Giao thông vận tải thủy

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải Phòng (Trang 47)

Khu vực nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận tải thủy - biển. Nằm cách đường hàng

hải quốc tế hơn 50 hải lý, với đường bờ biển dài và 5 cửa sông lớn, thành phố Hải Phòng trở thành cửa ngõ giao lưu quan trọng. Từ đây có tuyến đường biển nối Hải Phòng với các tuyến khác trong khu vực và trên thế giới. Tại nhiều cửa sông của mạng lưới sông Hồng và sông Thái Bình, tàu biển có trọng tải lớn được phép

vào sâu trong đất liền (cửa Nam Triệu có nhiều chỗ sâu trên 9m). Từ đây đã tạo ra các luồng vận tải hành khách và hàng hoá theo nhiều hướng đến nhiều địa điểm khác nhau. Một số tuyến vận tải như: tuyến đường sông cấp 1 Vạn Hoa - Tiên Yên dài 24; tuyến Hải Phòng - Cẩm Phả dài 90 km (3/5 chiều dài đi ven bờ biển) với các bến Quảng Yên, Cát Hải, Hồng Gai, Cẩm Phả; tuyến Hải Phòng - Móng Cái dài 196 km đi theo đường ven biển, các loại hàng hoá chuyên chở ở tuyến này là than, xi măng, sắt thép, lương thực thực phẩm.

Khu vực nghiên cứu có hệ thống cảng biến lớn vào bậc nhất trên cả nước. Hệ thống cảng biển của Hải Phòng trên địa bàn nghiên cứu bao gồm cảng Chùa Vẽ (hình 2.23), cảng Hải Quân, cảng Đình Vũ, cảng Minh Đức, cảng Phà Rừng 1, cảng Phà Rừng 2, cảng Cát Bà. Khu cảng Hải Phòng gồm 3 khu cảng chính có tổng chiều dài các cầu cảng là 2.257m phục vụ bốc xếp hàng hóa với năng lực thông qua khoảng 8 triệu tấn/năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tàu trên 10.000 tấn. Cảng Đình Vũ mới được đưa vào sử dụng là một cảng nước sâu hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế, cho phép tàu 30.000 tấn ra vào, với năng lực thông qua cảng là 12 triệu tấn/năm. Cảng Cát Bà nằm trong vụng của đảo cùng tên, dùng cho tàu thuyền đánh bắt hải sản và là cảng vận chuyển khách từ Cát Bà vào thành phố và ngược lại. Từ cảng này, toàn bộ đồng bằng Châu thổ Sông Hồng được liên hệ kinh tế với các vùng phía nam và với các nước khác thông qua các tuyến đường biển: Hải Phòng - Bến Thủy, Hải Phòng - Đà Nẵng, Hải Phòng - Quy Nhơn, Hải Phòng - Sài Gòn… hoặc các tuyến đường biển quốc tế: Hải Phòng - Hồng Kông, Hải Phòng - Hà Khẩu, Hải Phòng - Bắc Hải, Hải Phòng - Tokyo.

Các hoạt động giao thông thủy vừa là yếu tố cường hóa tai biến xói lở - bồi tụ, vừa chịu ảnh hưởng từ những tai biến này. Hoạt động giao thông thủy và việc xây dựng mở rộng những cảng biển, tuyến đường thủy đã làm thay đổi hình thái đường bờ, làm gia tăng nguy cơ xói lở - bồi tụ. Đồng thời tai biến bồi tụ gây biến động luồng lạch ra vào cảng, hạn chế giao thông thủy, gây tốn kém tiền của để nạo vét luồng lạch…

Chƣơng 3. BIẾN ĐỘNG ĐƢỜNG BỜ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÕNG

Kết quả nghiên cứu và phân tích ảnh cho thấy đới ven biển của Thành phố Hải Phòng có biến động mạnh về mặt không gian theo thời gian. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu nguyên nhân và phân tích, đánh giá các tai biến đi kèm với biến động, nhằm cung cấp thông tin một cách thuận lợi cho các đối tượng sử dụng nghiên cứu, kết quả biến động đường bờ đới ven biển Hải Phòng được trình bày theo 3 nội dung: 1 - Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ; 2 - Biến động đường bờ biển theo ranh giới hành chính các quận, huyện ven biển của thành phố; và, 3 - Biến động đường bờ theo các giai đoạn ảnh sử dụng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải Phòng (Trang 47)