Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 116 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
116
Dung lượng
1,37 MB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN Nguyễn Quốc Khánh Vũ Như Tân Khánh Hòa, tháng 5 năm 2012 1 MỤC LỤC PHẦN I: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 3 CHƯƠNG I. CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 3 § 1. CÔNG ƯỚC TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ FAL 1965 5 § 2. BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG 8 § 3. MỘT SỐ CÔNG ƯỚC KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QLNN TẠI CẢNG BIỂN 14 CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 16 § 1. BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 16 § 2. CÁC LUẬT VÀ VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN 19 PHẦN II: HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG 22 CHƯƠNG III. CÁC CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI CẢNG 22 § 1. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI 22 § 2. THANH TRA HÀNG HẢI 38 § 3. HẢI QUAN 40 § 4. BIÊN PHÒNG 45 § 5. KIỂM DỊCH Y TẾ 46 CHƯƠNG IV. CÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 47 § 1. DOANH NGHIỆP CẢNG 47 § 2. ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VÀ MÔI GIỚI HÀNG HẢI 50 § 3. LAI DẮT TÀU BIỂN 53 § 4. HOA TIÊU HÀNG HẢI 55 CHƯƠNG V. ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI CẢNG BIỂN59 § 1. CẢNG BIỂN 59 § 2. TÀU BIỂN 62 § 3. THUYỀN VIÊN – HÀNH KHÁCH 68 § 4. HÀNG HOÁ – HÀNH LÝ 69 PHẦN III: NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 71 CHƯƠNG VI. KHÁI QUÁT CHUNG 71 § 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 71 § 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 73 CHƯƠNG VII. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU VÀO CẢNG 77 § 1. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ XIN PHÉP TÀU ĐẾN CẢNG BIỂN 77 § 2. NGIỆP VỤ QUẢN LÝ THỦ TỤC THÔNG BÁO TÀU VÀO CẢNG BIỂN 79 § 3. NGHIỆP VỤ KIỂM TRA TÀU VÀO CẢNG 80 CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ TÀU LƯU LẠI CẢNG BIỂN 88 2 § 1. QUẢN LÝ VIỆC ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN – HÀNH KHÁCH 88 § 2. ĐẢM BẢO AN NINH – AN TOÀN CHO TÀU TẠI CẢNG BIỂN 89 § 3. ĐẢM BẢO AN NINH - AN TOÀN CHO CẢNG BIỂN 93 § 4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI CỦA TÀU TẠI CẢNG BIỂN 95 § 5. NGHIỆP VỤ THANH TRA AN TOÀN HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN (PSC) 98 CHƯƠNG IX. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU RỜI CẢNG BIỂN 108 § 1. THỦ TỤC THÔNG BÁO TÀU RỜI CẢNG BIỂN 108 § 2. NGHIỆP VỤ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN CHUYÊN NGÀNH 109 § 3. NGHIỆP VỤ LÀM THỦ TỤC CHO TÀU RỜI CẢNG BIỂN 110 § 4. PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC . 114 3 PHẦN I HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHƯƠNG I CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN Sự hình thành của luật hàng hải quốc tế luôn gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải thế giới. Từ những thông lệ và tập quán ban đầu, đến nay hoạt động của hàng hải thế giới được điều chỉnh bởi một hệ thống luật, bao gồm trên 70 công ước do UN (United Nations- tổ chức liên hiệp quốc), IMO (International Maritime Organization - tổ chức hàng hải quốc tế), ILO (International Labour Organization - tổ chức lao động quốc tế), CMI (International Maritime Committee - Uỷ ban hàng hải quốc tế) , UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development - hiệp hội quốc tế về thương mại và phát triển) và các tổ chức hoặc hiệp hội, liên đoàn quốc tế khác thông qua. Luật hàng hải quốc tế dùng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến hoạt động giao thông vận tải hàng hải quốc tế theo Công pháp và Tư pháp quốc tế. Trong lĩnh vực hành chính, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, có các công ước sau: UNCLOS 82 (công ước quốc tế về luật biển năm 1982), công ước SOLAS 74/78 (công ước về an toàn sinh mạng trên biển) - Được bổ sung bộ luật ISPS Code (bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng), công ước MARPOL 73/78 (công ước phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra), công ước TONNAGE 66 (công ước quốc tế đo dung tích), công ước COLREG 72 (công ước Quốc tế về phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển 1972), công ước STCW 1978 (công ước về các tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca của thuyền viên), công ước Loadlines 1966 (công ước mạn khô quốc tế) công ước FAL 65 (công ước về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế), Hầu hết các công ước quốc tế được áp dụng trực tiếp vào trong lĩnh vực đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận. Đối với cơ quan quản lý nhà nước không áp dụng trực tiếp các công ước quốc tế vào quản lý mà chỉ sử dụng các công ước này như là tiêu chuẩn của việc kiểm tra, giám sát hoạt động tàu thuyền. Với đặc thù hoạt động hàng hải là có tính quốc tế cao, tàu biển không chỉ hoạt động trong phạm vi vùng biển của một quốc gia mà còn tới các cảng biển của các quốc gia khác. Như vậy khi con tàu hoạt động trên biển không chỉ tuân thủ pháp luật của quốc gia mà tàu mang cờ mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật của các quốc gia có cảng, quốc gia ven biển mà nó sẽ ra, vào hoạt động. Như các quy định về giấy tờ mà bắt buộc tàu phải có khi ra, vào, hoạt động ở cảng và những quy định này phải phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế. Đối với Việt Nam chúng ta, do lịch sử phát triển của ngành hàng hải còn non trẻ, lĩnh vực hàng hải của chúng ta còn yếu kém, hệ thống pháp luật hàng hải chưa hoàn thiện. Do đó chúng ta còn phải áp dụng trực tiếp một số công ước quốc tế giống như pháp luật quốc gia. VD: Nghị định thư Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, Việt Nam đã ký kết gia nhập ngày 17/7/2003 và có hiệu lực vào ngày 17/7/2004. Một số nghị định thư của công ước Solas… - Đến nay Việt Nam đã tham gia 16 Công ước quốc tế và những hiệp định của công ước trong lĩnh vực hàng hải. 1 . Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. IMO Convention - 1948. - Ngày thông qua: 6-3-1948 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: 12/06/1984. - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 2. Công ước quốc tế về Đường mớn nước, 1966. Loadline – 66 - Ngày có hiệu lực: 21-7-1968 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-3-1991 3. Công ước Quốc tế về Đo dung tích Tàu, 1969. Tonnage – 1969 - Ngày có hiệu lực: 18-7-1982 4 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-3-1991 4. Công ước về Quy tắc Quốc tế về Phòng ngừa Va chạm trên Biển, 1972. COLREG – 1972 - Ngày có hiệu lực: 15-7-1977 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-12-1990 5. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973. MARPOL - 73/78 - Ngày có hiệu lực: 2-10-1983 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 29-8-1991 (chỉ tham gia Phụ lục I&II) 6. Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển, 1974. International Convention on Safety of Life at Sea - SOLAS – 74 - Ngày có hiệu lực: 25-5-1980 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18-3-1991 7. Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1979. Convention on the International Maritime Satellite Organization (IMARSAT - 1979) - Ngày thông qua: - Ngày có hiệu lực: 16-7-1979 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 5-1998 8. Sửa đổi công ước về Tổ chức vệ tinh di động quốc tế, 1998. Amendments to the Convention on the International Mobile satellite Organization,1998 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 9. Hiệp ước khai thác về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1979. Operating Agreement on the International Maritime Satellite Organization (IMARSAT – 1979) - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 10. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 UNCLOS – 82 - Ngày thông qua: 10-12-1982. - Ngày có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: 25/07/1994. - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 11. Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988. Convention for the Suppression of Unlawful Acts Against the Safety of Maritime Navigation (SUA – 1988) - Ngày có hiệu lực: 1-3-1992 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 12. Hiệp định COSPAS - SARSAT quốc tế, 1988. The International COSPAS - SARSAT programme Agreement, 1988 - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 13. Công ước quốc tế về việc sẵn sàng, ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu, 1990. International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response and Co-operation, 1990 14. Bộ luật về tổ chức huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền viên, 1995. STCW - 1995. - Ngày Việt Nam ký kết hoặc gia nhập: - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 15. Nghị định thư năm 1992 sửa đổi công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969 - Ngày Việt Nam gia nhập: 8-5-2003 5 - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 17-6-2004 16. Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế năm 1965 - Ngày có hiệu lực: 05 - 03- 1967 - Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 24 - 03 - 2006 § 1. CÔNG ƯỚC TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ FAL 1965 (Convention on Facilitation of International Maritime Traffic, 1965) 1. Giới thiệu Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải Quốc tế (Công ước FAL) được Hội nghị Quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông và vận tải hàng hải thông qua ngày 9 tháng 4 năm 1965. Công ước có hiệu lực ngày 05 tháng 3 năm 1967. Mục đích của Công ước này là nhằm tạo thuận lợi giao thông vận tải hàng hải bằng việc đơn giản hoá và giảm thiểu các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế. Công ước được xây dựng để đáp ứng mối quan tâm quốc tế ngày càng tăng về việc đòi hỏi quá mức cần thiết các giấy tờ yêu cầu đối với vận tải thương mại. Theo thông lệ, một khối lượng lớn các giấy tờ về tàu, thuyền bộ và hành khách, hành lý, hàng hoá và thư từ cần phải xuất trình cho hải quan, nhập cảnh, y tế và các cơ quan có thẩm quyền khác liên quan tới. Các thủ tục giấy tờ không cần thiết đang là một vướng mắc trong hầu hết các ngành. Tuy nhiên, thói quan liêu tiềm ẩn trong ngành vận tải biển có lẽ lớn hơn nhiều so với các ngành khác vì bản chất quốc tế của nó và sự bằng lòng chấp thuận các thủ tục và quy trình đó có tính truyền thống. Công ước nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải và giải thích tại sao các cơ quan và các nhà khai thác nên xem xét chấp thuận một hệ thống giấy tờ mẫu do IMO xây dựng và Hội đồng IMO khuyến nghị để sử dụng rộng rãi. Các quốc gia tham gia Công ước đảm trách việc đưa tính đồng nhất và tính đơn giản vào việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế. Phụ lục của Công ước bao gồm các quy tắc về đơn giản hoá thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu, và cụ thể giảm xuống chỉ còn 8 tờ khai do các cơ quan chức năng yêu cầu. Đó là: Tờ khai tổng hợp (bản khai chung), Tờ khai hàng hoá, Tờ khai các kho dự trữ của tàu, Tờ khai hành lý của thuyền viên, Danh sách thuyền viên, Danh sách hành khách, tờ khai do Công ước Bưu chính Thế giới và Quy tắc về Y tế Thế giới yêu cầu IMO đã xây dựng các mẫu chuẩn hoá cho các loại giấy tờ khai nói trên. Theo khuyến nghị kèm theo phụ lục của công ước thì từng bảng kê khai ấy cũng chỉ cần nêu các thông tin sau: 1. Trong tờ khai chung chỉ cần nêu các thông tin, Ø Tên và sự mô tả về tàu Ø Quốc tịch tàu Ø Những đặc điểm liên quan đến đăng ký tàu Ø Những đặc điểm liên quan đến trọng tải của tàu Ø Tên thuyền trưởng Ø Tên và địa chỉ của đại lý tàu Ø Mô tả ngắn gọn về hàng hóa Ø Số thuyền viên Ø Số hành khách Ø Những đặc điểm ngắn gọn về hành trình Ø Ngày tháng tầu đến hoặc ngày tháng tàu đi Ø Cảng đến hoặc cảng đi Ø Vị trí của tàu trong cảng 2 Trong tờ khai hàng hóa chỉ cần nêu các thông tin, (a). Tầu đến: 6 Ø Tên và quốc tịch tàu Ø Tên thuyền trưởng Ø Đến từ cảng Ø Cảng mà báo cáo được lập Ø Ký mã hiệu và số lượng; số lượng và loại bao kiện; số lượng và mô tả hàng hoá Ø Chứng từ vận tải hàng hóa dỡ tại cảng Ø Những cảng dỡ phần hàng còn lại trên tàu Ø Cảng gốc giao hàng mà hàng hóa được giao theo chứng từ vận tải Đa phương thức và vận đơn suốt (b) Khởi hành đi: Ø Tên và quốc tịch của tàu Ø Tên thuyền trưởng Ø Cảng đích Ø Hàng hoá xếp tại cảng, chủng loại hàng, số lượng, mô tả hàng hóa Ø Chứng từ vận tải hàng hóa chất tại cảng 3. Trong danh sách thuyền chỉ cần nêu các thông tin, Ø Tên và quốc tịch tàu Ø Tên họ, đệm Ø Tên thánh Ø Quốc tịch Ø Cấp bậc Ø Ngày sinh Ø Chứng minh thư Ø Cảng và ngày đến Ø Đến từ 4. Trong Danh sách hành khách chỉ cần nêu các thông tin, Ø Tên và quốc tịch tàu Ø Tên họ đệm Ø Tên thánh Ø Quốc tịch Ø Ngày sinh Ø Nơi sinh Ø Cảng lên Ø Cảng xuống Ø Cảng và ngày đến của tàu Số lượng giấy tờ khi tàu đến cảng, Cơ quan công quyền cảng không được đòi hỏi nhiều hơn số lượng sau: Khi tàu đền cảng Ø 5 bản copy về khai báo chung Ø 4 bản copy về khai báo hàng hóa Ø 4 bản copy về dự trữ tàu Ø 2 bản copy về tư trang thuyền bộ Ø 4 bản copy về danh sách thuyền bộ Ø 4 bản copy về danh sách hành khách Ø 1 bản về y tế hàng hải Khi tàu rời cảng Ø 5 bản copy về khai báo chung Ø 4 bản copy về khai báo hàng hoá Ø 3 bản copy về dự trữ tàu Ø 2 bản copy về danh sách thuyền bộ Ø 2 bản copy về danh sách hành khách 7 Ngoài ra, công ước còn quy định tiêu chuẩn của các loại giấy tờ khác như: thẻ lên xuống tàu, giấy xác nhận thủy thủ… Là một hình thức trợ giúp để tuân thủ, phụ lục của Công ước này bao gồm "Các tiêu chuẩn" và "Các khuyến nghị thực hiện" về các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ áp dụng khi tàu đến, lưu lại và rời cảng, thuyền bộ, hành khách, hành lý, và hàng hoá. Công ước gồm có 16 điều và phụ lục của nó. Ngôn ngữ chính thức của công ước này được viết chính thức bằng Tiếng Anh, Tiếng Pháp và bản dịch chính là Tiếng Nga, Tiếng Tây Ban Nha. 2. Một số nội dung của công ước - Chính phủ tham gia công ước cam kết ban hành biện pháp tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy giao thông hàng hải quốc tế và ngăn ngừa sự chậm trễ không cần thiết cho tàu, người và tài sản trên tàu. - Chính phủ tham gia công ước cam kết hợp tác, phù hợp với các điều khoản của công ước này, trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi khi tàu đến, lưu lại và rời cảng. Các biện pháp như vậy phải được thực thi ở mức cao nhất (các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi phải được thực thi ở mức cao nhất). - Công ước này được áp dụng bình đẳng đối với các quốc gia ven biển và không ven biển (công ước này không áp dụng cho tàu quân sự hoặc các loại thuyền buồm du lịch) - Các nước cố gắng tạo được sự đồng nhất trong thủ tục tàu đến, hoạt động và rời cảng biển - Tuy nhiên, Chính phủ các nước có thể áp dụng các biện pháp tạm thời để bảo tồn đạo đức xã hội, trật tự an ninh hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện và lan tràn các dịch bệnh. - Công ước này không ngăn cản việc áp dụng bất kỳ các biện pháp thuận lợi hơn nào khác mà một nước ban hành. - Chính phủ của một nước muốn sửa đổi hoặc muốn áp dụng khác đi một vài điều khoản của công ước thì phải gửi thông báo và biện pháp áp dụng lên Tổng thư ký của tổ chức. - Chính phủ các nước có thể tuyên bố bãi ước bằng việc thông báo lên Tổng thư ký của tổ chức. - Chính phủ của các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, hoặc của bất kỳ một tổ chức chuyên ngành nào, hoặc của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc thành viên của Quy chế toà công lý quốc tế, có thể trở thành thành viên của công ước này bằng việc: + Ký không bảo lưu để chấp thuận. + Ký bảo lưu để chấp thuận và sau đó để chấp thuận. + Phê chuẩn. 3. Việt Nam tham gia và tổ chức thực hiện công ước FAL 65 Công ước này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 24/03/2006. Việc Việc Nam gia nhập công ước FAL có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình kinh tế của đất nước và chủ trương cải cách thủ tục hành chính của chính phủ; đồng thời là cơ sở tác động hỗ trợ đối với việc thực hiện cam kết của VN trong việc gia nhập WTO. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công ước FAL 65 đang là yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên. Ngay khi công ước có hiệu lực Bộ giao thông vận tải, Cục hàng hải Việt Nam, các cảng vụ tiến hành triển khai và thực hiện công ước. Cụ thể như sau: - Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai công ước FAL: cải tiến quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại cảng biển theo hướng thống nhất, đơn giản, hiệu quả. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị bảo lưu một số quy định theo tập quán quốc gia. - Kiện toàn tổ chức và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức. - Đầu tư công nghệ thông tin, trang bị phương tiện chuyên dùng phục vụ hoạt động QLNN chuyên ngành tại cảng biển. - Hoàn thiện quy trình quản lý đối với các bộ, ngành liên quan. - Hợp tác quốc tế về thực hiện công ước FAL 65. 8 § 2. BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG Tên đầy đủ của bộ luật là Bộ luật quốc tế về an ninh các tàu và các bến cảng 1. Giới thiệu Sau sự kiện bi thảm ngày 11/09/2001, IMO (đi đầu là Mỹ) thấy cần phải có các biện pháp bảo đảm an ninh, chống khủng bố quốc tế bằng đường hàng hải. Để thực hiện được điều này thì không một chính phủ nào thực hiện riêng rẽ được, mà phải toàn cầu thống nhất hành động. Tại kỳ hợp thứ 22 của Đại hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (Tổ chức) tổ chức vào tháng 11 năm 2001, đã nhất trí xây dựng các biện pháp mới liên quan đến an ninh tàu và bến cảng để thông qua bằng Hội nghị các Chính phủ Ký kết Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng Con người trên Biển, 1974 (được coi như Hội nghị ngoại giao về An ninh Hàng hải) vào tháng 12 năm 2002. Uỷ ban MSC (Uỷ ban an toàn hàng hải của tổ chức IMO), tại kỳ họp bất thường đầu tiên, tổ chức vào tháng 11 năm 2001, để đẩy nhanh việc xây dựng và thông qua các biện pháp an ninh thích hợp cùng với việc thành lập Nhóm Công tác thường trực về An ninh Hàng hải của uỷ ban MSC. Tại cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác thường trực về An ninh Hàng hải của uỷ ban MSC tổ chức vào tháng 2 năm 2002 và kết quả của cuộc thảo luận này được báo cáo tới, và xem xét tại, kỳ họp 75 của Uỷ ban MSC vào tháng 3 năm 2002, khi Nhóm Công tác đặc biệt được thành lập để phát triển hơn nữa các đề nghị đưa ra. Kỳ họp thứ 75 của MSC đã quan tâm tới bản báo cáo của Nhóm Công tác này và đề nghị công việc này phải được nhanh chóng thực hiện thông qua Nhóm Công tác Thường trực của uỷ ban MSC được tổ chức vào tháng 9 năm 2002. Kỳ họp thứ 76 của uỷ ban MSC đã xem xét kết quả của kỳ họp tháng 9 năm 2002 của Nhóm Công tác Thường trực của uỷ ban MSC và các công việc bổ sung do Nhóm Công tác của MSC thực hiện kết hợp với kỳ họp thứ 76 của uỷ ban vào tháng 12 năm 2002 ngay trước Hội nghị ngoại giao và đã đồng ý về toàn văn đệ trình cuối cùng phải được Hội nghị ngoại giao xem xét. Hội nghị ngoại giao (từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2002) cũng đã thông qua bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành của Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng Con người trên Biển, 1974 (SOLAS 74), đẩy nhanh việc thực hiện các quy định về lắp đặt Hệ thống nhận dạng tự động và thông qua quy định mới trong chương XI-1 của SOLAS 74 về việc ghi Số nhận dạng tàu cùng với việc cung cấp trên tàu Bản ghi Lý lịch Liên tục. Văn kiện chính thức của Hội nghị cũng thông qua một số nghị quyết Hội nghị bao gồm việc thực hiện và sửa đổi Bộ luật này, việc hợp tác kỹ thuật, công việc hợp tác với Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hải quan Thế giới. Việc xem xét và bổ sung các điều khoản mới liên quan đến an ninh hàng hải có thể phải được xem xét bởi cả hai Tổ chức này. Các điều khoản tại Chương XI-2 của SOLAS 74 và Bộ luật áp dụng cho các tàu và bến cảng. Việc mở rộng các yêu cầu của SOLAS 74 đối với bến cảng được đồng ý dựa trên cơ sở SOLAS 74 đã đưa ra các giải pháp nhanh nhất để đảm bảo rằng các biện pháp an ninh có hiệu lực và hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng phải đồng ý rằng các điều khoản liên quan tới bến cảng chỉ liên quan đến giao tiếp tàu/cảng. Việc đưa ra các yêu cầu rộng hơn về an ninh khu vực bến cảng sẽ là chủ đề sau này trong cuộc làm việc giữa Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc tế. Đồng thời cũng chấp nhận các điều khoản không mở rộng phạm vi tới hành động đáp trả cụ thể các cuộc tấn công cũng như bất kỳ các hành động khắc phục hậu quả cần thiết sau các cuộc tấn công đó. Các điều khoản được soạn thảo cũng đã quan tâm tới việc phù hợp với các điều khoản của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo, Chứng nhận và Trực ca đối với thuyền viên, 1978 đã được bổ sung sửa đổi, Bộ luật Quốc tế về Quản lý An toàn và Hệ thống Hài hoà Kiểm tra và Chứng nhận. Các điều khoản tạo ra sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp hàng hải quốc tế về việc đưa ra biện pháp an ninh đối với vận tải biển. Phải thừa nhận rằng các điều khoản này có thể đặt thêm gánh nặng đáng kể lên mỗi Chính phủ Ký kết. Đồng thời cũng phải thừa nhận tầm quan trọng trong việc hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ các Chính phủ ký kết thực hiện các điều khoản này. 9 Việc triển khai thực hiện các điều khoản sẽ yêu cầu tiếp tục hợp tác có hiệu quả và hiểu biết giữa các bên liên quan tới, hoặc sử dụng, các tàu và bến cảng kể cả thuyền viên, nhân viên cảng, hành khách, hàng hoá, cơ quan quản lý tàu và bến và nhân viên trong các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia và địa phương có trách nhiệm về an ninh. Các các hoạt động hiện tại và qui trình sẽ phải được soát xét lại và thay đổi nếu không đảm bảo đủ mức độ an ninh. Để đạt được mục tiêu nâng cao an ninh hàng hải các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia và địa phương, ngành công nghiệp vận tải biển và cảng sẽ phải thực hiện thêm các trách nhiệm bổ sung. Bộ luật này thừa nhận các quyền cơ bản và tự do như nêu ở các văn kiện quốc tế, đặc biệt là các quyền liên quan đến những người lao động trong ngành hàng hải và người tị nạn, bao gồm Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế về các Nguyên tắc Cơ bản và Quyền Lao động cũng như các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến những người lao động trong ngành hàng hải và người lao động của cảng. Thừa nhận rằng Công ước Tạo điều kiện Thuận lợi cho Vận tải Hàng hải, 1965, đã bổ sung sửa đổi, qui định rằng các chính quyền địa phương phải cho phép thuyền viên nước ngoài đi bờ khi tàu của họ đỗ ở tại cảng, với điều kiện là khi tàu đến đã hoàn thành đầy đủ thủ tục và chính quyền địa phương không có lý do từ chối cho phép thuyền viên lên bờ vì lý do về y tế, an toàn cộng đồng hoặc yêu cầu cộng đồng, các Chính phủ Ký kết khi phê duyệt các Kế hoạch An ninh Tàu và Bến cảng phải quan tâm tới thực tế điều kiện sống và làm việc của các thuyền viên trên tàu và nhu cầu lên bờ của họ, quan tâm đến đến các cơ sở vật chất trên bờ dành cho thuyền viên, kể cả dịch vụ chăm sóc y tế. Như vậy, qua 4 lần hợp thảo luận, từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2002 bộ luật được chính thức thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Bộ luật này đã đưa ra các giải pháp nhanh nhất để đảm bảo rằng các biện pháp an ninh có hiệu lực và hiệu quả nhất (Đây là bộ luật được áp dụng nhanh nhất từ trước đến nay, kể từ lúc soạn thảo). * Bộ luật này chỉ áp dụng cho các đối tượng sau đây: - Các tàu khách, bao gồm cả tàu khách cao tốc. - Các tàu hàng, bao gồm cả tàu cao tốc, có tổng dung tích từ 500GT trở lên. và - Các dàn khoan biển di động. và - Các bến cảng phục vụ cho các tàu chạy tuyến quốc tế nói trên. - Công ty khai thác tàu biển trên các tuyến quốc tế. - Doanh nghiệp quản lý, khai thác cảng biển tiếp nhận tàu chạy tuyến quốc tế. Bộ luật này không áp dụng đối với tàu chiến, các trang bị hải quân hoặc các tàu do Chính phủ Ký kết sở hữu hoặc khai thác và chỉ sử dụng cho các dịch vụ phi thương mại của Chính phủ. 2. Mục đích của bộ luật Thiết lập một khuôn khổ quốc tế liên quan đến hợp tác giữa các Chính phủ Ký kết, các Cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương và ngành công nghiệp vận tải biển và công nghiệp cảng để phát hiện các mối đe doạ an ninh và để thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng tới tàu hoặc bến cảng được sử dụng trong thương mại quốc tế. Thiết lập vai trò và trách nhiệm của các Chính phủ Ký kết, các Cơ quan của Chính phủ, các chính quyền địa phương và ngành công nghiệp vận tải biển và công nghiệp cảng, tương ứng ở các cấp độ quốc gia và quốc tế để đảm bảo an ninh hàng hải. Đảm bảo việc thu thập sớm, hiệu quả và trao đổi những thông tin liên quan đến an ninh. Đưa ra một phương pháp luận đánh giá an ninh để có được các kế hoạch và qui trình đáp ứng được việc thay đổi cấp độ an ninh. và Đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải đầy đủ và phù hợp đã sẵn sàng. 3. Cấp độ an ninh Cấp độ an ninh hàng hải là mức độ nguy hiểm của một sự cố an ninh sẽ được thực hiện hoặc sẽ xảy ra. An ninh hàng hải được chia thành 3 cấp độ như sau: [...]... phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 2 Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý Kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý 3 Cấp phép, giám sát tàu biển ra, vào... về quản lý cảng biển và luồng hàng hải Nội dung nghị định: - Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam - Các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Nghị định này cũng áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển. .. hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường 7 Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật 8 Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý 9 Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển 10... cảng vụ Hệ thống cảng vụ của nước ta hiện nay như sau (gồm 23 Cảng vụ): 1/ CẢNG VỤ AN GIANG Địa chỉ: Phường Mỹ Thạnh, Tp Long Xuyên, An Giang 32 Chức năng: Cảng vụ An Giang là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại vùng nước của các thương cảng biển được xây dựng tại khu vực tỉnh An Giang Phạm vi hoạt động: Cảng vụ An Giang có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành... hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại vùng nước của các thương cảng biển được xây dựng tại khu vực tỉnh Đồng Tháp Phạm vi hoạt động: Cảng vụ Đồng Tháp có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về trật tự an toàn hàng hải trong vùng nước cảng Đồng Tháp (QĐ số 1399/QĐ-PCVT ngày 12/7/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT về vùng nước cảng Đồng Tháp và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đồng... Nguyễn Du, Tp Vinh, Nghệ An Chức năng: Cảng vụ Nghệ An là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại khu vực hàng hải và vùng nước của các thương cảng biển xây dựng tại khu vực tỉnh Nghệ An Phạm vi hoạt động: Cảng vụ Nghệ An có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về trật tự an toàn hàng hải trong vùng nước các cảng biển, vùng biển thuộc địa phận tỉnh Nghệ An (QĐ số... Phòng) 9/ CẢNG VỤ KIÊN GIANG: Địa chỉ: Số 546 Ngô Quyền, Rạch Giá, Kiên Giang Chức năng: Cảng vụ Kiên Giang là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại vùng nước cảng Hòn Chông và khu vực hàng hải thuộc tỉnh Kiên Giang Phạm vi hoạt động: Cảng vụ Kiên Giang có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về trật tự an toàn hàng hải trong vùng nước các cảng biển, vùng biển thuộc... quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng Chức năng: Cảng vụ Đà Nẵng là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại khu vực hàng hải và vùng nước của các thương cảng biển xây dựng tại khu vực tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng Phạm vi hoạt động: Cảng vụ Đà Nẵng có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về trật tự an toàn hàng hải trong vùng nước thuộc khu vực cảng Đà Nẵng (QĐ số 1634/QĐ-PCVT ngày... Bộ trưởng Bộ GTVT về vùng nước cảng Đà Nẵng và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng) 5/ CẢNG VỤ ĐỒNG NAI: Địa chỉ: Quốc lộ 51, phường long Bình Tân, Tp Biên Hoà Chức năng: Cảng vụ Đồng Nai là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại vùng nước và các cảng thuộc tỉnh Đồng Nai Phạm vi hoạt động: Cảng vụ Đồng Nai có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về trật tự... cảng biển với những nội dung phù hợp với Chương trình chuẩn của Tổ chức Hàng hải quốc tế - Hướng dẫn các Doanh nghiệp cảng biển đáng giá an ninh cảng biển và xây dựng Kế hoạch an ninh cảng biển - Phê duyệt bản Đáng giá an ninh cảng biển, Kế hoạch an ninh cảng biển và các bổ sung, sửa đổi đối với Kế hoạch an ninh cảng biển - Cấp “Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển - Tổ chức thực hiện việc ghi “Lý . TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 71 § 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CẢNG BIỂN 73 CHƯƠNG VII. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU VÀO CẢNG 77 § 1. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ XIN PHÉP TÀU ĐẾN CẢNG BIỂN. quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển Theo Bộ luật, Cảng vụ hàng hải là cơ quan là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại cảng biển và vùng nước. Hàng hải VN là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. 3. Nội dung có liên quan đến quản lý nhà nước tại cảng biển 3.1. Tàu biển Tàu biển thuộc quyền sở hữu của