Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải Phòng (Trang 39)

Các quận, huyện thuộc khu vực nghiên cứu có thế mạnh về thủy sản. Và thực tế cho thấy trong nhiều năm nay, nhân dân các địa phương đã biết khai thác lợi thế để phát triển kinh tế gia đình và góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh những thành quả đạt được, chính việc phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch về thủy, hải sản đã gây sức ép lớn tới tài nguyên - môi trường đới ven biển cũng như làm mất cân bằng đới bờ, gia tăng tai biến xói lở - bồi tụ tại đây.

Bảng 2.10. Sản lƣợng thủy sản các quận, huyện khu vực nghiên cứu năm 2010

Huyện Khai thác (tấn) Nuôi trồng (tấn) Tổng (tấn)

2008 2010 2008 2010 2008 2010 Cát Hải 3.271 4.035 3.945 5.644 7.216 9.679 Hải An 754 478 3.512 3.070 4.266 3.548 Dƣơng Kinh 1.832 2.584 1.820 1650 3.652 4.234 Đồ Sơn 8.885 9.298 2.660 2.089 11.545 11.387 Kiến Thụy 4.169 5.386 3.190 3.686 7.359 9.072 Tiên Lãng 3.500 3.952 7.900 10.421 11.400 14.373 Tổng 22.411 25.733 23.027 26.560 45.438 52.293

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Sản lượng thủy sản toàn khu vực tăng qua các năm, đạt 52.293 tấn năm 2010, trong đó huyện Tiên Lãng có sản lượng cao nhất đạt gần 14.373 tấn (bảng 2.10). Năm 2010, sản lượng khai thác của các địa phương là 25.733 tấn chiếm khoảng hơn 60% tổng sản lượng thủy sản. Các hoạt động khai thác mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi như dùng mìn đánh bắt cá gần đây đã giảm, chỉ còn xuất hiện ở một số nơi. Đồng thời các hộ gia đình làm nghề cá cũng đã tập trung đầu tư nâng cấp các phương tiện đánh bắt đem lại sản lượng cao hơn (hình 2.10).

Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản được các địa phương đầu tư mở rộng qua các năm. Các huyện ven biển Hải Phòng có diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới 8.4135 ha năm 2010, sản lượng đạt hơn 26 nghìn tấn. Tại đây chủ yếu tập trung nuôi cá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó huyện Tiên Lãng đạt sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là khoảng 10,4 nghìn tấn gồm 6,96 nghìn tấn cá nuôi, 1093 tấn tôm nuôi, còn lại là các loại thủy sản khác. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ngày càng mở rộng trong những năm gần đây, từ 8.569,9 ha năm 2001 lên 9.390,2 ha năm 2002 và 9.600 ha năm 2003. Các đầm nuôi thuỷ sản

trong khu vực phần lớn được hình thành từ việc đắp đê thuỷ lợi và khoanh bao phía ngoài đê sông biển. Diện tích các đầm nuôi thường lớn hơn 40 - 50 ha, có đầm tới hàng trăm hecta. Ngoài nuôi tôm là chủ yếu, nhiều nơi phát triển mạnh nuôi ngao trên bãi triều như ở Tiên Lãng. Từ năm 2000 nuôi tôm sú ở đây phát triển đã đưa giá trị sản xuất thuỷ sản trên địa bàn lên rất cao (hình 2.11). Việc xây dựng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và thay đổi cấu trúc đường bờ cho phù hợp với từng loại thủy sản đã làm mất cân bằng trầm tích, tác động vào quy luật bồi - xói tự nhiên của đường bờ gây ra các hiện tượng xói lở - bồi tụ khó kiểm soát.

Hình 2.9. Thuyền của ngƣ dân Cát Hải, Hải Phòng

Hình 2.10. Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng

Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản, địa bàn nghiên cứu đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho khâu chế biến và dịch vụ thủy sản. Các công ty, khu chế biến thủy sản đã được xây dựng và dần khẳng định được thương hiệu sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (hình 2.12). Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở dịch vụ thủy sản và các công trình bến bãi nghề cá cũng đã tác động và ảnh hưởng xấu tới đới bờ biển khu vực nghiên cứu.

Hình 2.11. Dây chuyền đóng chai của một cơ sở chế biến nƣớc mắm tại Cát Hải

Diện tích làm muối trong vùng tập trung ở huyện Cát Hải, Kiến Thụy. Tuy nhiên, diện tích muối đang có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế thấp, phần lớn diện tích đồng muối được chuyển sang nuôi trồng thủy sản và làm nông nghiệp (hình 2.13).

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải Phòng (Trang 39)