Nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh tai biến nói chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng cho cộng đồng thông qua tuyên truyền giáo dục, tập huấn, bằng các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt và thiết thực. Bên cạnh đó cần lập quỹ bảo hiểm thiên tai nhằm chia sẻ bớt thiệt hại cho cộng đồng chịu tác động của tai biến.
Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về ảnh hưởng và hậu quả của tai biến xói lở - bồi tụ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền các giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ.
Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn, rừng phòng hộ. Đồng thời, cần tích cực tuyên truyền bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biến, thảm thực vật ven biển, rừng phi lao chắn cát, chắn sóng...
Tuyên truyền trong nhân dân không xả chất thải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm bờ biển, khai thác cát ven biển một cách hợp lý, không xây dựng công trình bảo vệ bờ khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng.
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ thống sông ngòi ven biển. Đồng thời, khuyến khích phát động cộng đồng tham gia công tác thủy lợi như: nạo vét, khơi thông kênh rạch nhằm vừa đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu thoát lũ vừa tác dụng giảm tốc độ dòng chảy và giảm nguy cơ xảy ra xói lở lòng dẫn.
Tóm lại, có nhiều giải pháp để giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ nói chung và tại khu vực nghiên cứu nói riêng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần có sự định hướng và kết hợp hài hòa và đồng bộ các giải pháp trên.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn, có thể rút ra được một số kết luận khoa học sau:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ; các yếu tố động lực biển khu vực nghiên cứu; thành phần cấu tạo đường bờ; các đặc trưng khí hậu của khu vực) và các hoạt động nhân sinh (san lấp mở rộng khu đô thị; khai hoang để nuôi trồng thủy sản ven biển; khai hoang nông nghiệp; xây dựng các khu công nghiệp và du lịch ven biển; khai thác khoáng sản ven biển; xây dựng các hệ thống giao thông vận tải thủy).
2. Sơ đồ đường bờ biển từ năm 1989 đến năm 2011 cho thấy xu hướng biến động chung của khu vực nghiên cứu là bồi tụ lấn biển với tốc độ trung bình khoảng 30-45m/năm. Trong đó tốc độ biến động đường bờ là khác nhau ở những vị trí khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau.
- Theo hình thái, cấu tạo đường bờ, khu vực bồi tụ lấn biển mạnh nhất là khu vực các bãi bồi của huyện Tiên Lãng (60 - 63m/năm), Kiến Thụy (59 - 63m/năm), và phía tây nam Đồ Sơn (60m/năm); khu vực đường bờ là cửa sông điển hình là cửa Cấm có tốc độ lấn biển cao đạt trung bình 172 - 179m/năm; khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc ở đảo Cát Bà, Cát Hải, mũi Đồ Sơn gần như không thay đổi.
- Theo ranh giới hành chính, khu vực lấn biển mạnh nhất là khu vực đới ven biển quận Hải An, huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và khu vực biến động thấp nhất là khu vực đới ven biển huyện Cát Hải.
- Theo các giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn đường bờ biến động mạnh nhất là giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011. Các giai đoạn đường bờ ít biến động là giai đoạn 1989 - 1995 và giai đoạn 2003 - 2007.
3. Từ việc đánh giá biến động đường bờ vùng ven biển Hải Phòng cho thấy các khu vực có tai biến xói lở diễn ra khá mạnh mẽ là khu vực phía tây bắc đảo Cát Hải, tại đây xói lở xâm thực sâu vào phía đảo tạo ra một kênh dẫn lớn (năm 2007) là Lạch Huyện hiện nay. Khu vực khác có biểu hiện xói lở là bán đảo Đình Vũ nhưng cường độ xói lở không lớn. Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch ở khu vực xảy ra mạnh mẽ ở Cửa Cấm, trong vòng 22 năm qua, lòng sông bị thu hẹp, cửa sông tiến ra biến 5,5 - 6km, bồi tụ lòng sông diễn ra mạnh mẽ khiến cho cảng
Cấm bị suy thoái và dẫn đến không sử dụng được.
4. Từ các đánh giá và phân tích hiện trạng tai biến xói lở - bồi tụ và nguyên nhân gây nên tai biến tại vùng ven biển Hải Phòng, luận văn đề xuất áp dụng giải pháp xây dựng và tu sửa tuyến đê biển có kè lát mái; đồng thời xây dựng hệ thống kè mỏ hàn kết hợp nuôi bãi và trồng cây ngập mặn cho khu vực xói lở ở đảo Cát Hải (Hoàng Châu - Văn Chấn, Bến Gót - Gia Lộc…) và khu vực đê biển 1 thuộc quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn. Thêm nữa tiếp tục nghiên cứu, tìm địa điểm phù hợp, quy hoạch, di dời cảng Cấm (cảng Chùa Vẽ) đến vùng nước sâu để giảm thiểu các thiệt hại từ tai biến bồi tụ luồng lạch gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Huy Anh, Uông Đình Khanh, Võ Thịnh, Trần Hằng Nga, Tống Phúc Tuấn, Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Thanh Hoa (1999), Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa mạo phục vụ quy hoạch phát triển du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà, Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hạ Long - Cát Bà, Hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch và Viện Địa lý. 2. Lê Duy Bách (1989), Đặc điểm kiến tạo và tiềm năng khoáng sản khu vực
Biển Đông, Địa chất Biển Đông và các vùng kế cận. 3. Bảng thủy triều, 2011. Viê ̣n Kỹ thuâ ̣t Biển.
4. Nguyễn Biểu và nnk (1985), Báo cáo kết thúc đề tài 48.06.06 - Địa chất khoáng sản rắn ven biển Việt, Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển.
5. Nguyễn Biểu, Nguyễn Thị Kim Hoàn và n.n.k (1985), Địa chất khoáng sản ven biển Việt Nam, Lưu trữ Viện Khoa học Việt Nam.
6. Nguyễn Biểu, Trịnh Thanh Minh, Hoàng Văn Thức và n.n.k (1997), Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất vùng biển ven bờ (0- 30m nước) Hải Phòng - Móng Cái tỉ lệ 1:500.000, Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.
7. Cổng thông tin thành phố Hải Phòng, http://www.haiphong.gov.vn/
8. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010). 9. Cục thống kê tỉnh Hải Phòng, Niên giám thống kê Hải Phòng (2010).
10. Nguyễn Văn Cừ và nnk (1977), Nghiên cứu xác định nguyên nhân biển lấn vào đảo Cát Hải và bước đẩu đề xuất biện pháp công trình phòng chống chủ yếu, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, Hà Nội (1997).
11. Nguyễn Hữu Cử và nnk (1995), Những đặc trưng cơ bản về môi trường địa chất vùng vịnh Hạ Long, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội (1997).
12. Nguyễn Đức Cự (1993), Đặc điểm địa hóa bãi triều cửa sông ven biển Hải Phòng - Quảng Yên, Luận án Phó tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Đào Bùi Din, Nguyễn Minh Hiệp và nnk (2009), Báo cáo “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh từ 0- 30 m nước tỷ lệ 1:100.000 và vùng biển trọng điểm Bạch Long Vỹ tỷ lệ 1:50.000, Dự án:
“Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam".
14. Nguyễn Đình Dương, Lê Thị Thu Hiền, Lê Kim Thoai và Nguyễn Hạnh Quyên (1999), Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long và vùng lân cận, ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quy hoạch môi trường, Dự án Xây dựng năng lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam do Cộng đồng Flemish, Bỉ tài trợ.
15. Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh KC-09-05 (2001-2004), Bộ Khoa học Công nghệ.
16. Nguyễn Đức Đại (1996), Điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng,
Chương trình địa chất đô thị Việt Nam, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Công nghiệp - Bộ Xây dựng.
17. Nguyễn Xuân Hiển , Dương Ngọc Tiến , Nguyễn T họ Sáo (2012), Tính toán và phân tích xu thế bồi t ụ xói lở khu vực Cửa Đáy, Tuyển tập báo cáo Hô ̣i thảo Khoa học Quốc gia về Khí tư ợng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hâ ̣u lần t hứ XV, Tâ ̣p 2, Thủy văn - Tài nguyên nước, môi trường và Biển, NXB Khoa học và Kỹ thuâ ̣t Hà Nô ̣i (tháng 3 năm 2012), tr. 241-246. 18. Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam- Đề xuất các biện
pháp KHKT bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển KT-03-14 (1991-1995), Bộ Khoa học Công nghệ.
19. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1996), Sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tiêu biểu ven bờ Việt Nam, Báo cáo đề tài KT - 03 - 11.
20. Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk (1997), Đánh giá ảnh hưởng của đập Đình Vũ đến động lực của vùng Cửa Cấm - Nam Triệu liên quan đến sa bồi luồng tàu cảng Hải Phòng, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, Hà Nội (1997).
21. Lê Thị Thu Hiền (2005), Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển Miền Trung KHCN- 5B(1999-2000), Bộ Khoa học Công nghệ.
Hồng Huế, Phạm Bảo Ngọc (2008), Đánh giá mức độ tổn thương của vịnh Tiên Yên - Hà Cối (tỉnh Quảng Ninh), phục vụ quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường, Tuyển tập báo cáo hội nghị “Địa chất biển Việt Nam và phát triển bền vững”, Quảng Ninh, 10/2008, tr 619-631.
24. Mai Trọng Nhuận và nnk (1996), Nghiên cứu và lập bản đồ địa chất môi trường biển nông ven bờ (0-30m nước) Nga Sơn – Hải Phòng, tỷ lệ 1: 500.000, Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển, Hà Nội.
25. Mai Trọng Nhuận và nnk (2007), Hợp phần “Đất ngập nước ven biển Việt Nam” thuộc dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Thị Nhượng (1998), Dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 (tóm tắt báo cáo nghiên cứu khả thi), Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải, Bộ giao thông vận tải.
27. Nguyễn Thọ Sáo (2002), Áp dụng mô hình toán trong nghiên cứu và dự báo hiện tượng bồi tụ và xói lở vùng cửa sông ven biển Việt Nam, Proceedings of the meeting on coastal dynamics, Nam Dinh.
28. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Đình Khá (2010), Biến động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven bờ Cửa Tùng, Quảng Trị, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, số 3S, 427.
29. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn (2011), Nghiên cứu bồi lấp cửa Ba Lai, Bến Tre, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27, số 1S, 211-217.
30. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến (2000),
Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá, Báo cáo Tổng hợp Dự án Độc lập cấp nhà nước KHCN - 5A, Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
31. Trần Đức Thạnh (2004), Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông miền Bắc và giải pháp phòng chống, Lưu trữ tại Viện Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
32. Trần Anh Tú, Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Thọ Sáo (2002), Áp dụng mô hình SBEACH tính toán biến dạng địa hình đáy khu vực phía nam đảo Cát Hải, Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IX, Nxb KH&KT Hà Nội, trang 23 - 32.
33. Đinh Văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Hà Thanh Hương, Trần Quang Tiến (2005),
Xây dựng triển khai quy trình tính toán và dự báo xói lở bờ biển cửa song, Tài nguyên và Môi trường Biển, NXB KHKT, Hanoi, p. 236.
34. Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Đỗ Thị Thu Hương, Cao Thị Thu Trang (2007), Nạo vét ở cảng Hải Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến môi trường và hệ sinh thái biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, trang 202 - 209.