Trên Thế Giớ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 56)

II. NỘI DUNG

3.1.Trên Thế Giớ

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng gia tăng, sức ép của công nghiệp hoá và thương mại toàn cầu ngày càng lớn, trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi, nhanh chóng, thuận lợi.Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố của các nhóm loài sinh vật khác nhau trên hành tinh này.

3.1.1: Tác động của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố sinh vật:

3.1.1.1: Tác động của tự nhiên và con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật:

 Con người đã làm nghèo giới thiên nhiên hữu sinh,biểu hiện rõ nhất là làm thu hẹp diện tích rừng trên toàn cầu,làm biến mất nhiều loài động thực vật.Cách đây chừng hơn 3 thế kỉ,rừng đã bao phủ hơn non nửa diện tích đất nổi của Trái Đất,đến giữa thế kỉ này diện tích rừng chỉ chiếm 1/3 bề mặt đất nổi,đến năm 1973 diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 38,37 triệu km2.Tình trạng mất rừng vững tiếp tục tăng lên.

 Con người làm cho các hệ sinh thái và sinh cảnh bị biến đổi và phân mảnh,thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Diện tích các vùng hoang dã đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chỉ tính riêng từ năm 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ thứ 18 và 19 cộng lại. Tất cả những điều đó đã gây nên những sự mất mát về đa dạng sinh học trên thế giới một cách nghiêm trọng không thể nào đảo ngược được. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng sự biến đôi khí hậu, biến đổi của các hệ sinh thái, như suy thoái rừng, sẽ gây thêm bệnh tật cho con người, như bệnh sốt rét, bệnh tả, và cả nguy cơ bùng nổ của nhiều bệnh mới. Bảo vệ rừng không chỉ có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học mà còn để cung cấp nước ngọt và giảm bớt khí CO2 phát thải. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại do tăng nhanh các hoạt động buôn bán hàng hoá và các loài sinh vật một cách rộng rãi trên thế giới. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai (như ốc bươu vàng hay cây mai dương ở nước ta)

hiện đang là mối đe dọa lớn nhất lên tính ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái, chỉ sau nguy cơ mất sinh cảnh. Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt là những nơi bị tác động nhiều nhất.

 Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có, kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 - 10.000 lần . Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% các loài chim, nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều.Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa các vùng trên thế giới. Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy cấp nhiều nhất, trong đo có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng cỏ miền núi. Sự phân bố của các loài nguy cấp nước ngọt chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng kết quả nghiên cứu ở một số vùng cho biết rằng các loài ở nước ngọt nhìn chung có nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn rất nhiều so với các loài ở trên đất liền. Nghề khai thác thuỷ sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 56)