinh vật

Những nghiên cứu của cộng đồng quốc tế từ nhiều thập niên cho đến nay đã khẳng định sự tất yếu của quá trình biển dâng, một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Tốc độ biển dâng ngày một tăng lên và là xu hướng không thể đảo ngược.

 nhiệt độ trái đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6oC làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nước biển dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của thay đổi mực nước biển đã đang ảnh hưởng ngày một sâu, rộng đến các hệ sinh thái đặc biệt là vùng sinh thái bờ biển. Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: Nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn;

nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều.

 Nước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt.và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực.Hiện tượng đó sẽ ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

 Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của n- ước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hư- ởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập (theo kết quả đánh giá của Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường).

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 46)