Tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 198 9 2011

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải Phòng (Trang 64)

Qua kết quả phân tích biến động đường bờ biển vùng nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2011 (chương 3), tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng

thể hiện ở một số khu vực như: khu vực đảo Cát Hải, khu vực bán đảo Đình Vũ, khu vực phía tây nam Đồ Sơn và khu vực xã Bàng La. Cụ thể như sau:

Khu vực ven biển huyện Cát Hải trong giai đoạn 1989 - 2011 xảy ra xói lở ở các đoạn đường bờ biển thuộc xã Hoàng Châu ở phía tây - tây nam đảo và khu vực Gia Lộc, thị trấn Cát Hải ở phía đông nam đảo. Sơ đồ thể hiện đường bờ biển các năm 1995, 1999 và năm 2003 (hình 3.1) thấy rõ được sự biến động này. Theo đó, năm 2003 đường bờ xâm thực vào trong phía đảo và tạo khoảng cách đối với đường bờ năm 1999. Tại khu vực phía đông xã Đồng Bài gần cửa Lạch Huyện, diện tích bị xói lở trong giai đoạn 1999 - 2003 vào khoảng 180 - 190m2. Đoạn xói lở dài khoảng 300 - 350m và tốc độ xói đạt 110m/năm (hình 3.2). Từ 2009 đến nay, đã có rất nhiều dự án gia cố đê biển huyện Cát Hải, do vậy hiện tượng xói lở đường bờ diễn ra không còn mạnh như trước, xói lở diện đã chuyển sang hình thức khoét đáy là chủ yếu.

Theo sơ đồ đường bờ các năm và khoanh vùng diện tích các khu vực ven biển, thấy rằng một phần phía đông bán đảo Đình Vũ cũng có dấu hiệu đường bờ dịch vào phía đất liền một khoảng là 20 - 30m trong giai đoạn từ 1999 đến 2003. Do ở đây xảy ra quá trình xói lở xen kẽ với quá trình bồi tụ luồng lạch, song do mức độ bồi tụ chiếm ưu thế lớn trong một thời gian dài nên từ 1989 - 2011 kết quả đường bờ các năm đều thể hiện xu hướng bồi tụ.

Hình 4.1. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển từ tây nam mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Öc giai đoạn từ năm 1999 và năm 2003

Cát Hải và bán đảo Đình Vũ, phường Bàng La quận Đồ Sơn cũng có một số nơi có hiện tượng xói lở, đường bờ dịch sâu về phía đất liền. Tại đây vào năm 2003 đường bờ khúc khuỷu, có những đường cắt xẻ hình răng lược. Theo sơ đồ diện tích các khu vực ven biển cũng cho thấy diện tích bị mất đi ở đây là khoảng 1-1,1 km2 (hình 4.1).

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải Phòng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)