2.2.1. Mở rộng khu đô thị, khu dân cƣ
Tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn nghiên cứu khá nhanh với những khu dân cư mới quy hoạch và có sự phân chia lại địa giới hành chính. Đới ven biển Hải Phòng có 3 quận và 3 huyện hành chính là nơi tập trung dân cư đông đúc phát triển mạnh kinh tế - xã hội. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế - đô thị lớn, tại những khu vực này ngành sản xuất chủ yếu là các ngành công nghiệp như: công nghiệp đóng tàu, khai thác mỏ, cơ khí… và các ngành dịch vụ - du lịch tập trung ở các quận Đồ Sơn, Hải An, Dương Kinh. Tại những khu công nghiệp, khu kinh tế mới quy hoạch, một lượng lớn lao động từ trong và ngoài thành phố tập trung sinh sống và sản xuất. Vì vậy đi liền với việc mở rộng các khu công nghiệp - khu kinh tế trở thành những trung tâm kinh tế - giao thương quốc tế hiện đại là việc mở rộng các khu dân cư, khu đô thị như khu Nam Đình Vũ, Đồ Sơn... Bên cạnh đó, ở các huyện trong khu vực chủ yếu phát triển các khu dân cư nông thôn với ngành sản xuất chính là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa được tiếp cận nhiều với các phúc lợi xã hội. Việc mở rộng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn nghiên cứu đòi hỏi một nhu cầu về diện tích đất rất lớn, điều này tạo ra những bất cập về quy hoạch và sử dụng đất ven biển. Nếu đất không được quy hoạch hợp lý cùng với những hoạt động kinh tế - xã hội của con người gia tăng sẽ tác động gây cường hóa tai biến xói lở - bồi tụ.
Dân số khu vực nghiên cứu năm 2010 là 497,4 nghìn người, chủ yếu là dân tộc Kinh. Dân cư khu vực nghiên cứu phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu vực thành phố, đô thị, thị xã gần các tru ̣c đường quốc lô ̣ , gần khu du li ̣ch ,
vùng cửa sông . Khu vực có mật độ dân số cao trong khu vực nghiên cứu là huyện Kiến Thụy (1.176 người/km2), quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh. Một số khu vực ngoài các đảo có mật độ dân số thấp như các xã thuộc huyện Cát Hải với mật độ dân số trung bình huyện đạt 94 người/km2 (bảng 2.8).
Bảng 2.8. Diện tích, dân số các huyện đới ven biển Hải Phòng năm 2009 Huyện Diện tích (Km2
) Dân số (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/km2 ) Cát Hải 323,1 30.400 94,09 Hải An 104,8 103.300 985,7 Dƣơng Kinh 45,8 49.100 1.072 Đồ Sơn 42,5 46.200 1.087 Kiến Thụy 107,5 126.400 1.176 Tiên Lãng 189 141.100 746,6 Bạch Long Vỹ 3,2 900 278 Tổng 815,9 497.400 609,6
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010
Cơ cấu dân số theo khu vực trung bình trên toàn vùng nghiên cứu là khá đồng đều. Song, một số địa phương có tỷ lệ 100% dân cư thành thị như các quận Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh, trong khi đó một số huyện tập trung chủ yếu là dân cư nông thôn với tỷ lệ cao như: Kiến Thụy, Tiên Lãng. Cơ cấu theo giới tính, các quận, huyện trong khu vực nghiên cứu có tỷ lệ nam - nữ tương đối đồng đều, nam thấp hơn nữ. Năm 2010, tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 49,7% và 50,3% nữ (bảng 2.9). Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên cũng tạo ra sức ép lớn về việc làm và đất ở cũng như đào tạo nghề nghiệp, tiếp thu khoa học công nghệ. Lao động của các quận huyện khu vực nghiên cứu phân bổ khá đồng đều trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Bảng 2.9. Cơ cấu dân số khu vực nghiên cứu phân theo giới tính và khu vực năm 2010
Huyện
Dân số (nghìn ngƣời)
Theo khu vực (%) Theo giới tính (%) Thành thị Nông thôn Nam Nữ
Cát Hải 30,4 60,5 39,5 48,0 52,0 Hải An 103,3 100 0 50,2 49,8 Dƣơng Kinh 49,1 100 0 48,2 51,8 Đồ Sơn 46,2 100 0 48,7 51,3 Kiến Thụy 126,4 3,0 97,0 50,0 50,0 Tiên Lãng 141,1 9,9 90,1 49,6 50,4 Bạch Long Vỹ 0,9 0,0 100,0 55,5 44,5 Tổng 493,9 47,5 52,5 49,7 50,3
Hiện nay, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ nên mức độ phát triển chưa cao. Khu vực đảo Bạch Long Vỹ có phần lớn dân cư là người Kinh. Nhân dân trên đảo sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi thủy sản cũng như các nguồn lợi từ việc tổ chức dịch vụ nghề cá đem lại.
2.2.2. Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản
Các quận, huyện thuộc khu vực nghiên cứu có thế mạnh về thủy sản. Và thực tế cho thấy trong nhiều năm nay, nhân dân các địa phương đã biết khai thác lợi thế để phát triển kinh tế gia đình và góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh những thành quả đạt được, chính việc phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch về thủy, hải sản đã gây sức ép lớn tới tài nguyên - môi trường đới ven biển cũng như làm mất cân bằng đới bờ, gia tăng tai biến xói lở - bồi tụ tại đây.
Bảng 2.10. Sản lƣợng thủy sản các quận, huyện khu vực nghiên cứu năm 2010
Huyện Khai thác (tấn) Nuôi trồng (tấn) Tổng (tấn)
2008 2010 2008 2010 2008 2010 Cát Hải 3.271 4.035 3.945 5.644 7.216 9.679 Hải An 754 478 3.512 3.070 4.266 3.548 Dƣơng Kinh 1.832 2.584 1.820 1650 3.652 4.234 Đồ Sơn 8.885 9.298 2.660 2.089 11.545 11.387 Kiến Thụy 4.169 5.386 3.190 3.686 7.359 9.072 Tiên Lãng 3.500 3.952 7.900 10.421 11.400 14.373 Tổng 22.411 25.733 23.027 26.560 45.438 52.293
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010
Sản lượng thủy sản toàn khu vực tăng qua các năm, đạt 52.293 tấn năm 2010, trong đó huyện Tiên Lãng có sản lượng cao nhất đạt gần 14.373 tấn (bảng 2.10). Năm 2010, sản lượng khai thác của các địa phương là 25.733 tấn chiếm khoảng hơn 60% tổng sản lượng thủy sản. Các hoạt động khai thác mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi như dùng mìn đánh bắt cá gần đây đã giảm, chỉ còn xuất hiện ở một số nơi. Đồng thời các hộ gia đình làm nghề cá cũng đã tập trung đầu tư nâng cấp các phương tiện đánh bắt đem lại sản lượng cao hơn (hình 2.10).
Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản được các địa phương đầu tư mở rộng qua các năm. Các huyện ven biển Hải Phòng có diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới 8.4135 ha năm 2010, sản lượng đạt hơn 26 nghìn tấn. Tại đây chủ yếu tập trung nuôi cá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó huyện Tiên Lãng đạt sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là khoảng 10,4 nghìn tấn gồm 6,96 nghìn tấn cá nuôi, 1093 tấn tôm nuôi, còn lại là các loại thủy sản khác. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ngày càng mở rộng trong những năm gần đây, từ 8.569,9 ha năm 2001 lên 9.390,2 ha năm 2002 và 9.600 ha năm 2003. Các đầm nuôi thuỷ sản
trong khu vực phần lớn được hình thành từ việc đắp đê thuỷ lợi và khoanh bao phía ngoài đê sông biển. Diện tích các đầm nuôi thường lớn hơn 40 - 50 ha, có đầm tới hàng trăm hecta. Ngoài nuôi tôm là chủ yếu, nhiều nơi phát triển mạnh nuôi ngao trên bãi triều như ở Tiên Lãng. Từ năm 2000 nuôi tôm sú ở đây phát triển đã đưa giá trị sản xuất thuỷ sản trên địa bàn lên rất cao (hình 2.11). Việc xây dựng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và thay đổi cấu trúc đường bờ cho phù hợp với từng loại thủy sản đã làm mất cân bằng trầm tích, tác động vào quy luật bồi - xói tự nhiên của đường bờ gây ra các hiện tượng xói lở - bồi tụ khó kiểm soát.
Hình 2.9. Thuyền của ngƣ dân Cát Hải, Hải Phòng
Hình 2.10. Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng
Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản, địa bàn nghiên cứu đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho khâu chế biến và dịch vụ thủy sản. Các công ty, khu chế biến thủy sản đã được xây dựng và dần khẳng định được thương hiệu sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (hình 2.12). Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở dịch vụ thủy sản và các công trình bến bãi nghề cá cũng đã tác động và ảnh hưởng xấu tới đới bờ biển khu vực nghiên cứu.
Hình 2.11. Dây chuyền đóng chai của một cơ sở chế biến nƣớc mắm tại Cát Hải
Diện tích làm muối trong vùng tập trung ở huyện Cát Hải, Kiến Thụy. Tuy nhiên, diện tích muối đang có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế thấp, phần lớn diện tích đồng muối được chuyển sang nuôi trồng thủy sản và làm nông nghiệp (hình 2.13).
2.2.3. Khai hoang nông nghiệp
Từ lâu, các quận huyện đới ven biển Hải Phòng đã phát triển mạnh ngành nông nghiệp và giá trị ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của các địa phương này. Trong đó phải kể đến những cánh đồng sản xuất lương thực và hoa màu thuộc huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy (hình 2.14, hình 2.15). Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2010 là 29.047 ha với sản lượng là 173.597 tấn (bảng 2.11), trong đó Tiên Lãng có 15.734 ha. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh… nhưng các địa phương đều ưu tiên áp dụng các phương pháp khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng không ngừng tăng lên qua các năm. Năng suất lúa trung bình đạt khoảng 52 tạ/ha, một số huyện có năng suất lúa rất cao như Tiên Lãng đạt 61,2 tạ/ha.
Bảng 2.11. Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt, lúa các địa phƣơng năm 2010
Huyện Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
Lƣơng thực có hạt Lúa Lƣơng thực có hạt Lúa
Cát Hải 0 0 0 0 Hải An 0 0 0 0 Dƣơng Kinh 2.335 2.313 13.409 13.258 Đồ Sơn 1.073 1.063 5.871 5.765 Kiến Thụy 9.905 9.796 58.880 58.338 Tiên Lãng 15.734 19.003 95.437 91.330 Bạch Long Vỹ 0 0 0 0 Tổng 29.047 32.175 173.597 168.691
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010
Hình 2.13. Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Hùng Thắng huyện Tiên Lãng
Hình 2.14. Trồng rau vụ xuân tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy
Bên cạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khu vực cũng phát triển hệ thống mương máng, dòng dẫn nội đồng và mở rộng diện tích ra phía các
bãi bồi. Hơn nữa trong quá trình sản xuất, lượng bùn cát vận chuyển ra các dòng sông cũng góp phần tác động đến quá trình bồi tụ khu vực cửa sông trong vùng nghiên cứu.
2.2.4. Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch
Khu công nghiệp
Khu vực nghiên cứu là trung tâm công nghiệp lớn nằm trong đai tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng với các ngành công nghiệp khai thác, cơ khí chế tạo, chế biến nông sản - hải sản, vật liệu xây dựng và dịch vụ. Công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng hiện đang đứng vị trí thứ 5 trong cả nước.
Nhóm cơ khí, luyện kim gồm có các nhà máy đóng tàu như: nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu (Hải Phòng) và một số xí nghiệp địa phương có khả năng đóng và sửa chữa các loại tàu cỡ hàng nghìn tấn, đóng và trang bị toàn bộ các loại xà lan, ca nô, tàu đánh cá 400 mã lực, tàu hút bùn trên sông, tàu du lịch, tàu chở khách chạy trên sông và ven biển. Hải Phòng có 5 cơ sở sản xuất thép, trong đó có 3 cơ sở liên doanh. Ngoài ra, khu vực còn tập trung hệ thống các nhà máy chế biến thực phẩn, nông sản, hải sản và các mặt hàng dệt may, giày dép, hóa chất, mặt hàng thủ công - mỹ nghệ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Trên toàn khu vực nghiên cứu, các sản phẩm mũi nhọn đều tăng qua các năm như: đóng tàu, giày dép, quần áo may sẵn, xi măng, giấy bìa, ống nhựa sơn, quạt điện dân dụng, ô tô tải nhẹ… Hiện nay, Hải Phòng đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp, các khu công nghiệp lớn tiếp tục được hoàn thiện và đi vào sản xuất như:
- Khu công nghiệp Đồ Sơn (Hải Phòng) nằm trên đường số 353 từ Hải Phòng đi Đồ Sơn, thuộc địa phận huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn: có tổng diện tích có thể phát triển là 1.000 ha. Rất thuận tiện về giao thông bộ, thuỷ. Hướng phát triển chủ yếu là cơ khí, đồ điện, điện tử, giày dép, may mặc (hình 2.17).
- Khu công nghiệp Đình Vũ: Có quy mô là 1200 ha, là khu kinh tế do nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tính chất của khu này là: công nghiệp, kho tàng công nghiệp, tập trung thương mại, cảng biển và dịch vụ cảng biển (hình 2.16).
Hình 2.15. Cầu cảng khí hóa lỏng 2 vạn tấn tại khu công nghiệp Đình Vũ
Hình 2.16. Đƣờng vào khu công nghiệp Đồ Sơn
Du lịch
Khu vực nghiên cứu có các hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động với nhiều danh lam thắng cảnh, các khu nghỉ dưỡng và các di tích lịch sử văn hóa. Các địa danh nổi tiếng như: bến Vạn Hoa, đảo Hòn Dáu, đảo Cát Bà, vườn quốc gia Cát Bà ... và các bãi tắm đẹp là Đồ Sơn, Cát Cò 1, Cát Cò 2... thu hút đông đảo khách du lịch. Từ thực tế như vậy, khu vực Hải Phòng có thể trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Cát Bà là một quần đảo gồm 367 hòn đảo với đảo chính cùng tên ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách Hải Phòng khoảng 30km về phía đông nam. Đây là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển. Trên đảo có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, trên đảo còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESSCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới với hệ sinh thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và thể thao.
Trên đảo còn có hệ thống các hang động đẹp như hang Ao Ếch (hang Quả Vàng), động Trung Trang, Phù Long, Đá Hoa, hang Giếng Ngoé, Áng Mả, động Thiên Long, động Quân y, hang Ông Chừng, Hang Bà Đón, Hang Dáng và hơn 70 các di khảo cổ học khác nữa ... Đây là những hang động đẹp và là nơi trú ngụ của một số loài động vật quý hiếm như vọoc đầu trắng và sơn dương. Hang Quả Vàng được phát hiện hồi đầu tháng 12/2009, thuộc địa bàn xã Việt Hải, huyện Cát Hải, là nơi trú ngụ của 53 cá thể voọc đầu trắng và sơn dương - các loài động vật quý hiếm nên được giữ bí mật thuộc quản lý của Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Bà (hình
2.19). Chính quyền địa phương tạm thời đặt tên hang Quả Vàng, bởi ngay trên trần tại cửa ra vào có một khối nhũ màu vàng lớn trông như một trái cây buông chính giữa. Đây được đánh giá là hang động đẹp nhất khu vực vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà bởi tính đa dạng của kiến trúc thiên tạo trong trạng thái nguyên sơ với độ cao khoảng 25-30m, rộng hơn 30m, sâu gần 100m. Động được chia làm hai khoang, mỗi khoang có một kiểu nhũ đá khác nhau còn giữ nguyên vẹn như vốn ban đầu của nó. Khoang ngoài với các khối thạch nhũ lung linh phát sáng khi có luồng ánh sáng