1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kiến thức và kỹ năng của bà mẹ cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2009

98 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khoẻ sơ sinh hiện đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong những năm qua, tỷ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm mạnh nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh không giảm hoặc giảm không đáng kể. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong. Ở Việt Nam, theo Điều tra Dân số và Sức khỏe 2002, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 55/1000 trẻ đẻ sống xuống 30/1000 trẻ đẻ sống trong những năm đầu của thế kỷ này, nhưng tử vong sơ sinh hầu như không thay đổi và ở mức 0,15% [21]. Mặc dù hậu quả do bệnh tật và tử vong sơ sinh rất nặng nề nhưng các can thiệp sẵn có trong phạm vi các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ em có thể cứu sống sinh mạng của hầu hết trẻ sơ sinh [21]. Trong đó, cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh là can thiệp đơn giản, dễ thực hiện góp phần bảo vệ, phát triển, nâng cao sức khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh giúp cung cấp chất dinh dưỡng và miễn dịch, làm tăng tỷ lệ và thời gian bú mẹ hoàn toàn ở trẻ sau này, giúp trẻ tăng cân tốt hơn, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ [5]. Bà mẹ cũng có lợi khi cho trẻ bú sớm vì giúp sữa về sớm hơn, giảm được băng huyết sau sinh, giúp bà mẹ tránh thai trong thời kỳ đầu hậu sản. Về lâu dài, cho trẻ bú sữa mẹ giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Mặc dù đơn giản và hiệu quả như vậy nhưng không phải những can thiệp này được thực hiện thường xuyên và rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới. Sự chậm trễ thực hành ở các nước phát triển là do sự sẵn có của các phương tiện và kỹ thuật chăm sóc tiên tiến. Ở các nước đang phát triển, còn thiếu các nghiên cứu chứng minh ích lợi của việc cho trẻ bú sớm. Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước đây, chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ [13]. Hiện nay, chúng ta đang triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an toàn” trong cả nước, trong đó có việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm. Để góp phần nâng cao chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sớm. Muốn thực hiện tốt kỹ năng cho trẻ bú sớm ngay sau sinh, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiểu biết về lợi ích, tác dụng của phương pháp này, cũng như sự chuyển biến lớn về kiến thức- kỹ năng- thái độ của bà mẹ và cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sơ sinh. Đây là những vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng nhưng lại chưa được áp dụng và nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam và cả trên thế giới [23]. Việc thực hiện tốt cho trẻ bú sớm tại các cơ sở y tế và tuyến Trung ương sẽ góp phần quan trọng vào việc áp dụng và nâng cao chất lượng của vấn đề cho trẻ bú sớm trong cả nước. Để góp phần cung cấp thông tin nhằm cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức và kỹ năng của bà mẹ cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2009” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2009. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến vấn đề cho trẻ bú sớm.

Trang 1

Trường đại học y hμ nội

Trang 2

Trường đại học y hμ nội

Trang 3

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan công tác

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:

Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà Nội Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Đẻ- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:

Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Ngô Văn Toàn, khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy tận tình đã dành nhiều thời gian giúp đỡ tôi thực hiện

đề tài và hoàn thành luận văn này

Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2009

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nông Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3

1.1 Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm 3

1.1.1 Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh 3

1.1.2 Sự bài tiết sữa 4

1.1.3 Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ 6

1.1.4 Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm 11

1.1.5 Những tập quán, thói quen ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ 12

1.1.6 Cách ngậm bắt vú và tư thế bú 13

1.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế giới và Việt Nam 16

1.2.1 Tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế giới 16

1.2.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm ở Việt Nam 21

1.3 Hệ thống chăn sóc sức khỏe sơ sinh ở nước ta 24

1.3.1 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các tuyến khác nhau: 24 1.3.2 Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em: 26

1.3.3 Chăm sóc trẻ sơ sinh tại gia đình, cộng đồng: 27

1.3.4 Các chiến lược, kế hoạch và hướng dẫn quốc gia: 28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29U 2.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Địa điểm nghiên cứu 29

Trang 6

2.3 Thời gian nghiên cứu 29

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.5 Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 30

2.5.1 Cỡ mẫu 30

2.5.2 Kỹ thuật chọn mẫu 30

2.5.3 Công cụ thu thập thông tin 30

2.5.4 Kỹ thuật thu thập thông tin 31

2.6 Nội dung, các biến số, các chỉ tiêu, phương pháp thu thập thông tin 31

2.7 Hạn chế sai số trong nghiên cứu 33

2.8 Các tiêu chuẩn đánh giá thực hành trong nghiên cứu 33

2.9 Xử lý và phân tích số liệu 34

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu 34

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35U 3.1 Một số đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu 35

3.1.1 Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ 35

3.1.2 Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh 36

3.2 Kiến thức- kỹ năng cho trẻ bú sớm của các bà mẹ 37

3.2.1 Kiến thức về cho trẻ bú sớm của các bà mẹ 37

3.2.2 Kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 41

3.3 Một số yếu tố liên quan đến vấn đề cho trẻ bú sớm 43

CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 53

4.1 Kiến thức – kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 53

4.1.1 Kiến thức của bà mẹ trong việc cho trẻ bó sớm 53

4.1.2 Kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 55

4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và kỹ năng cho trẻ bú sớm 61

4.2.1 Liên quan giữa tuổi mẹ với kiến thức và kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 61

Trang 7

4.2.2 Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức và kỹ năng của bà

mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 62

4.2.3 Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức và kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 64

4.2.4 Liên quan giữa các yếu tố của trẻ đến kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 64

4.3 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 66

KẾT LUẬN 69

KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

KHHGD Kế hoạch hoá gia đình

NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ

TSS Trẻ sơ sinh

TVSS Tử vong sơ sinh

KAP Knowledge- Attitude- Practice (Kiến thức-Thái độ- Thực hành) TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Nhóm tuổi của các bà mẹ 35

Bảng 3.2 Nghề nghiệp của các bà mẹ 35

Bảng 3.3 Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh 36

Bảng 3.4 Kiến thức của bà mẹ về bú mẹ hoàn toàn 38

Bảng 3.5 Kiến thức của bà mẹ về việc trẻ bú đủ sữa mẹ 39

Bảng 3.6 Kiến thức của bà mẹ về việc tạo nguồn sữa đầy đủ 40

Bảng 3.7 Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn/uống thứ khác trước khi cho trẻ bú lần đầu41 Bảng 3.8 Liên quan giữa tuổi mẹ với kiến thức cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 43

Bảng 3.9 Liên quan giữa tuổi mẹ với kỹ năng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 44

Bảng 3.10 Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với kiến thức cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh 44

Bảng 3.11 Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với kỹ năng cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh 45

Bảng 3.12 Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với kiến thức cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 45

Bảng 3.13 Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với kỹ năng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 46

Bảng 3.14 Liên quan giữa giờ (tuổi) của trẻ với kỹ năng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 46

Bảng 3.15 Liên quan giữa giới tính của trẻ với kỹ năng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 47

Trang 10

Bảng 3.16 Liên quan giữa thứ tự của trẻ trong gia đình với kỹ năng cho trẻ

bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 47 Bảng 3.17 Liên quan giữa cân nặng của trẻ với kỹ năng cho trẻ bú trong

vòng 1 giờ đầu sau sinh 48 Bảng 3.18 Liên quan giữa tuổi mẹ và tư thế đúng khi cho con bú 48 Bảng 3.19 Liên quan giữa trình độ hoc vấn và tư thế đúng khi cho con bú 49 Bảng 3.20 Liên quan giữa tuổi mẹ với kỹ năng ngậm bắt vú đúng khi cho

con bú 49 Bảng 3.21 Liên quan giữa trình độ học vấn với kỹ năng ngậm bắt vú đúng 50 Bảng 3.22 Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến

tư thế bú đúng trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 51 Bảng 3.23 Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến

ngậm bắt vú đúng trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 52

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh 37 Biểu đồ 3.2 Kiến thức của bà mẹ về việc cho trẻ bú sữa non 38 Biểu đồ 3.3 Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh của các bà mẹ 41 Biểu đồ 3.4 Tư thế bú đúng của các bà mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú 42 Biểu đồ 3.5 Tình trạng ngậm bắt vú trẻ sơ sinh khi cho trẻ bú 43

Trang 12

Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong

Ở Việt Nam, theo Điều tra Dân số và Sức khỏe 2002, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 55/1000 trẻ đẻ sống xuống 30/1000 trẻ đẻ sống trong những năm đầu của thế kỷ này, nhưng tử vong sơ sinh hầu như không thay đổi và ở mức 0,15% [21]

Mặc dù hậu quả do bệnh tật và tử vong sơ sinh rất nặng nề nhưng các can thiệp sẵn có trong phạm vi các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ

em có thể cứu sống sinh mạng của hầu hết trẻ sơ sinh [21] Trong đó, cho trẻ

bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh là can thiệp đơn giản, dễ thực hiện góp phần bảo vệ, phát triển, nâng cao sức khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ

Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh giúp cung cấp chất dinh dưỡng và miễn dịch, làm tăng tỷ lệ và thời gian bú mẹ hoàn toàn ở trẻ sau này, giúp trẻ tăng cân tốt hơn, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ [5]

Bà mẹ cũng có lợi khi cho trẻ bú sớm vì giúp sữa về sớm hơn, giảm được băng huyết sau sinh, giúp bà mẹ tránh thai trong thời kỳ đầu hậu sản Về lâu dài, cho trẻ bú sữa mẹ giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư buồng trứng

Mặc dù đơn giản và hiệu quả như vậy nhưng không phải những can thiệp này được thực hiện thường xuyên và rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới Sự chậm trễ thực hành ở các nước phát triển là do sự sẵn có của các

Trang 13

phương tiện và kỹ thuật chăm sóc tiên tiến Ở các nước đang phát triển, còn thiếu các nghiên cứu chứng minh ích lợi của việc cho trẻ bú sớm

Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước đây, chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ [13] Hiện nay, chúng ta đang triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an toàn” trong cả nước, trong đó có việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm Để góp phần nâng cao chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sớm

Muốn thực hiện tốt kỹ năng cho trẻ bú sớm ngay sau sinh, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiểu biết về lợi ích, tác dụng của phương pháp này, cũng như sự chuyển biến lớn về kiến thức- kỹ năng- thái độ của bà mẹ và cán bộ y

tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sơ sinh Đây là những vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng nhưng lại chưa được áp dụng và nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam và cả trên thế giới [23]

Việc thực hiện tốt cho trẻ bú sớm tại các cơ sở y tế và tuyến Trung ương sẽ góp phần quan trọng vào việc áp dụng và nâng cao chất lượng của vấn đề cho trẻ bú sớm trong cả nước Để góp phần cung cấp thông tin nhằm

cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức và kỹ năng của bà mẹ cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2009” nhằm mục tiêu:

1 Mô tả kiến thức, kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2009

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến vấn đề cho trẻ bú sớm

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm

1.1.1 Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh [21]

Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời cho đến hết tuần thứ tư sau

đẻ Đối với sơ sinh khỏe mạnh, chăm sóc thiết yếu bao gồm: chăm sóc trước, trong và sau khi sinh (trong ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo cho đến 28 ngày tuổi) Ngoài ra, còn những can thiệp đặc biệt cần thiết đối với trẻ ốm và trẻ thiếu cân Mục đích của chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh là giúp trẻ khỏe mạnh bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản về sức khỏe của trẻ (đủ ấm, thở bình thường, cho trẻ ăn, phòng chống nhiễm khuẩn), phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử trí kịp thời, hướng dẫn bà mẹ và gia đình về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm [21]

™ Chăm sóc trước đẻ:

- Tiêm phòng uốn ván

- Tư vấn dinh dưỡng, chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ

- Bổ xung sắt folic, iod

- Phát hiện nguy cơ chính gây đẻ khó

- Phát hiện và điều trị bệnh nếu có

™ Trong khi đẻ và 1-2 giờ đầu sau đẻ:

- Bú mẹ ngay sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn

- Đẻ sạch và an toàn

Trang 15

- Giữ ấm

- Chăm sóc rốn và mắt

- Cấp cứu tai biến sản khoa (nếu có)

- Dùng thuốc nếu cần

- Hồi sức sơ sinh (nếu cần)

- Sử lý các biến chứng của trẻ sơ sinh (trường hợp có bệnh nặng, có biến chứng)

- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV)

™ Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 giờ đầu đến 4 tuần sau đẻ:

- Bú mẹ hoàn toàn

- Giữ ấm

- Chăm sóc vệ sinh rốn

- Phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm và sử lý kịp thời

- Tư vấn về khoảng cách giữa các lần sinh sau

- Chăm sóc đặc biệt cho trẻ nhẹ cân

- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV)

- Theo dõi và sử lý các trường hợp có nhu cầu chăm sóc đặc biệt

Với trẻ bình thường, nguyên tắc cơ bản của sử trí ban đầu là ủ ấm và cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhằm đảm bảo thân nhiệt và dinh dưỡng của trẻ

1.1.2 Sự bài tiết sữa [5]

- Sữa mẹ bài tiết theo cơ chế phản xạ Khi trẻ bú, cảm giác đi từ núm

vú lên não tác động đến tuyến yên bài tiết Prolactin và Oxytoxin Prolactin là

Trang 16

nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên, có tác dụng kích thích tế bào sữa Đây là phản xạ tạo sữa, vì vậy bú nhiều sẽ tạo sữa nhiều hơn

- Prolactin thường sản xuất nhiều về ban đêm và làm cho bà mẹ thư giãn buồn ngủ Vì vậy nên cho trẻ bú đêm Prolactin còn có tác dụng ngăn cản

sự rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai

- Oxytoxin la nội tiết tố của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng làm co các

cơ xung quanh tế bào tiết sữa để đẩy sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa đến các xoang sữa Đây là phản xạ phun sữa Oxytoxin dễ bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ:

+ Cảm giác tốt: bà mẹ thấy hài lòng thương yêu trẻ, ngắm nhìn hoặc nghe thấy tiếng khóc của trẻ và tin tưởng sữa mình là tốt nhất, sẽ hỗ trợ cho phản xạ này

+ Cảm giác xấu: nếu bà mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa

có thể hạn chế phản xạ và sữa mẹ ngừng chảy Vì phản xạ Oxytoxin là quan trọng nên ngay sau khi đẻ, bà mẹ phải nằm cạnh con để trẻ tiếp xúc với mẹ và cho bú sớm

- Chất ức chế trong sữa mẹ:

Sự sản xuất sữa trong vú cũng tự điều chỉnh được Nếu sữa ứ đọng thì chất ức chế sẽ làm ngừng sự tiết sữa

Nếu cho trẻ bú nhiều, vú lại tạo sữa nhiều hơn Vì vậy, nếu trẻ không

bú được thì phải vắt sữa mẹ để vú tiếp tục sản xuất sữa

Động tác bú của trẻ lµ vấn đề quan trọng Ăn uống, nghỉ ngơi, uống thuốc tuy cần thiết nhưng không thể gióp bà mẹ tạo được nhiều s÷a nếu không cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách

Trang 17

1.1.3 Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ [2],[5]

Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em

™ Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hoá và hấp thụ

* Thành phần sữa mẹ:

- Sữa non:

+ Là sữa mẹ tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ, Sữa non màu vàng nhạt, đặc sánh

+ Vai trò của sữa non:

Sữa non nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng

Sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, trẻ đỡ vàng da Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác

Sữa non có nhiều vitamin A giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt

Vì vậy, cần phải cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, không cho trẻ ăn bất cứ thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ

- Sữa trưởng thành: gồm sữa đầu và sữa cuối:

+ Sữa đầu có mầu hơi xanh Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được một lượng lớn các chất dinh dưỡng và nước Vì vậy, không cần cho trẻ uống thêm nước hoặc bất cứ đồ uống nào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi và ngay cả khi trời nóng

Trang 18

+ Sữa cuối được sản xuất ở cuối bữa bú có màu trắng hơn vì có nhiều chất béo Cần cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ nhận được sữa cuối cung cấp nhiều năng lượng

* Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò

Đạm Đủ số lượng, dễ tiêu hoá Quá nhiều, khó tiêu hoá

thiết Có men lipase tiêu mỡ

Thiếu những axít béo cần thiết Không có men lipase

- Protein trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết và tỉ lệ cân đối Protein trong sữa bò chủ yếu là casein dễ kết tủa trong dạ dày nên khó tiêu hoá

- Lipid: Sữa mẹ có acid béo cần thiết như acid linoleic, cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ Lipid trong sữa

mẹ dễ tiêu hoá hơn vì có men lipase

- Lactose trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm năng lượng Một số lactose vào ruột chuyển hoá thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci

và các muối khoáng

Trang 19

- Vitamin: Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò, giúp trẻ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A

- Muối khoáng: calci trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng đủ thoả mãn nhu cầu của trẻ và dễ hấp thu hơn Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bò

Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa [10]

60

0 0.81 3.80 0.02 0.03 0.62 0.01

5.2

35 0.08

39

295

67 3.4 1:0.2 3.9 4.8

31

19 0.18 1.5 0.04 0.2 0.89 0.31 5.2

124 0.05

21

361

Trang 20

™ Sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn nhờ các yếu tố

kháng khuẩn

Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đến bào thai đã giúp cho trẻ mới đẻ có được sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh đặc biệt trong 4-6 tháng đầu như sởi, cúm, ho gà

Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp sữa mẹ Vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy

Globulin miễn dịch IgA tiết có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau IgA không được hấp thu mà hoạt động ngay tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus

Lactoferin là một protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn cần sắt phát triển

Lysozym là một enzym có tác dụng diệt khuẩn

Lympho bào sản xuất IgA tiết và interferon, có tác dụng ức chế hoạt động của một số virus

Đại thực bào có tính chất thực bào và bài tiết lysozym và lactoferin Đại thực bào có thể thực bào Candida và vi khuẩn đặc biệt là những vi khuẩn Gram âm, nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

Yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn Lactobacillus bifidus Một số lactose vào ruột chuyển thành acid lactic, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Bifidus phát triển, lấn át vi khuẩn gây bệnh như E.coli

Yếu tố Bifidus là một carbonhydrat có chứa nitrogen cần cho vi khuẩn Lactose bifidus, ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển

Trang 21

™ Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ sức khoẻ bà mẹ

- Cho con bú góp phần giúp người mẹ tránh thai vì động tác bú mẹ của trẻ làm kích thích tuyến yên tiết ra prolactin, chất này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng mang thai

- Đối với phụ nữ ngay sau khi sinh, động tác bú của trẻ có tác dụng làm

co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ

- Hơn nữa cho con bú thường xuyên giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng và làm giảm tỉ lệ ung thư vú

™ Nuôi con bằng sữa mẹ kinh tế và thuận tiện hơn nuôi nhân tạo Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua Khi người

mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú

Trang 22

1.1.4 Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm [5]

Nuôi con bằng sữa mẹ sớm theo hướng dẫn của chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt trong vòng 1giê đầu sau khi sinh

Chỉ từ đầu năm 1980 người ta mới biết rõ tác dụng và cơ chế của việc nuôi con bằng sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả những n−íc đang phát triển, phong trào nuôi con bằng sữa mẹ đang có xu hướng giảm đi rõ rệt Cho đến nay mọi người đã phải thừa nhận sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi

Ở nước ta, nuôi con bằng sữa mẹ là tập quán cổ truyền, đa số các bà mẹ đều muốn nuôi con bằng sữa của mình, vì thực tế đã mang lại nhiều lợi ích cho các bà mẹ và đứa trẻ nhất là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay

Bú sớm giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa non, kích thích sự bài tiết sữa sớm và giúp cho tử cung co tốt hơn nhờ phản xạ tiết oxytocin

Sữa non được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ, sánh đặc, màu vàng nhạt

Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, có nhiều kháng thể

và tế bào miễn dịch giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ và phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A

Sữa non có tác dụng xổ giúp tống phân su giảm vàng da

Sữa non có những yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành Phòng chống dị ứng, chứng không dung nạp

Sữa non tuy ít nhưng chất lượng cao thoả mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ

Trang 23

Do thành phần và tính chất ưu việt như vậy nên việc cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là biện pháp cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ

Cho trẻ bú sớm sau khi sinh là biện pháp rất quan trọng trong giờ đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái nhanh nhẹn tỉnh táo nhất và dễ thực hiện động tác mút vú mẹ Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn

vì bắt đầu hồi phục sau quá trình thở Trong giờ đầu tiên đó, quan trọng là để trẻ gần mẹ, tránh tách mẹ con để trẻ có cơ hội được bú sớm

1.1.5 Những tập quán, thói quen ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ [5]

Nuôi con bằng sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó những thói quen, tập quán không đúng đã làm cho nhiều bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không thành công:

- Cho bú muộn sau đẻ: cho bú muộn sau đẻ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của bà mẹ Nếu bà mẹ cho trẻ bú muộn sau đẻ, trẻ sẽ không nhận được sữa non có nhiều kháng thể,

mẹ sẽ chậm xuống sữa hơn

- Cho trẻ ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ: trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy, mất cảm giác thích sữa mẹ

- Cho trẻ ăn bổ xung sớm

- Cai sữa sớm

- Trong thời gian bú mẹ hoàn toàn vẫn thường cho uống nước trắng hoặc nước hoa quả: thực tế trẻ không cần uống thêm bất cứ thứ gì trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ đã có đủ nước và các vitamin cho nhu cầu của trẻ

Trang 24

- Cho trẻ bú bình với đầu vú cao su: sẽ làm mất hoặc giảm phản xạ bú

mẹ dẫn đến giảm sự tạo sữa Ngoài ra trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do vệ sinh bình không sạch

1.1.6 Cách ngậm bắt vú và tư thế bú [5]

* Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú đúng

- Trẻ phải ngậm sâu vào quầng đen của vú và các mô phía dưới vú vào trong miệng

- Các xoang sữa nằm trong những mô phía dưới này

- Trẻ phải ngậm vú để kéo mô vú ra tạo thành một “đầu vú dài”

- Trẻ đang được bú từ vú chứ không phải từ núm vú

- Lưỡi của trẻ đưa ra trước trên lợi dưới và ở phía dưới xoang sữa

* Động tác ngậm mút vú

- Trẻ mút để kéo mô vú ra thành đầu vú và giữ vú trong miệng

- Phản xạ oxytocin làm cho sữa chảy vào xoang sữa

- Lưỡi của trẻ ép đầu vú lên vòm miệng cứng, ép sữa từ xoang sữa vào miệng trẻ

- Khi trẻ ngậm bắt vú đúng, trẻ hút được sữa dễ dàng, miệng và lưỡi của trẻ không trà sát vào da và núm vú trẻ sẽ mót vú có hiệu quả

* Ngậm bắt vú sai vì

- Trẻ chỉ ngậm vú mà không ngậm cả mô vú ở dưới

- Trẻ không ngậm hết xoang sữa, lưỡi không đưa tới xoang sữa được

- Lưỡi ở trong miệng nên trẻ không ép được xoang sữa

- Cho thấy trẻ chỉ ngậm núm vú

Trang 25

Ngậm bắt vú đúng Ngậm bắt vú sai

- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

- Miệng trẻ mở rộng

- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ

nhiều hơn phía dưới

- Trẻ đưa lưỡi tới phía dưới xoang

sữa (quầng thâm của vú) để ép sữa ra

- Do trẻ chỉ ngậm núm vú nên làm cho bà mẹ đau và dễ nứt núm vú

- - Miệng trẻ trà sát da ở núm vú nhiều sẽ gây nứt núm vú

- Trẻ bú không có hiệu quả làm sữa bị ứ đọng gây cương vú

- Trẻ hay khóc vì không bú đủ sữa

- Không chịu bú mẹ

- Vú tạo sữa ít đi

- Trẻ tăng cân kém

* Nguyên nhân của việc ngậm bắt vú sai :

Cho trẻ bú bình: ngay sau đẻ, nếu trẻ bú bình trước khi bắt đầu bú mẹ

thì ảnh hưởng đến sự ngậm bắt vú vì động tác bú bình cũng giống bú núm vú

làm mất phản xạ bú mẹ của trẻ

Trang 26

Bà mẹ không có kinh nghiệm: những bà mẹ sinh con đầu lòng hoặc các

bà mẹ đã từng cho con bú b×nh sẽ gặp khó khăn trong việc giúp trẻ ngậm bắt

- Cán bộ y tế còn thiếu kỹ năng giúp các bà mẹ cho con bú đúng cách

* Bốn điểm then chốt về tư thế cho trẻ bú:

- Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng

- Mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú

- Ngón tay trái ở phía trên

- Các ngón tay không nên quá gần núm vú

* Giải thích, hướng dẫn cách cho trẻ ngậm bắt vú:

- Chạm núm vú vào môi trẻ

Trang 27

- Đợi cho tới khi miệng trẻ mở rộng

- Đưa trẻ nhanh chóng tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú (bà mẹ không cần thay đổi để ấn vú vào miệng trẻ)

1.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế giới

• Xu hướng tử vong sơ sinh:

Trên thế giới, tỷ lệ tử vong trẻ em nói chung ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình đã giảm đi một cách đáng kể trong vòng 30- 40 năm qua, nhưng tử vong trẻ sơ sinh không giảm [22] Một nửa số trường hợp tử vong trên xảy ra chỉ trong số 6 nước trên thế giới, 42 nước trong đó có Việt

Trang 28

Nam, đóng góp vào 90% tổng số trẻ em tử vong trên toàn cầu [22] Ngoài ra,

cứ mỗi 4 triệu trẻ sơ sinh chết hàng năm thì có 4 triệu trẻ khác chết lưu [37]

Theo ước tính, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh chung cho toàn thế giới 3,1%, châu Phi 4,2%, châu Á thấp hơn với 3,4%, nhưng vì châu Á gồm các quốc gia đông dân hơn nên chiếm khoảng 60% số trường hợp tử vong toàn thế giới (riêng Ấn Độ đóng góp tới 30% số tử vong sơ sinh trên toàn thế giới [57], châu Âu 0,6%, trong đó Thuỵ Điển chỉ < 0,3% [63]

Thực trạng về tình hình tử vong sơ sinh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á Theo đánh giá của TCYTTG và UNICEF [74], mỗi ngày có khoảng 3000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mà nguyên nhân chủ yếu là

do các bệnh có thể phòng và điều trị được bao gồm viêm phổi tiêu chảy và các bệnh liên quan đến thời kỳ chu sinh

Mặc dù có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có, nhưng trong khu vực vẫn tồn tại sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi và tỷ

lệ suy dinh dưỡng giữa các nước, các vùng

Thiếu kinh phí cho các can thiệp cứu sống trẻ em: theo ước tính, đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản bao gồm cả gói can thiệp thiết yếu cứu sống trẻ sơ sinh khoảng 34$ Mỹ/năm Nhưng nhiều vùng, nhiều quốc gia vẫn không đầu tư đủ ngân sách nhà nước cho y tế Hầu hết các nước có tỷ lệ

tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao thì ngân sách dành cho y tế chỉ chiếm khoảng 5% tổng thu nhập quốc dân, đầu tư y tế trung bình cho mỗi người dân thấp hơn khuyến cáo của Uỷ ban Kinh tế vĩ mô về sức khỏe của TCYTTG Do vậy, người dân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế

Thiếu sự phối hợp và tầm nhìn: đã có một số đường lối chiến lược có hiệu quả làm giảm tử vong trẻ em, quá trình tiến tới bao phủ toàn quốc gói can thiệp cứu sống trẻ em còn rất hạn chế Thực trạng này là do thiếu tập

Trang 29

trung can thiệp vào các nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, thiếu đầu tư vào các can thiệp có hiệu quả, thiếu nhân lực triển khai trong các chính sách và hoạt động vì sức khỏe trẻ em

Mới đây tại phiên họp thứ 56 của Uỷ ban TCYTTG khu vực Tây Thái Bình Dương, TCYTTG và UNICEF đã thông qua chiến lược Cứu sống trẻ em nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các nước thành viên đưa vấn đề sức khỏe trẻ em lên

vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự y tế, kinh tế, chính trị, phân bổ

và sử dụng nguồn lực tài chính hiện có đáp ứng phù hợp với gánh nặng bệnh tật trẻ em Chiến lược này nhằm tập trung thực hiện một gói can thiệp thiết yếu cứu sống trẻ em trong đó có nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh [74]

Tuy nhiên, những số liệu sẵn có trên thế giới cho thấy nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh là các tai biến liên quan đến sinh đẻ, đẻ non và nhiễm khuẩn [17] Một yếu tố quan trọng nữa góp phần vào tử vong và bệnh tật của trẻ sơ sinh là trẻ sơ sinh thiếu cân Có đến 40- 80% số chết sơ sinh xảy

ra trong số trẻ sơ sinh thiếu cân này Ở các nước kém phát triển, tỷ lệ tử vong

ở trẻ thấp cân là 17%, cao gấp 3 lần so với các nước phát triển (5-7%) [24]

Từ ngày 1- 7/8/2008, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” (World Breastfeeding Week) Có lý do để làm điều này vì số liệu mới nhất cho thấy toàn thế giới chỉ có 1/3 trẻ được bú sữa

mẹ trong thời gian 1 – 6 tháng, rất xa so với khuyến cáo của WHO: trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến hai tuổi kèm với ăn giặm

• Chăm sóc thiết yếu sơ sinh:

Tại lúc sinh, các chỉ số về một cuộc sống khỏe mạnh lần đầu tiên được thiết lập Người ta ước tính ở các nước đang phát triển, có khoảng 53 triệu phụ nữ sinh con mà không có sự giúp đỡ của cán bộ y tế có chuyên môn [52]

Trang 30

và 98% số trường hợp tử vong sơ sinh xảy ra tại nhà [29][30] Ở Ấn Độ, chỉ

có < 25% phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế, còn lại là được sinh tại nhà với những phong tục cổ truyền ngăn không cho trẻ đi khám kể cả trường hợp trẻ

bị ốm Mặc dù lợi ích của cho con bú sớm và hoàn toàn ngay sau khi sinh đã được chứng minh song thực hiện nó vẫn chỉ là một khái niệm hơn là thực hành ở nhiều nước [67]

Tỷ lệ bà mẹ được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ: tỷ lệ này là 100% ở Australia, Áo, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Singapo, Na Uy, Thụy Điển, Ucraina, Anh, Mỹ Tỷ lệ này ở Ấn Độ là 34%, Lào 14%, Somali 2% Tại Việt Nam, tỷ lệ này là 77% [69]

Chăm sóc có chuyên môn tại lúc sinh và tỷ lệ tử vong sơ sinh trên thế giới

§Î cã trî gióp cña CBYT cã chuyªn m«n

Tö vong s¬ sinh/1000 trÎ sinh sèng

Nguồn : who, 2001

• Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm :

Trang 31

Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh: mặc dù lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh đã được chứng minh nhưng

tỷ lệ trẻ được bú sớm rất khác nhau ở các nước Ví dụ: Phần Lan 77%, Thụy

Sĩ 67%, Ba Lan 65%, Anh 46%, Colombia 49%, Ấn Độ 16%, Indonesia 8%

Ở châu Á, hơn 80% số trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ [67] Một nghiên cứu của tại Onitsha, Nigeria chỉ ra rằng có 73% các bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau đẻ [26]

Vào năm 1980, nước Anh đã làm một khảo sát và nhận thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ ở nước này thuộc loại thấp nhất châu Âu Sau 15 năm kiên trì phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ, Chính phủ Anh chỉ làm tăng được tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ từ 65 lên 66%

Nuôi con bằng sữa mẹ có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào

sự khởi đầu thành công Vào giữa những năm 80, xu hướng chung trên toàn thế giới là tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ giảm mạnh, đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và hệ thống tại các đơn vị chăm sóc sản khoa để đáp ứng nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ Vào năm 1989, sáng kiến 10 bước nuôi con bằng sữa

mẹ thành công ra đời, mô tả 10 ảnh hưởng quan trọng lên thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ và trẻ Dựa trên 10 bước này, sáng kiến Bênh viện Thân thiện Trẻ em do UNICEF và TCYTTG sáng lập vào năm 1990 như một can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ [67] Hiện nay, có trên

18000 bệnh viện trên toàn thế giới được công nhận là Bệnh viện Thân thiện Trẻ em

Không ai chối cãi được giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ Cho đến nay, khoa học đã chứng minh chắc chắn sữa mẹ giúp trẻ giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu và tai, giảm nguy cơ hội chứng tử vong đột ngột trong giai đoạn đầu đời, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và

Trang 32

bệnh tim mạch khi lớn lên, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh cả về thể lực lẫn trí lực Theo WHO, nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện sức khoẻ và sự sống còn của trẻ em trên toàn cầu Người ta tính rằng, chỉ riêng việc cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa

mẹ có thể cứu sống được hơn 3.500 trẻ em/ngày, nhiều hơn bất kỳ sự can thiệp nào khác nhằm cứu lấy sự sống còn của trẻ Chỉ riêng việc cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh cũng làm giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi Nhưng khi cho trẻ bú mẹ, người phụ nữ còn được “lợi kép” khi giảm được nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và gãy xương đùi giai đoạn tiền mãn kinh

1.2.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm ở Việt Nam

• Xu hướng tử vong sơ sinh:

Thực trạng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi ở Việt Nam chưa được rõ ràng lắm Tuy nhiên số liệu sẵn có cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm đáng kể trong vòng 30 năm qua, từ 5,5% trong thập

kỷ 70 xuống còn 3% vào những năm đầu thế kỷ này, trong khi đó tỷ lệ tử vong sơ sinh hầu như không thay đổi và ở mức 1,5% [24] Phân tích gần đây

về su hướng tử vong ở trẻ em Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tiến hành trong năm 2003 kết luận rằng tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi dường như đã giảm xuống con số 3% trẻ đẻ sống vào giữa những năm 90, và con số này giờ có thể chỉ trong khoảng 2,5% trẻ đẻ sống hay thậm chí thấp hơn nữa [62]

Theo báo cáo năm 2004 của Tổ chức cứu trợ trẻ em/Mỹ hợp tác với Vụ Sức khoẻ sinh sản: trong thập kỷ vừa qua ở Việt Nam, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 30.000 trẻ sơ sinh tử vong Việc giảm tỷ lệ tử vong

Trang 33

của trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc đầy đủ cho bà mẹ và em bé từ quá trình trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, đặc biệt là ngay sau sinh

Ngay sau khi sinh, trẻ đặc biệt cần được chăm sóc về dinh dưỡng và sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tỷ lệ này tại các vùng thành thị là 94% và các vùng nông thôn là 99% [52]

Theo điều tra Quốc gia Dân số và Sức khỏe 2002, phỏng vấn hơn 5600 phụ nữ đã có gia đình thì ước tính tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1tuổi là 1,8% [62], tỷ lệ tử vong sơ sinh là 1,2% trẻ đẻ sống Một nghiên cứu điều tra hộ gia đình tại huyện Ba Vì, Hà Nội cũng cho thấy tử vong dưới 5 tuổi giảm rõ rệt nhưng tử vong sơ sinh không giảm [32]

Phân bố tử vong sơ sinh: theo nghiên cứu của Đinh Phương Hoà và cộng sự, có 2 thời điểm có tử vong cao nhất theo ngày tuổi là trong vòng 24 giờ đầu và 3- 6 ngày tuổi [32]

Có sự khác biệt đáng kể về tử vong trẻ em, trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh giữa các vùng khác nhau Tỷ lệ tử vong sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi

ở nông thôn cao gấp 2 lần thành thị Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi ở các nhóm dân tộc thiểu số cao gấp 2-3 lần so với dân tộc Kinh, trong khi dân số của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam

Tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất ở vùng núi phía Bắc, sau đó là Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên [24]

Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới, tử vong trẻ em Việt Nam cũng khác nhau theo hoàn cảnh kinh tế xã hội Nhóm thu nhập cao nhất có tỷ lệ tử vong thấp nhất (13%), ngược lại nhóm rất nghèo có tỷ lệ tử vong trẻ em dưới

1 tuổi và dưới 5 tuổi là khoảng > 50% [65]

Trang 34

Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh và tử vong sơ sinh: theo một điều tra tiến hành ở 7 bệnh viện Nhi và 10 bệnh viện tỉnh cho thấy trẻ sơ sinh nhập viện chủ yếu do viêm phổi, đẻ non, nhẹ thấp cân, vàng da, nhiễm khuẩn tại chỗ và

dị tật Nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là: nhiễm khuẩn (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết ) 24%; đẻ non, nhẹ cân 23%; ngạt 15% và dị tật 23% [32]

• Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh:

- Chăm sóc trước sinh: hơn 4/5 số trẻ sơ sinh ở Việt Nam được hưởng

dịch vụ chăm sóc trước sinh vì bà mẹ đã được thăm khám ít nhất 1 lần trong thời gian mang thai Theo điều tra Dân số và Sức khỏe Việt Nam năm 2002,

tỷ lệ này đã tăng từ 71% năm 1997 lên 87% vào năm 2002 [61] Có 13-18%

số bà mẹ ở Việt Nam không nhận được sự chăm sóc nào trước sinh, ở một số vùng con số này còn cao hơn, lên tới 25% hoặc cao hơn Chất lượng chăm sóc trước sinh không tương xứng với tỷ lệ các bà mẹ được chăm sóc trước sinh Chỉ 53% phụ nữ cho biết đã được khám thai 3 lần, 72% được tiêm phòng uốn ván 2 mũi và 51% được uống viên sắt bổ sung [59]

- Chăm sóc trong khi sinh: khoảng 3/4 số trường hợp sinh con được

thực hiện tại cơ sở y tế [59][60] Hơn 4 trong 5 số trẻ sơ sinh được cán bộ y tế

có đào tạo đỡ Tuy nhiên số lượng chăm sóc trong khi sinh cần được xem trong nhiều trường hợp Theo khảo sát tại một số bệnh viện do Cứu trợ Trẻ

em Mỹ thực hiện năm 2002 chỉ có 2 trong số 5 cơ sở sản khoa trong cả nước với hơn 10.000 trường hợp đẻ mỗi năm có các nhân viên được đào tạo thường xuyên về hồi sức sơ sinh

- Chăm sóc sau sinh: bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tỷ lệ này khác nhau theo từng vùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hoá của bà mẹ, nơi đẻ nhưng không đáng kể, nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ [13][14] Tuy nhiên, bú mẹ

Trang 35

hoàn toàn vẫn chưa được chấp nhận và thực hành rộng rãi ở Việt Nam, thực tế

tỷ lệ này chỉ đạt 7,7% Theo điều tra Dân số và Sức khỏe 2002, hiện chỉ có 30,8% trẻ < 2 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, 8% số trẻ ở tháng thứ 4-5 được bú mẹ hoàn toàn

• Nuôi con bằng sữa mẹ sớm ở Việt Nam:

Tuy tỷ lệ trẻ bú mẹ cao nhưng chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho con bú ngay trong vòng một giờ sau sinh, 30% các bà mẹ cho con bú lần đầu trong vòng 24 giờ sau sinh Vào thời điểm này, những lợi ích quan trọng của việc cho con bú ngay đối với cả mẹ lẫn con có thể mất đi rất nhiều Tỷ lệ này có sự khác biệt rất lớn theo các vùng: ở miền Trung, tỷ lệ cho con bú sớm sau sinh chỉ có 39%, trong khi đó ở miền Bắc là 68% [52] Vào năm 2002 trên

cả nước có 54 bệnh viện đáp ứng tiêu chí toàn cầu về Bệnh viện Thân thiện Trẻ em, trong đó có một bước là cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ sau sinh

Ở nước ta, xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ đang giảm đáng báo động

Số liệu từ viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh ở nước ta chiếm 75%, tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một tháng đầu chiếm 31%, còn số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong

6 tháng đầu chỉ chiếm 12%

1.3 Hệ thống chăn sóc sức khỏe sơ sinh ở nước ta

1.3.1 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các tuyến khác nhau:

Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nước ta hiện nay được phân thành 3 tuyến: Trung ương, tỉnh và cơ sở (huyện, xã)

Vụ sức khỏe Sinh sản - Bộ Y tế là tuyến cao nhất chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và các chuẩn quốc gia, cũng như ban hành các chỉ thị hướng dẫn nhằm cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Các Vụ,

Trang 36

Cục khác trong Bộ Y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở các tuyến như: 1 Vụ Điều trị chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; 2 Cục Y tế Dự phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo các trung tâm dự phòng; 3 Vụ Khoa học và Đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung đào tạo ở các trường trung cấp và đại học y; 4 Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm

về toàn bộ kế hoạch cho mọi hoạt động của Bộ Y tế

Bên cạnh Vụ Sức khỏe Sinh sản, còn có các viện và bệnh viện Trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Các cơ sở này cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như cung cấp sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo đối với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên phạm vi toàn quốc Phối hợp thực hiện công các chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn có Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương

Tuyến tỉnh: Sở y tế các tỉnh có trách nhiệm quản ký các mạng lưới y tế công tại 61 tỉnh thành trong cả nước, tuân thủ các chính sách của Bộ Y tế Dịch vụ chăm sóc bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình, trung tâm y tế dự phòng Cán bộ chịu trách nhiệm chăm sóc bà mẹ trẻ em trong sở y tế bao gồm các bác sĩ đa khoa, nhi khoa, sản khoa, bác sĩ chuyên ngành y tế công cộng Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm bảo vệ bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia định là tư vấn, chỉ đạo điÒu hành, đào tạo, giám sát, quản ý và thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Trung tâm có trách nhiệm thu thập tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh và báo cáo Bộ Y tế theo quy định

Tuyến cơ sở: Trung tâm y tế huyện bao gồm bệnh viện huyện, đội y tế

dự phòng và bảo vệ bà mẹ trẻ em Bệnh viện tuyến huyện có bác sĩ sản khoa còn bác sĩ nhi khoa rất ít nơi có Trung tâm y tế huyện chịu trách nhiệm quản

lý trực tiếp và hỗ trợ hoạt động cho trạm y tế xã Trạm y tế xã chịu trách

Trang 37

nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, bao gồm

cả công tác phòng bệnh và điều trị Nhân viên của Trạm y tế thực hiện các hoạt động trên gồm bác sĩ, y sĩ, y tá và nữ hộ sinh Tuy nhiên, theo số liệu của

Bộ Y tế năm 2003 thì mới chỉ có 65% số trạm y tế có bác sĩ Nữ hộ sinh hoặc

y sĩ sản nhi có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh ở trạm y tế xã Ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cán bộ y tế thôn bản có vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện các nhiệm vụ như giáo dục sức khỏe, phát hiện và báo cáo dịch bệnh, chăm sóc trước sinh và theo dõi phụ nữ có thai, đỡ

đẻ thường … Cán bộ y tế thôn bản được đạo tạo 3-9 tháng và hoạt động dưới

sự giám sát của trạm y tế xã

1.3.2 Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Ở Việt Nam, việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế nói chung còn chưa cao và sự khác biệt giữa các vùng và các đối tượng còn lớn Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế gồm: khoảng cách đến cơ sở

y tế, khả năng chi trả phí dịch vụ, trình độ văn hóa, tập tục văn hóa, chất lượng chăm sóc

Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế được dùng để đánh giá sự tiếp cận dịch vụ y tế Chỉ số này cao nhất ở vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên Trong tổng số phụ nữ 15-49 tuổi, có 40% ở cách ở cách trạm y tế <1km, 46% cách 1-4km, như vậy có hơn 8 trong 10 phụ nữ (86%) ở cách trạm y tế <5km [24] Đối với trẻ <36 tháng tuổi thì khoảng cách đến cơ sở gần nhất trong vòng 5km đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là: có 81-89% đối với các dịch vụ tiêm chủng, 81-92% với dịch vụ điều trị ỉa chảy và 76-91% đối với dịch vụ điều trị ho Như vậy có khoảng 75% trẻ em sống cách cơ sở y tế trong vòng 5km [24]

Trang 38

1.3.3 Chăm sóc trẻ sơ sinh tại gia đình, cộng đồng:

Ở những nơi có ít dịch vụ y tế hoặc có khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế kém, thì chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng được triển khai hợp lý

đã giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe nổi cộm trong vùng [73] Việc xử trí các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét và nhiểm khuẩn sơ sinh từ nhẹ đến trung bình tại cộng đồng đã được chứng minh là hoàn toàn khả thi và đem lại hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ tử vong [50]

Các thực hành chăm sóc trẻ tại gia đình và cộng đồng được khẳng định có vai trò quan trọng trong việc cứu sống trẻ em Chiến lược lồng ghép Phát triển Trẻ thơ do UNICEF xây dựng là một bước tiếp cận đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cứu sống, theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em

Nhân lực cho chăm sóc sơ sinh: trước khi có chỉ thị 04, phần lớn trẻ sơ sinh được nằm điều trị cùng với các trẻ khác, Sau khi có chỉ thị 04, theo số liệu thu thập từ 36 bệnh viện ở khu vực phía Nam cho thấy 6 bệnh viện có khoa sơ sinh, 20 bệnh viện bắt đầu thành lập đơn nguyên sơ sinh tại khoa nhi

và 10 bệnh viện không có đơn nguyên sơ sinh [1] Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 1 về tình hình nhân lực cho chăm sóc sơ sinh trong 16 tỉnh thì

có 48,3% số bệnh viện thiếu bác sĩ và cán bộ y tế (CBYT) có kỹ năng điÒu trị

và theo dõi sơ sinh 24 giờ trong ngày

Kinh phí cho chăm sóc sơ sinh, theo ước tính đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản bao gồm cả gói thiết yếu can thiệp cứu sống trẻ sơ sinh, tính trung bình cần 34 đô la mỹ/năm Hiện nay theo báo cáo của TCYTTG khoản đầu tư này ở nước ta mới chỉ đạt 7 đô la Mỹ [71] Theo Luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em mới, Chính phủ đã dành một khoản ngân

Trang 39

sách trung bình cho mỗi trẻ là hơn 5 đô la mỹ/ năm dành cho công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi

1.3.4 Các chiến lược, kế hoạch và hướng dẫn quốc gia:

Chiến lược quốc gia về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010: sau hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairo năm 1994, Việt Nam đã xây dựng chiến lược này trong đó phản ánh một phương pháp tiếp cận tổng thể đối với sức khỏe sinh sản Chiến lược này có 7 mục tiêu trong đó có một mục tiêu “Nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe phụ nữ và người mẹ, nhằm đạt được một sự giảm đồng đều tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ bệnh tật, chết sau khi sinh và tỉ lệ tử vong sơ sinh giữa các vùng và các nhóm người dân khác nhau với sự quan tâm đặc biệt tới những khu vực có nhiều thiệt thòi” [3] Tuy nhiên trong chiến lược này không có sự nhấn mạnh cụ thÓ tới công tác chăm sóc trẻ sơ sinh

Việt Nam là một trong những nước đã cam kết đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn giai đoạn 2003-2010 với các chỉ tiêu: đến

2010 giảm tử vong dưới 1 tuổi xuống còn 25/1000, giảm tử vong chu sinh xuống còn 18/1000, giảm tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân xuống còn 6% và giảm 50% số

tử vong mẹ Tháng 10/2003, Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị, nhấn mạnh cam kết của Bộ Y tế trong việc ưu tiên và tiếp tục tiến hành những cải cách về công tác chăm sóc trẻ sơ sinh và nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh trên phạm

vi cả nước [4]

Trang 40

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

• Tiêu chuẩn chọn mẫu:

- Những sản phụ sau đẻ đường âm đạo có tuổi thai 37- 41 tuần đang nằm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

- Từ 18 tuổi trở lên

- Đẻ thường và có cân nặng trẻ sơ sinh từ 2500 gram trở lên

- Mới sinh con trong vòng 24 giờ

- Tình nguyện tham gia nghiên cứu

• Tiêu chuẩn loại trừ:

- Sản phụ sau mổ đẻ, đẻ có can thiệp (forceps, giác hút…)

- Sản phụ mắc các bệnh mãn tính như: tim, phổi, cao huyết áp

- Sản phụ mắc các bệnh lây truyền (viêm gan B, HIV…), nhiễm khuẩn cấp tính

- Sản phụ có con đang nằm điều trị tại khoa Sơ sinh

2.2 Địa điểm nghiên cứu

- Phòng đẻ, phòng sản 2- Bệnh viện Phụ sản Trung ương

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02/2009- 07/2009

Ngày đăng: 10/02/2015, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Y tế. Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Báo cáo đánh giá hoạt động 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. Nhà xuất bản Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Báo cáo đánh giá hoạt động 1998, 1999, 2000, 2001, 2002
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
3. Bộ Y tế (2001). Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 21-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
4. Bộ Y tế (2001). Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh. Số 04/2003/CT-BYT. Hà Nội 10/10/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2001
5. Bộ Y tế (2001). Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.Nhà xuất bản lao động xã hội. Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động xã hội. Hà Nội 2008
Năm: 2001
6. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự (1983). Tìm hiểu cách nuôi dưỡng trẻ em trong thời kỳ bú mẹ. Hội thảo sữa mẹ, Viện dinh dưỡng, 1983, tr 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu cách nuôi dưỡng trẻ em trong thời kỳ bú mẹ
Tác giả: Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự
Năm: 1983
8. Đoàn Thị Thanh Hường(1998). Mối liên quan giữa cân nặng, nhiệt độ và điểm Apgar khi sinh với tử vong sơ sinh. Hải Phòng 1996-1997. Hội nghị khoa học Đại học Y Hà Nội lần thứ IV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa cân nặng, nhiệt độ và điểm Apgar khi sinh với tử vong sơ sinh. Hải Phòng 1996-1997
Tác giả: Đoàn Thị Thanh Hường
Năm: 1998
9. Lê Thị Kim Trang (2006). Nghiên cứu kiến thức- thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005. Luận án thạc sĩ y tế công cộng Hà Nội 2006, tr 9- 16, 18- 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kiến thức- thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội,năm 2005
Tác giả: Lê Thị Kim Trang
Năm: 2006
10. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994). Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 71-74, 185-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ
Tác giả: Hà Huy Khôi, Từ Giấy
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1994
11. Quan Lệ Nga, Phạm Thúy Hoà, Cao Thu Hương và cộng sự (1993). Tình hình NCBSM và các yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM ở một số vùng sinh thái khác nhau. Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học Viện Dinh dưỡng 1993, tr 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình NCBSM và các yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM ở một số vùng sinh thái khác nhau
Tác giả: Quan Lệ Nga, Phạm Thúy Hoà, Cao Thu Hương và cộng sự
Năm: 1993
12. Nguyễn Đình Quang (1996). Thực hành nuôi con của các bà mẹ nội ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện tại. Luận án thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng Hà Nội 1996, tr 10-14, 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành nuôi con của các bà mẹ nội ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện tại
Tác giả: Nguyễn Đình Quang
Năm: 1996
13. Viện Dinh dưỡng/UNICEF (2000). Tình trạng dinh dưỡng mẹ và con năm 1999. Nhà xuất bản Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng mẹ và con năm 1999
Tác giả: Viện Dinh dưỡng/UNICEF
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2000
14. Viện Dinh dưỡng (2002). Nghiên cứu quốc gia về dinh dưỡng 2000. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quốc gia về dinh dưỡng 2000
Tác giả: Viện Dinh dưỡng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài
Năm: 2002
15. Anna B, Romano B, Pius O (2005). "The impact of newborn bathing on the prevalnce of neonatal hypothermia in Uganda: A randomized, controlled trial". Acta Paediatrica, October 94; 10(6), pp. 1462-1467 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of newborn bathing on the prevalnce of neonatal hypothermia in Uganda: A randomized, controlled trial
Tác giả: Anna B, Romano B, Pius O
Năm: 2005
16. Anderson GC, Moore E, Hepworth J, Bergman N (2006). "Kangaroo Mother Care-Understanding Definition". Cochrane Library, Issue 1/2006. Availabel at http://www.cochrain.org/cochrain/revabstr/AB003510.htm 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kangaroo Mother Care-Understanding Definition
Tác giả: Anderson GC, Moore E, Hepworth J, Bergman N
Năm: 2006
17. Anderson GC, Moore E, Hepworth J, Bergman N (2003). "Early skin-to- skin contact for mothers and their healthy newborn infants". The Cochrane Database of Systematic Reviews 2003, Issue 2. Art. No:CD003519. DOI:10.1002/14651858.CD003519 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Early skin-to-skin contact for mothers and their healthy newborn infants
Tác giả: Anderson GC, Moore E, Hepworth J, Bergman N
Năm: 2003
19. Association of Women's Health, Obstetric and Neonatal Nurses (AWHONN) (2000). Evidence-based clinical practice guideline:Breastfeeding support: Prenatal care through the first year, Washington, DC: AWHONN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evidence-based clinical practice guideline: "Breastfeeding support: Prenatal care through the first year
Tác giả: Association of Women's Health, Obstetric and Neonatal Nurses (AWHONN)
Năm: 2000
20. Awi DD, Alikor EA (2005). "The influence of pre- and post-partum factors on the time of contact between mother and her new-born after vaginal delivery". Niger J Med. Oct-Dec;14(4), pp. 460-464 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The influence of pre- and post-partum factors on the time of contact between mother and her new-born after vaginal delivery
Tác giả: Awi DD, Alikor EA
Năm: 2005
21. Bhutta Z, Darmstard GL and Hasan B (2005). "Community-based interventions for improving perinatal and neonatal outcomes in developing countries: review of the evidence". Pediatrics; 115, pp. 519-617 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community-based interventions for improving perinatal and neonatal outcomes in developing countries: review of the evidence
Tác giả: Bhutta Z, Darmstard GL and Hasan B
Năm: 2005
22. Black RE, Moris SS, Bryce J. (2003). “Where and Why are 10 million children dying every year”. The Lancet, Jun 28, 361, pp. 2227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Where and Why are 10 million children dying every year”. "The Lancet
Tác giả: Black RE, Moris SS, Bryce J
Năm: 2003
68. World Health Organization (1998). http://www.who.int/reproductive-health /publications/MSM_98_4/ MSM_98_4_glossary.en.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w