Trong thực tế thì nghiệp vụ kiểm tra và nghiệp vụ làm thủ tục cho tàu rời cảng được cán bộ thực thi pháp luật thực hiện đồng thời. Tức là các cơ quan quản lý nhà nứơc phối hợp với nhau để giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng.
Nghiệp vụ kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành tại cảng đối với tàu thuyền xuất cảnh, ngoài việc kiểm tra tính hợp lệ của các loại giấy tờ, còn kiểm tra thực tế có đúng như trong tờ khai hay không, kiểm tra việc chất xếp hàng hoá có đúng theo sơ đồ hay không, kiểm tra việc bảo quản hàng hoá...
1. Điều kiện tàu rời cảng biển
- Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng sau khi đã hoàn thành các thủ tục quy định và được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng.
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ được cấp Giấy phép rời cảng, nếu tàu thuyền đã có đủ các điều kiện an toàn đi biển và hoàn thành mọi thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Để đảm bảo an toàn hàng hải cho tàu, cũng như để thực thi pháp luật nghiêm minh, Giám đốc cảng vụ không cấp phép cho các tàu sau đây rời cảng.
+ Tàu thuyền không đủ các điều kiện an toàn đi biển cần thiết liên quan đến vỏ tàu, trang thiết bị của tàu, định biên và khả năng chuyên môn của thuyền bộ, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu.
+ Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mạn khô cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 08 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu thực sự không kín nước.
+ Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó.
+ Tàu chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện an toàn hàng hải theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, Thanh tra an toàn hàng hải hoặc của cơ quan đăng kiểm tàu biển.
+ Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu, người, hàng hoá ở trên tàu và môi trường biển.
+ Đã có lệnh bắt giữ tàu biển hoặc hàng hoá ở trên tàu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra thủ tục tàu rời cảng
- Kiểm tra thủ tục tàu rời cảng là việc xem xét tính hợp lệ các loại giấy tờ của tàu để quyết định những biện pháp quản lý phù hợp đối với tàu trước khi tàu rời cảng.
- Kiểm tra hồ sơ và tài liệu của tàu đơn giản hơn lúc tàu vào cảng, bởi vì khi vào cảng, cán bộ cảng vụ đã kiểm tra kỹ các loại giấy tờ này trước khi tàu vào cảng.
- Mục đích kiểm tra thủ tục tàu rời cảng là để kiểm soát toàn bộ quá trình hoạt động của tàu thuyền trong xuốt quá trình tàu lưu lại cảng, nhằm để khẳng định rằng tàu thuyền luôn tuân thủ quy định của pháp luật.
- Kiểm tra tục tàu rời cảng để có cơ sở giải quyết thủ tục cho tù rời cảng.
3. Kiểm tra, giám sát hải quan.
Tàu thuyền xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu cảng cuối cùng. Khi làm thủ tục cho tàu thuyền xuất cảnh, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải khai hải quan (nộp, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan, cung cấp thông tin chứng từ về hàng hoá xuất khẩu...).
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế tàu thuyền xuất cảnh phải đảm bảo kịp thời, chính xác.
Sau khi chủ tàu, chủ hàng làm thủ tục hải quan cho tàu thuyền xuất cảnh, hàng hoá xuất khẩu, công chức hải quan kiểm tra tính chính xác thông tin mà các bên có liên quan cung cấp. Kiểm tra thực tế có đúng như trong tờ khai hải quan hay không, nhằm mục đích ngăn ngừa buôn lậu qua biên giới biển
4. Kiểm tra, giám sát biên phòng.
Mục đích chính của kiểm tra, giám sát biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh là nhằm ngăn chặn việc đưa người vượt biên trái phép, giữa vững an ninh - quốc phòng, phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm...
Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài phải làm thủ tục xuất cảnh tại cảng biển cuối cùng khi từ Việt Nam ra nước ngoài.
Việc giám sát biên phòng trực tiếp trên tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài tại cảng biển chỉ thực hiện khi tàu thuyền là tàu khách du lịch xuất cảnh, hoặc tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật, hoặc trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội và phòng chống dịch bệnh. Còn lại các trường hợp khác đều làm thủ tục tại trụ sở chính hoặc đại diện của biên phòng cửa khẩu (thông thường trong văn phòng cảng vụ hoặc địa diện của cảng vụ có văn phòng của biên phòng cửa khẩu).
5. Kiểm tra, xử lý y tế
Thông thường cán bộ kiểm dịch y tế dựa trên hoá đơn, chứng từ có liên quan đến hàng hoá để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, từ đó xác định xem những hàng hoá này thuộc diện phải kiểm dịch không. Nếu tàu thuyền đó phải kiểm dịch thì mọi người trên tàu đó và những vật có khả năng mang bệnh, truyền bệnh có trên tàu đó đều phải được kiểm dịch.
Cơ quan kiểm dịch y tế chỉ trực tiếp tiến hành kiểm dịch y tế khi:
+ Hợp đồng mua bán có yêu cầu, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định.
+ Chủ hàng yêu cầu kiểm dịch.
§ 3. NGHIỆP VỤ LÀM THỦ TỤC CHO TÀU RỜI CẢNG BIỂN
1. Giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng
Nghiệp vụ kiểm tra tàu rời cảng biển là nghiệp vụ quản lý có quy trình phức tạp, đòi hỏi cán bộ - nhân viên chuyên trách của cảng vụ phải có trình độ tổng hợp về chuyên môn, pháp luật. Hơn nữa, do yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính nên nghiệp vụ quản lý này càng đòi
hỏi ở mỗi cán bộ - nhân viên chuyên trách phải năng động, sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm mới bảo đảm giải quyết công việc nhanh, gọn nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chung
Về yêu cầu chung của nghiệp vụ giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng cũng giống như yêu cầu của nghiệp vụ giải quyết thủ tục cho tàu vào cảng. Tức là đòi hỏi cán bộ cảng vụ phải thực hiện công việc của mình một cách mẫn cán. Giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng nhanh lẹ và đúng theo quy định của pháp luật.
3. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền rời cảng 3.1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa:
a) Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải. b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng.
c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ hàng hải: chậm nhất 01 giờ kể từ khi chủ tàu đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ quy định dưới đây:
- Giấy tờ phải nộp (bản chính): 01 Bản khai chung. - Giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Các giấy chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến).
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Vì tàu thuyền trong nước chỉ do cơ quan Cảng vụ quản lý. Do đó khi giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng cũng do Cảng vụ thực hiện.
3.2. Tàu thuyền xuất cảnh:
a) Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải. Riêng đối với tàu khách thì địa điểm làm thủ tục có thể là tại tàu nhưng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có yêu cầu thực hiện và chịu trách nhiệm (biên phòng).
b) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng. Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng. (vì hành khách không thể ở trên tàu chờ 2 giờ sau mới được phép rời cảng, do đó biện pháp tốt nhất là khilàm thủ tục xong cho tàu thuyền rời cảng luôn)
c) Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: chậm nhất 01 giờ kể từ khi nhận đầy đủ các giấy tờ hợp lệ do người làm thủ tục cung cấp.
- Các giấy tờ phải nộp (bản chính):
+ 03 Bản khai chung, nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu.
+ 03 Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu.
+ 01 Danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Biên phòng cửa khẩu. + 01 Bản khai dự trữ của tàu, nộp cho Hải quan cửa khẩu.
+ 01 Bản khai hàng hoá (nếu có) nộp cho Hải quan cửa khẩu.
+ 01 Bản khai hành lý hành khách (nếu có) nộp cho Hải quan cửa khẩu. riêng đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng và sau đó rời cảng trong cùng một chuyến, thì không áp dụng thủ tục khai báo hải quan..
+ Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách (các loại giấy phép).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Các giấy chứng nhận của tàu (nếu thay đổi so với khi đến).
+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến). + Hộ chiếu thuyền viên, Hộ chiếu của hành khách.
+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu thay đổi so với khi đến). + Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có).
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu có).
+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu.
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Quy trình thủ tục cho tàu rời cảng ở cảng dầu thô ngoài khơi giống như tàu xuất cảnh
3.3. Tàu quân sự
cũng giống như khi nhập cảnh, khi làm thủ tục xuất cảnh cho tàu quân sự phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
- Đối với tàu:
+ Giấy đăng ký hoặc chứng từ quốc tịch tàu. + Danh sách các thành viên trên tàu.
+ Bản kê khai về hàng hoá (nếu có).
+ Bản kê khai số lượng vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc và các thiết bị quân sự khác trên tàu.
+ Chương trình hoạt động của đoàn trong thời gian lưu tại cảng. - Đối với các thành viên trên tàu:
Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương.
4. Xử phạt vi phạm hành chính
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ghi không đủ hoặc sai một trong các thông số kỹ thuật của tàu trong Bản khai chung.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thiếu giấy tờ hoặc một trong các giấy tờ phải xuất trình không hợp lệ theo quy định khi làm thủ tục rời cảng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đúng theo quy định giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm vận chuyển trên tàu.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuyền viên, hành khách lên tàu hoặc rời tàu trước khi hoàn thành thủ tục về xuất nhập cảnh.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có giấy phép rời cảng cuối cùng.
b) Cố tình rời cảng khi chưa được phép.
c) Tàu vào cảng không đúng tên cảng ghi trong giấy phép rời cảng cuối cùng mà không có lý do chính đáng;
d) Không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác bắt buộc phải có theo quy định.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung giấy tờ và hoàn thành thủ tục theo quy định.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC QUA KÊNH ĐÀO SUEZ
Kênh Suez được mở ra cho tất cả các tàu của mọi quốc gia , nhưng phải tuân thủ những quy định trong quy tắc hàng hải qua kênh. Cần lưu ý rằng tất cả các điều tham chiếu và những thông tư được chính quyền kênh công bố đều la một phần của bộ quy tắc qua kênh. Ngoài ra, các tàu còn phải tuân thủ các quy định của Solas. Marpol, cũng như Colreg và tất cả các điều luật, các lệnh, các quy định do chính phủ Aicập ban hành.
Thủ Tục Qua Kênh:
Các tài liệu, ấn phẩm hàng hải phục vụ cho việc qua kênh:
- hải đồ: sử dụng hải đồ Anh (BA Chart) số 2587 (lối vào từ phía Bắc). số 2133 và 3214 (lối vào từ phía Nam) và các số 233, 234 (trong kênh).
- các ấn phẩm hàng hải:
+ thông tin về các dịch vụ giao thông và hoạt động trong các cảng vùng biển Địa Trung Hải và châu Phi.
+ Hàng hải chỉ nam.
+ Dịch vụ thông tin về an toàn hàng hải châu Âu, châu Phi và châu Á. + thuỷ triều Anh vùng biển châu Âu, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
+ Các tài liệu khác: Hướng dẫn vào cảng (guide to port entry) và chỉ dẫn về các cảng (Fairplay Port Guide) năm xuất bản mới nhất.
Thủ tục qua kênh Suez
- Đăng ký để đi qua kênh:
+ các tàu thuyền phải đăng ký để qua kênh bằng các thông báo cho chính quyền kênh Suez ít nhất là 4 ngày trước khi tàu đến. Nội dung thông báo gồm: Tên tàu, quốc tịch của tàu, loại hàng, mớn nước, trọng tải, dung tích qua kênh Suez.
+ + các tàu đăng ký ngày cố định phải bám theo đoàn trong ngày, nếu không đến trong vùng thời gian đó phải chịu chi phí theo luật của kênh. Các tàu đến mà không đăng ký trước sẽ bám theo đoàn đi trong kênh nếu khả năng của kênh cho phép, nếu không thì phải bám theo đoàn tiếp theo.
+ Việc đăng ký có thể bị huỷ hoặc thay đổi nhưng phải báo cho chính quyền kênh ít nhất 24 giờ đồng hồ trước ngày đăng ký và phải trả một khoảng lệ phí là 100USD. Trong trường hợp là tàu chở dầu cực lớn (VLCC) và các tàu tương tự, lệ phí này sẽ là 150 USD, được tính vào các chi phí đặc biệt do chính quyền kê quy định.
- Thông báo đến:
Thuyền trưởng của tất cả các loại tàu đã được lấp đặt thiết bị thông tin liên lạc phải thông báo qua đại lý của mình cho chính quyền kênh trước 48 tiếng qua đài thông tin hàng hải của kênh Suez. Nội dung bao gồm:
+ Tên và quốc tịch của tàu, tên tàu trước kia (nếu có).
+ Dung tải đăng ký qua kênh Suez, trọng tải, mớn nước và chiều rộng của tàu. + dự kiến đến.
+ Hàng nguy hiểm, chỉ rõ số lượng và cấp nguy hiểm theo quy định phân cấp của IMO. Trường hợp hàng nguy hiểm nhưng không khai báo hoặc khai báo sai, sẽ bị chính quyền kênh từ chối không cho đi qua. Nếu phát hiện, Chính quyền kênh sẽ không cho tàu đi qua trong vòng 2 năm và phải chịu một khoảng tiền phạt là 43 000 USD.
- Liên lạc với chính quyền cảng khi đến:
Tất cả các loại tàu phải liên lạc với cảng qua VHF. Cả hai cảng Port said và Suez đều trênh kênh 16. Việc liên lạc này được thực hiện khi cách phao đầu luồng của cảng Port Said 15 hải lý hoặc còn cách phao phân chia vùng số 1 ở ngoài cảng Suez 5 hải lý. Nếu không thể liên lạc được, phải sử dụng các thiết bị liên lạc khác. Bất kỳ tàu thuyền nào không liên lạc với cảng trong khi đến sẽ bị trễ trong việc bám theo đoàn đi. Khi liên lạc cần phải đưa các thông tin sau đây:
+ tên tàu và hiệu gọi, quốc tịch, cảng đăng ký, các kích thức chính của tàu như chiều dài