Sinh vật

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 42)

II. NỘI DUNG

1.2.4.Sinh vật

Do quan hệ về thức ăn nên sự phân bố của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố của động vật,sự phân bố của động vật ăn cỏ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật ăn thịt.

1.2.4.1: Trong quan hệ về thức ăn giữa các cá thể trong sinh quyển mà nảy sinh ra các mối quan hệ về thức ăn khác nhau,trong đó phổ biến các mối quan hệ: 1.2.4.1.1: Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ cùng sống trên một đồng cỏ.

1.2.4.1.2: Quan hệ lợi một bên: Hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, một loài lợi dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng thức ăn và môi trường sống của cơ thể động vật nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.

1.2.4.1.3: Quan hệ thú dữ - con mồi: Là quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn

cỏ.v...Quan hệ này giúp cho thú dữ được sống mặt khác làm cho sinh vật mồi mạnh lên bằng cách giết chết các cá thể ốm yếu,già nua,dành thêm thức ăn cho các cá thể lành mạnh khi nguồn thức ăn bị suy giảm.

1.2.4.1.4: Quan hệ cộng sinh: Là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo và địa y, tảo cung cấp thức ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.

1.2.4.1.5: Quan hệ cạnh tranh: Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia.Quan hệ này lúc phát triển tới mức cao có thể dẫn tới sự diệt vong hoặc suy thoái nghiêm trọng của một loài,hoặc bức bách một loài sẽ di cư sang

địa bàn khác Ví dụ: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở châu Úc trong cuộc cạnh tranh giành các đồng cỏ.

1.2.4.1.6: Quan hệ ký sinh: Là quan hệ,một loài sống nhờ trên cơ thể một loài khác tìm thức ăn và xác lập nơi ở trên cơ thể của kí chủ,vật kí sinh có thể gây hại cho kí chủ thậm chí có thể làm chết kí chủ.

1.2.4.2: Việc tăng nguy cơ phát sinh các sinh vật ngoại lai cũng tăng nguy cơ thu hẹp biên độ sinh thái của nhiều loài sinh vật.

1.2.4.2.1: khái niệm sinh vật ngoại lai: Đó là những sinh vật lạ lọt vào hệ sinh thái mà trước đó không có do hoặt động vô tình hay hữu ý của con người,từ đó nảy sinh mối đe dọa đối với các loài bản địa.

1.2.4.2.2: Đặc điểm chung của sinh vật ngoại lai:  Sinh vật sản sinh nhanh

 Biên độ sinh thái rộng thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường

 Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn,nơi cư trú lớn  Khả năng phát tán lớn

1.2.4.2.3:Tác hại do sinh vật ngoại lai gây nên:  Cạnh tranh nguồn thức ăn với động vật

 Ngăn cản khả năng gieo giống,tái sinh tự nhiên của các loài bản địa,do khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc.

 Cạnh tranh tiêu diệt dần các loài bản địa,làm suy thoái hoặt làm thay đổi luôn hệ sinh thái bản địa.

 Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục,không chỉ gây tổn thất về giá trị ĐDSH làm mất đi các loài sinh vật đặc hữu ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật bản địa mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Trang 42)