Địa hình

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 39)

II. NỘI DUNG

1.2.3.Địa hình

Trái Đất trải qua nhiều thời kỳ như sự chuyển động bên trong trái đất, động đất, vỏ trái đất bị nâng lên hay lún xuống. Mặt khác, tác dụng xâm thực làm mòn chỗ cao lấp chỗ thấp, kết quả là trên Trái Đất có nơi là núi, cao nguyên hay đồng bằng.. Lấy mặt biển làm chuẩn, mặc dù vị trí địa lý khác nhau càng lên cao nhiệt độ càng thay đổi, nói chung lên cao 100m: ôn độ giảm 0,5oC, càng lên cao, khí hậu càng lạnh, thực vật càng thay đổi. Ngay trên một ngọn núi, thực vật cũng thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi và còn phụ thuộc vào độ dốc, hướng phơi của sườn núi. Ngoài ra, yếu tố địa hình còn ảnh hưởng tới hình thái, giải phẫu, sự sinh trưởng và phát triển và phân bố của sinh vật của sinh vật.

1.2.3.1: Độ cao địa hình.

Khi lên cao nhiệt độ,độ ẩm và áp xuất thay đổi do đó mà thành phần thực vật cũng thay đổi theo các vành đai khác nhau.

 Biểu hiện: Tính biểu hiện của vành đai theo độ cao làm biến dạng tính địa đới vì vậy trên cùng một khu vực địa lí sự biểu hiện của tính chất đai cao của sinh vật diễn ra nhanh hơn và phức tạp hơn so với sự biểu hiện của tính chất địa đới.

Ví dụ: Trên núi Anđes châu Mĩ nhiệt đới,quần xã sinh vật theo đai cao biểu hiện tương tự như quần xã sinh vật theo địa đới nhưng phức tạp hơn vì trong một khu vực Địa Lí tồn tại nhiều đới khí hậu khác nhau theo độ cao.

 Từ mặt biển lên đến 600m: Đai rừng nhiệt đới ẩm nhiệt độ trung bình khoảng 27 oC

 Ở độ cao từ 600m đến 1900m: Rừng cận nhiệt ẩm thống trị,từ 1900m trở lên là rừng ắ nhiệt đới thống trị.

 Từ 1900m-3100m:Phân bố kiểu rừng lá rộng thường xanh và rừng lá rộng trên núi.

 Từ 3100m đến 3700m:Rừng taiga với các loài cây la kim chiếm ưu thế.  Từ 3700 đến 4400m: Là quần xã cây bụi thường xanh và rụng lá.

 Từ 4400 - 4800m: Là đai đồng cỏ núi cao.  Trên 4800m: Chủ yếu là băng tuyết vĩnh cửu.

1.2.3.2: Độ dốc địa hình.

Độ dốc địa hình góp phần phân bố lại chế độ nhiệt độ,ánh sáng,độ ẩm thông qua quá trình phong hóa dẫn đến hình thành các kiểu thảm sinh vật khác nhau.  Độ dốc địa hình càng lớn quá trình giữ nhiệt ẩm càng thấp dẫn đến quá trình phong hóa hóa học,vật lí diễn ra càng chậm,song quá trình xâm thực,sói mòn diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành đất kém chủ yếu là đất trơ trọi sỏi đá vì vậy mà thảm thực vật ở đây nghèo nàn và thưa thớt ít loài thích nghi được với điều kiện này.

 Ngược lại độ dốc địa hình càng bé thì quá trình giữ nhiệt ẩm càng cao,do vậy quá trình hình thành đất sẽ nhanh hơn so với địa hình dốc lớn vì vậy mà đây là khu vực lí tưởng để phát triển sinh vật.

1.2.3.3: Hướng sườn của địa hình.

Hướng sườn khác nhau có sự khác biệt về chế độ ẩm,nhiệt độ,ánh sáng vì vậy mà ảnh hưởng đến độ cao xuất hiện các vành đai sinh vật.Hướng sườn của địa hình chạy theo đường kinh tuyến khác hoàn toàn so với hướng sườn chạy theo đường vĩ tuyến vì vậy tính sườn của địa hình quy định cảnh quan sinh vật có sự khác biệt nhau ngay trong cùng một đới tự nhiên.

 Biểu hiện.

 Hệ thống núi Anđet ở Nam Mĩ: Cảnh quan và độ cao xuất hiện của các vành đai có sự khác biệt nhau giữa sườn phia đông và sườn phía tây.Cụ thể ở sườn phí đông do là sườn đón gió ẩm nên thực vật phát triển mạnh,động vật phong phú đa dạng,độ cao của vành đai rừng nhiệt đới ẩm cao hơn so với sườn

phia tây và các vành đai khác cũng nằm ở độ cao lớn hơn,ngược lại ở sườn phía tây thực vật ưa khô phát triển mạnh hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc do ở sườn này chiệu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên thời tiết ổn định không cho mưa.

 Hệ thống núi Himalaya ở lục địa Ắ-ÂU:chạy theo hướng vĩ tuyến ,tại các vùng thuộc sườn phía nam dãy núi có lượng mưa trung bình năm lớn từ

3000mm-4000mm sinh vật phát triển.Trong khi đó ở vùng Tây Tạng phía bắc của dãy Himalaya lại có lượng mưa không vượt quá 300mm trên năm do khuất gió vì vậy mà vành đai sinh vật phát triển ở phía bắc nằm thấp hơn so với phía nam dãy Himalaya.

1.2.3.4: Sự phân bố vành đai sinh vật theo đai cao có sự thay đổi theo quy luật địa ô và quy luật địa đới:

Tính chất này của sinh vật được biểu hiện do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất,nguồn năng lượng này tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành các lục địa,đại dương và địa hình núi cao.

1.2.3.4.1: Quy luật địa đới: Đây là sự thay đổi có tính quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).

 Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. Dạng cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ Mặt Trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo.

 Biểu hiện: Sự thây đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ,tuy nhiên tại những vĩ độ khác nhau làm xuất hiện những vành đai cảnh quang khác nhau theo độ cao,khi đi từ xích đạo về hai cực.Cụ thể là biểu hiện thông qua độ cao xuất hiện vành đai tuyết: ví dụ như với kiểu khí hậu nhiệt đới,hệ thống núi cao AnĐét ở Nam Mĩ thì vòng đai tuyết xuất hiện ở độ cao trên 4800m,trong khí đó núi An Pơ ở vĩ độ từ 42độ B-46độ B thuộc đới ôn đới thì giới hạn tuyết xuất hiện ở độ cao trên 3000m.Điều này được giải thích do cường độ chiếu sáng và cường độ nhiệt ở vòng nhiệt đới lớn hơn so với vùng ôn đới

1.2.3.4.2: Quy luật địa ô:Đây là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.

 Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây: Càng vào trung

tâm lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

 Biểu hiện:Gần đại dương đặc biệt là gần các dòng biển nóng độ cao xuất hiện của các vành đai sinh vật có xu hướng cao hơn so với những địa hình gần bờ biển nhưng lại tiếp xúc với các dòng biển lạnh.Điều này được giải thích do đặc tính ẩm và thời tiết bất ổn định của địa hình gần các dòng biển nóng,ngoài ra càng vào sâu trong lục địa, sinh vật phân bố trên địa hình núi càng thưa và kém phát triển do lượng mưa và độ ẩm bị biến tính khi vào sâu trong lục địa.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 39)