II. NỘI DUNG
3.2.3. Tình trạng suy thoái đa dạng sinh vật ở việt nam hiện nay
Trong hội nghị môi trường toàn quốc đang diễn ra ở Hà Nội, các nhà khoa học cho rằng sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở sự suy giảm của diện tích rừng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, số lượng cá thể của các loài sinh vật biển, các loài hoang dã, các nguồn gen hoang dã...
3.2.3.1: Thực trạng suy thoái tài nguyên rừng:
Năm 1943,diện tích rừng của Việt Nam ước tính có khoảng 14 triệu ha,với tỉ lệ che phủ là 43%.Năm 1976 giảm xuống 11 triệu ha với tỉ lệ che phủ đạt 34%.Năm 1985 còn 9.3 triệu ha và che phủ còn 30%,năm 1995 có tỉ lệ che phủ 28%,diện tích bình quân cho một người là 0,13 ha thấp hơn mức trung bình của Đông Nam Ắ lá 0,42 ha.Tính đến năm 1999 cả nước có 10,8 triệu ha rừng trong đó rừng tự nhiên là 9,49 triệu ha rừng,độ che phủ của cả nước là 33%. Rừng nghèo, rừng trồng hoặc rừng đang phục hồi chiếm tới hai phần ba tổng diện tích rừng Việt Nam, còn rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 4,6% (năm 2004). Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha và khả năng phục hồi hoàn toàn rất thấp.Điều đáng lo là rừng ngập mặn ở Việt Nam đang trên đà suy thoái. Tổng diện tích rừng còn khoảng 155.290 ha và trung bình mỗi năm mất khoảng 4.400 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nguyên sinh không còn. 62% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại.
Về chất lượng,hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế chưa cao.Diện tích rừng giàu và trung bình còn lại không nhiều phân bố chủ yếu ở các vùng hẻo lánh vùng đầu nguồn khó khai thác.Ttrữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính vào khoảng 525 triệu m3,tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam ước tính khoảng 1-3m3/năm.
3.2.3.2: Thực trạng suy thoái tài nguyên động vật và sinh vật hoang dã ở Việt Nam:
Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng .Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà. Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Số lượng các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng.
Suy suy thoái tài nguyên sinh vật còn thể hiện ở sự suy giảm môi trường sống của hầu hết các loài sinh vật biển. Theo thống kê, có 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.
3.2.3.3: Nguyên nhân chính gây suy thoái sinh vật:
Tác động trực tiếp và gián tiếp của con người. Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Tại vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm nên nhiều rừng ngập mặn biến mất.
Nạn khai thác gỗ trái phép, lấy củi khiến rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại không đáng kể. Xây dựng đường sá, cầu cống, đường dây điện, hồ chứa cũng làm suy thoái tài nguyên sinh vật.
Do ảnh hưởng của bom đạn và chất độc chiến tranh,riêng ở miền nam đã phá hủy hơn 2 triệu ha rừng,và giết chết nhiều loài sinh vật sống nhờ rừng.
Do khai thác tài nguyên sinh vật không có kế hoạch cũng như ý thức bảo vệ các loài sinh vật vì vậy tình trạng khai thác diễn ra nhưng thiếu sự quản lí sát của chính quyền.
Do sự tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên,như cháy rừng xâm thực nước biển,lũ lụt,hạn hán...cũng làm tăng khả năng thu hẹp biên độ sinh thái.
Ngoài tác động của các nhân tố trên còn nhiều nguyên nhân khác góp phần làm suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam.
Chương 4: Một số định hướng và giải pháp trong việc hạn chế sự
tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đến sinh vật:
Con người cần có các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trên tất cả các phương diện khác nhau nhằm có giải pháp tổng hợp ngăn chặn sự suy giảm sinh vật>