Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển, ngành thủy sản đang phải đương đầu với khó khăn như: Sản lượng khai thác hải sản đã đến ngưỡng cho phép, nguồn lợi thủy sản v
Trang 1VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
VÕ THỊ HỒNG MỸ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
CHI CỤC THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Ngành: Quản lý thủy sản)
Khánh Hòa – 2017
Trang 2VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
VÕ THỊ HỒNG MỸ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
CHI CỤC THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Ngành: Quản lý thủy sản)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ VŨ NHƯ TÂN
Khánh Hòa – 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Võ Thị Hồng Mỹ, sinh viên lớp 55 quản lý thủy sản, khóa học 2013
-2017 xin cam đồ án tốt nghiệp này do tôi tự làm và đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu trong đồ án tốt nghiệp được thể hiện trung thực, có nguồn trích dẫn
cụ thể, rõ ràng Các số liệu về tàu thuyền, diện tích, sản lượng nuôi trồng, thực trạng công tác quản lý tại Chi cục Thủy sản Bình Định được thu thập từ việc phỏng vấn chuyên sâu, khảo sát thực tế của cá nhân tôi Các văn bản sử dụng trong đồ án được tôi trực tiếp tìm tòi, thu thập từ Chi cục Thủy sản Bình Định và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong đồ án này
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 06 năm 2017
Người cam đoan
Võ Thị Hồng Mỹ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đồ án, tôi được các thầy cô và cơ quan chức năng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Tôi muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang; Ban lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản và các phòng ban chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án
Chi cục Thủy sản Bình Định trong việc tiếp cận, tìm hiểu các văn bản pháp quy
Xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Võ Thị Hồng Mỹ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan nghề cá tỉnh Bình Định 4
1.1.1 Những đóng góp của ngành thủy sản ……… 4
1.1.2 Khai thác nguồn lợi thủy sản ……… 5
1.1.2.1 Hiện trạng về tàu thuyền khai thác thủy sản 5
1.1.2.2 Sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản Error! Bookmark not defined.0 1.1.3 Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định ……… 133
1.1.3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ………
133 1.1.3.2 Lao động nuôi trồng thủy sản 155
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 155
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 200
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 32
2.2 Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ………32
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ……….33
2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 33
2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 33
2.3 Phương pháp xử lý, phân tích, đánh giá số liệu 34
2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu ……… 34
2.3.2 Phương pháp phân tích, đánh giá ……… 34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
Trang 63.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức tại Chi cục Thủy sản Bình Định 35
3.1.1 Những đặc điểm cơ bản Chi cục Thủy sản Bình Định ……… 35
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thủy sản Bình Định ……… 36
3.1.2.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 36
3.1.2.2 Tổ chức bộ máy và biên chế 39
3.1.3 Bộ máy quản lý nghề cá ……….41
3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực tại Chi cục Thủy sản Bình Định 42
3.2.1 Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực ……….42
3.2.1.1 Số lượng và nhiệm vụ của ban lãnh đạo 42
3.2.1.2 Số lượng và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 42
3.2.2 Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ……….55
3.3 Thực trạng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định 60
3.3.1 Thực trạng về công tác quản lý khai thác thủy sản ………60
3.3.1.1 Tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp 61
3.3.1.2 Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai 62
3.3.1.3 Quản lý hoạt động tàu cá trên địa bàn tỉnh 63
3.3.1.4 Cấp giấy phép khai thác 65
3.3.1.5 Kiểm tra việc thực hiện quy chế vùng khai thác thủy sản 66
3.3.2 Thực trạng về công tác quản lý bảo tồn và phát triển thủy sản ……… 70
3.3.2.1 Thực hiện công tác tuyên truyền 70
3.3.2.2 Bảo tồn và đa dạng thủy sinh vật 73
3.3.3 Quản lý về hướng dẫn sản xuất nuôi trồng thủy sản……… 74
3.3.3.1 Hướng dẫn mùa vụ 74
3.3.3.2 Hướng dẫn, kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm nuôi trồng theo quy định 74
3.3.3.3 Triển khai áp dụng VietGAP và các quy phạm nuôi tốt vào nuôi trồng thủy sản .75
3.3.3.4 Thẩm định các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản 75
3.3.3.5 Hướng dẫn, kiểm tra sản xuất giống theo quy định 75
3.3.4 Thực trạng công tác quản lý về giống thủy sản ……….76
Trang 73.3.5 Thực trạng công tác quản lý về thức ăn, nguyên liệu, chất bổ sung thức ăn thủy sản; quản lý môi trường nuôi, các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi
trồng thủy sản………78
3.3.6 Thực trạng công tác quản lý về một số mặt khác ……… 80
3.4 Phản hồi của người dân dưới sự quản lý Nhà nước của Chi cục Thủy sản Bình Định……… 83
3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định……… 90
3.5.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức ……… 90
3.5.1.1 Căn cứ đề xuất 90
3.5.1.2 Nội dung giải pháp 91
3.5.2 Giải pháp về nguồn nhân lực ……….92
3.5.2.1 Căn cứ đề xuất 92
3.5.2.2 Nội dung giải pháp 92
3.5.3 Giải pháp về việc thực thi pháp luật ……….92
3.5.3.1 Căn cứ đề xuất 92
3.5.3.2 Nội dung giải pháp 93
3.5.4 Giải pháp về cơ sở vật chất ……… 94
3.5.4.1 Căn cứ đề xuất 94
3.5.4.2 Nội dung giải pháp 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3 CV (Cheval Vapeur) đơn vị tính công suất
5 CRSD (Coastal Resources For Sustainable Development Project)
dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững
8 EEZ (Exclusive Economic Zone) vùng đặc quyền kinh tế
10 FSPS Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản
11 GRDP (Gross Regional Domestic Product ) tổng sản phẩm tính
trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố nào đó
12 IMA (International Marinelife Alliance) liên minh sinh vật biển
quốc tế
13 IUCN (International Union for Conservation of Nature) Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
14 NĐ –CP Nghị định –Chính phủ
16 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
24 VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Hiện trạng GRDP thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh 2005-2013 4
Bảng 1.2 Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất máy 5
Bảng 1.3 Số lượng, cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác 7
Bảng 1.4 Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo địa phương năm 2013 8
Bảng 1.5 Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Bình Định qua các năm 10
Bảng 1.6 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương 11
Bảng 1.7 Lao động khai thác thủy sản 12
Bảng 1.8 Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định 13
Bảng 1.9 Lao động nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định 15
Bảng 3.1 Thực trạng trình độ học vấn của cán bộ, công chức tại Chi cục 56
Bảng 3.2 Thực trạng chuyên ngành tốt nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý tại 57
Bảng 3.3 Thực trạng số năm kinh nghiệm làm việc của đội ngũ cán bộ tại Chi cục Thủy sản Bình Định 59
Bảng 3.4 Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức tại Chi cục Thủy sản Bình Định 60
Bảng 3.5 Kết quả đạt được về tổ chức sản xuất cho ngư dân trong tỉnh năm 2016 61
Bảng 3.6 Kết quả chuyển đổi các nghề cấm trong tỉnh năm 2016 61
Bảng 3.7 Kết quả hướng dẫn phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho ngư dân năm 2016 62 Bảng 3.8 Số lượng tàu cá của tỉnh Bình Định từ năm 2011 - 2016 64
Bảng 3.9 Sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2011 – 2016 64
Bảng 3.10 Thực trạng tàu cá chấp hành quy định về giấy phép khai thác thủy sản 65
Bảng 3.11 Thực trạng công tác tuần tra của Chi cục Thủy sản Bình Định trên địa bàn quản lý từ năm 2011 - 2016 67
Bảng 3.12 Thực trạng vi phạm của ngư dân về khai thác thủy sản trong năm 2016 68
Bảng 3.13 Thực trạng về công tác tuyên truyền BVNLTS năm 2016 71
Bảng 3.14 Kết quả đạt được nhờ công tác tuyên truyền 72
Bảng 3.15 Kết quả đạt được khi thực hiện công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi 73
Bảng 3.16 Kết quả đạt được trong việc hướng dẫn sản xuất NTTS năm 2016 76
Bảng 3.17 Kết quả đạt được trong sản xuất và cung ứng giống thủy sản 77
Bảng 3.18 Kết quả quan trắc môi trường tại các vùng nước vào năm 2016 79
Bảng 3.19 Kết quả xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản từ năm 2011 – 2016 82
Trang 10Bảng 3.20 Kết quả tịch thu tang vật vi phạm pháp luật trong trong thủy sản từ năm
2011 – 2016 83Bảng 3.21 Mức độ hài lòng của ngư dân về công tác quản lý của Chi cục Thủy sản Bình Định 84Bảng 3.22 Phản hồi của ngư dân dưới sự quản lý của Chi cục Thủy sản Bình Định 86Bảng 3.23 Ý kiến của ngư dân trong việc tiếp cận, phản biện và xây dựng chính sách 88
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 32
Hình 3.1 Trụ sở của Chi cục Thủy sản Bình Định 35
Hình 3.2 Bản đồ của Chi cục Thủy sản Bình Định 36
Hình 3.3 Cơ cấu bộ máy quản lý nghề cá của tỉnh Bình Định 41
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thủy sản Bình Định 42
Hình 3.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá 43
Hình 3.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản 44
Hình 3.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng nuôi trồng thủy sản 46
Hình 3.8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng thanh tra, pháp chế 47
Hình 3.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng hành chính, tổng hợp 49
Hình 3.10 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Hoài Nhơn 51
Hình 3.11 Trạm thủy sản huyện Hoài Nhơn 51
Hình 3.12 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Phù Mỹ 51
Hình 3.13 Trạm thủy sản huyện Phù Mỹ 52
Hình 3.14 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Phù Cát 52
Hình 3.15 Trạm thủy sản huyện Phù Cát ( khuôn viên của cảng cá Đề Gi) 52
Hình 3.16 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Tuy Phước 53
Hình 3.17 Trạm Thủy sản huyện Tuy Phước 53
Hình 3.18 Thực trạng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ 56
Hình 3.19 Thực trạng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ 58
Hình 3.20 Số năm kinh nghiệm làm việc của đội ngũ cán bộ 59
Hình 3.21 Thực trạng cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ 60
Hình 3.22 Bảng tin tuyên truyền đảm bảo an toàn cho tàu cá 63
Hình 3.23 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tàu có giấy phép khai thác thủy sản 66
Hình 3.24 Bảng tin tuyên truyền nghiêm cấm các hành vi khai thác bất hợp pháp 68
Hình 3.25 Hình thức tuyên truyền bằng áp phích dán tường 70
Hình 3.26 Mức độ hài lòng của ngư dân về công tác quản lý của Chi cục Thủy sản Bình Định 85
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.050,58 km2 và dân số trung bình khoảng 1,5 triệu người Với bờ biển dài 134 km và hàng chục ngàn ha mặt nước đầm phá, hồ chứa nước là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản ở địa phương Toàn tỉnh có 05/11 huyện thị, thành phố gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát,
Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn có hoạt động kinh tế biển [15]
Ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013 tăng bình quân 8,6%/năm; trong nền kinh tế của tỉnh GRDP của thủy sản chiếm 9,1%; đối với ngành nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản chiếm 33,5% Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 187.858 tấn (tăng 1,7 lần so với năm 2005, bình quân tăng 6,9%/năm); sản lượng nuôi trồng đạt 8.793 tấn (tăng 2,8 lần so với năm 2005); sản lượng khai thác thủy sản đạt 179.065 tấn (tăng gấp 1,67 lần so với năm 2005, bình quân tăng 6,62%/năm) Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 56,4 triệu USD (tăng gấp 3,9 lần so với năm 2005, tăng bình quân 18,5%/năm) Đến nay, thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Đồng thời, với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đóng góp quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo; đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển, đảo của Tổ quốc … [15]
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển, ngành thủy sản đang phải đương đầu với khó khăn như: Sản lượng khai thác hải sản đã đến ngưỡng cho phép, nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi đó các hoạt động khai thác mang tính tận thu, sử dụng phương tiện cấm để khai thác nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn; diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ đã khai thác đến mức giới hạn, môi trường các vùng nuôi tôm, ngày càng có xu hướng diễn biến theo chiều hướng bất lợi, nhất là môi trường vùng nuôi tôm nước lợ sau một thời gian khai thác có dấu hiệu quá sức tải của môi trường, nguồn nước vùng nuôi bị suy thoái, ô nhiễm Tình hình dịch bệnh thời gian qua diễn biến phức tạp Tổ chức quản lý còn nhiều khó khăn, lúng túng [15] Những bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
Trang 13trong đó có hệ thống quản lý của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh như hoạt động chưa đồng bộ, phối hợp với các ngành chưa chặt chẽ chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo Nguồn nhân lực quản lý thủy sản còn hạn chế về số lượng và chất lượng chủ yếu
là kiêm nhiệm và không được đào tạo chuyên ngành thủy sản; hầu hết ngư dân trình độ còn hạn chế nên việc tìm hiểu, tiếp thu, thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản cũng khá hạn chế và khó tiếp thu Năng lực tổ chức thực thi pháp luật ở cấp xã chưa mạnh… nên việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thủy sản hạn chế [16] Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tìm hiểu được thực trạng công tác quản
lý Nhà nước tại các cơ quan cấp tỉnh, để đưa ra những giải pháp và khuyến nghị kịp thời Do đó em chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục thủy sản Bình Định” Vì Chi cục Thủy sản là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý
về các lĩnh vực thủy sản như nuôi trồng thủy sản, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trong tỉnh
2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định Từ đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại các điểm trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau: Chi cục Thủy sản Bình Định tại số 110, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn; 04 trạm thủy sản tại 04 huyện (Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn)
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 144.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn là: Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy sản cho ta thấy được những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý này, trên cơ sở
đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy sản
Trang 15CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan nghề cá tỉnh Bình Định
1.1.1 Những đóng góp của ngành thủy sản
Thời kỳ 2005 - 2013 đóng góp của thủy sản vào GRDP toàn tỉnh từ 9,1% - 9,8% (giá hiện hành) và chiếm từ 7,5% - 9,0% (giá so sánh) Trong giai đoạn 2006 - 2010, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng bình quân 36,0%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng bình quân 24,2%/năm, năm 2005 chiếm 6,4% và năm 2010 chiếm 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh [15]
Bên cạnh kết quả trên ngành thủy sản đã giải quyết công ăn việc làm khoảng 63.000 lao động/năm [15] Tăng trưởng ngành thủy sản đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ở các địa phương có nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản
Trong quá trình phát triển, ngành thủy sản đã đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gắn với thị trường Ngoài đóng góp về kinh tế, phát triển thủy sản còn có ý nghĩa sâu sắc về an ninh quốc phòng
Bảng 1.1 Hiện trạng GRDP thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh 2005-2013
Trang 161.1.2 Khai thác nguồn lợi thủy sản
1.1.2.1 Hiện trạng về tàu thuyền khai thác thủy sản
a) Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất
Bảng 1.2 Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất máy
Phân theo năm Tốc độ tăng bình quân (%/năm)
2005 2010 2013 2006- 2010 2011- 2013 2006- 2013 Tổng số
(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ 2005-2013)
Trang 17Tổng số tàu gắn máy thời kỳ 2005-2013 tăng bình quân 1,8%/năm Đến năm
2013 toàn tỉnh có 7.243 tàu gắn máy với tổng công suất 992.815 CV (số tàu gắn máy tăng 987 chiếc, tăng 15,8% và công suất tăng 745.495 CV, tăng gấp 3 lần so với năm 2005); năm 2013 công suất bình quân 137 CV/chiếc
Nhóm tàu có công suất từ (150 ÷ 400) CV tăng mạnh nhất, từ tỷ lệ 124 chiếc năm 2005 lên 1.692 chiếc năm 2013 Đặc biệt từ năm 2009 đến nay đã có đội tàu có công suất lớn trên 400 CV Sự tăng mạnh nhóm tàu có công suất lớn thể hiện rõ xu hướng phát triển nghề cá xa bờ của ngư dân Bình Định
Giai đoạn 2006 - 2010 nhóm tàu có công suất từ 150-400 CV tăng mạnh nhất, bình quân hàng năm tăng 64,9%/năm, do một số tàu nhóm công suất từ 90-<150 CV cải hoán lên công suất lớn hơn để khai thác ở vùng biển xa bờ Đặc biệt trong giai đoạn này, khối tàu có công suất <20 CV cũng tăng lên là do tác động của Quyết định
289 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân, đã thúc đẩy một số lượng lớn chủ tàu cá cỡ nhỏ đi làm thủ tục đăng ký hoạt động nghề cá, dẫn đến
số tàu cá nhỏ tăng đáng kể
Từ năm 2011-2013 số lượng tàu thuyền có công suất dưới 90 CV giảm mạnh, nguyên nhân do tàu bị hư hỏng, đến tuổi đào thải, khai thác ven bờ không còn hiệu quả, bên cạnh không còn sự hỗ trợ Nhà nước nên nhiều tàu hư hỏng, giải bản nhưng ngư dân không đầu tư sửa chữa, đóng mới… Các nhóm tàu dưới 150 CV giảm, do phần lớn các nhóm tàu này đã cải hoán, lắp đặt thêm máy để đạt đến nhóm tàu có công suất trên 150 CV Việc đóng mới tàu cá của ngư dân từ năm 2011 đến nay, chủ yếu tập trung vào nhóm tàu có công suất lớn từ 400 CV trở lên Sự chuyển dịch mạnh của các nhóm công suất, là do nguồn lợi ven bờ ngày một cạn kiện, hiệu quả khai thác thấp, bên cạnh đó chính sách của Quyết định 48 của Chính phủ chỉ hỗ trợ những tàu có công suất trên 90 CV, để khai thác xa bờ, đã thúc đẩy ngư dân phát triển đóng mới, cải hoán, lắp đặt máy nhóm tàu có công suất trên 400 CV và các yêu cầu về kỹ thuật ngày càng tăng của nhóm tàu khai thác xa bờ
Trang 18b) Tàu thuyền phân theo nghề khai thác
Bảng 1.3 Số lượng, cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác
Tỷ lệ (%)
Số lượng (chiếc)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (chiếc)
Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ năm 2005-2013)
Giai đoạn 2006 - 2010 số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh tăng bình quân 3,0%/năm Hai nghề lưới rê và nghề cố định xu hướng giảm, các nghề còn lại đều có sự gia tăng về số lượng Trong cơ cấu nghề: nghề câu mực, lưới vây, nghề mành chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 48,3% tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của
tỉnh
Từ năm 2011 - 2013 ngoài nghề câu cá ngừ tăng nhanh số lượng, tăng bình quân 28,3%/năm, các nghề còn lại đều giảm, trong đó nghề câu mực giảm mạnh nhất 15,8%/năm Nguyên nhân, một số tàu thuyền đã chuyển nghề sang khai thác cá ngừ đại
Trang 19dương, vây khơi; một số đã bán đi và nghỉ hoạt động khai thác thủy sản Trong giai đoạn này, sự tăng nhanh của nghề câu cá ngừ đại dương do xuất hiện của nghề câu tay
cá ngừ kết hợp với ánh sáng đạt sản lượng cao gấp 2 đến 3 lần so với tàu câu vàng, các tàu câu mực không hiệu quả đã chuyển sang nghề câu tay, đồng thời do tác động của Quyết định 48 của Chính phủ, các tàu câu mực ở phía Nam đã chuyển nghề, chuyển ngư trường về phía Trường Sa và Hoàng Sa
Giai đoạn 2001- 2010 nghề vây và nghề câu của cả nước giảm, nhưng ở tỉnh Bình Định lại tăng, đặc biệt từ năm 2011 đến nay cơ cấu của 2 nghề này tăng mạnh Điều này cho thấy ngư dân Bình Định có lợi thế về mặt ngư trường xa bờ và có kinh nghiệm trong khai thác đánh bắt thuỷ sản
Bảng 1.4 Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo địa phương năm 2013
Phân theo đơn vị hành chính Tổng Nhơn Hoài Phù Mỹ Phù Cát Phước Tuy Nhơn Quy Tổng số tàu
Trang 20TT Danh mục ĐVT
Phân theo đơn vị hành chính
Tổng Nhơn Hoài Phù Mỹ Phù Cát Phước Tuy Nhơn Quy
(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định năm 2013)
Tàu nghề cá của tỉnh tập trung tại 5 huyện, thành phố ven biển là Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn Trong đó Hoài Nhơn là huyện có số tàu cá lớn nhất cả về số lượng tàu và công suất máy: Có 2.384 chiếc, chiếm tỉ lệ 32,9% tổng số tàu cá toàn tỉnh và chiếm 59,0% tổng công suất máy Hoài Nhơn cũng là huyện có số lượng lớn tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ (1.637 tàu có công suất từ 90
CV trở lên, chiếm 59,5% tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên toàn tỉnh)
Về mức độ trang bị động lực, thiết bị khai thác:
Trên 50% số tàu cá có trang bị thiết bị khai thác truyền động bằng cơ khí và thủy lực đơn giản Các thiết bị cơ khí được chế tạo tại các xưởng cơ khí địa phương tuy giá thành thấp nhưng độ chính xác chưa cao Trên 97% số tàu có động cơ là máy thủy cũ Trên 70% số tàu cá có các trang thiết bị hàng hải trên tàu như máy bộ đàm, định vị, đối với tàu cá hoạt động xa bờ 100% tàu có các trang thiết bị hàng hải và thông tin liên lạc, 960 tàu cá có máy dò cá, chủ yếu là tàu lưới vây Mặc dù vậy, nhưng so với yêu cầu kỹ thuật khai thác hiện nay thì việc trang bị, cơ giới hóa trên các tàu cá ở tỉnh ta ở mức độ thấp
Trang 21Công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác đánh bắt trên các tàu cá hầu hết vẫn bằng đá lạnh xay trong hầm cách nhiệt bằng vật liệu Sterofor hoặc cao su xốp được bọc phủ ngoài bằng gỗ mỏng hoặc vải nylon kín nước Chưa có tàu cá nào được trang
bị hệ thống lạnh Đa số các tàu chưa thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy trình giết mổ, sơ chế cá trước khi đưa vào hầm bảo quản
1.1.2.2 Sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản
a) Sản lượng khai thác thủy sản
Bảng 1.5 Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Bình Định qua các năm
Trang 22Sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 cả tỉnh đạt 179.065 tấn, tăng 71.869 tấn
so với năm 2005, với tốc độ sản lượng khai thác tăng bình quân 6,6%/năm, trong đó: Khai thác xa bờ tăng 6,7%/năm, khai thác gần bờ tăng 6,3%/năm và khai thác nội địa tăng 7,7%/năm Trong tổng sản lượng khai thác, khai thác biển chiếm 97,7% còn lại là khai thác nội địa Phân theo vùng khai thác thì khai thác xa bờ chiếm 78,8%, khai thác gần bờ chiếm 18,9% và khai thác nội địa 2,3% tổng sản lượng khai thác [15]
Bảng 1.6 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương
Sản lượng khai thác thủy sản qua các năm (tấn) Tốc độ tăng bình quân (%/năm)
2005 2010 2013 2006- 2010 2011- 2013 2006- 2013 Tổng sản
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2005-2013)
Huyện Tuy Phước có sản lượng thấp nhất, nguyên nhân tàu thuyền khai thác thủy sản của huyện Tuy Phước có công suất nhỏ và chủ yếu là hoạt động khai thác ở vùng ven bờ
Huyện Hoài Nhơn có số lượng tàu thuyền nhiều nhất tỉnh (2.473 chiếc), công suất bình quân/tàu lớn (246 CV/tàu) nhưng sản lượng thấp hơn huyện Phù Mỹ và thành phố Quy Nhơn, nguyên nhân: Tàu cá của huyện chủ yếu là khai thác cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao, còn ngư dân ở Phù Mỹ và Quy Nhơn nghề khai thác chủ lực là nghề vây, sản lượng khai thác tương đối cao, đối tượng khai thác chính là cá nục, có giá trị kinh tế thấp Năm 2013 giá cá ngừ đại dương khoảng 80.000 đồng/kg còn cá nục giá chỉ khoảng 20.000 đồng/kg Vì vậy mặc dù sản lượng khai thác có thấp hơn Phù Mỹ và Quy Nhơn, nhưng giá trị kinh tế mang lại/1 đơn vị hải sản lại cao hơn nhiều (từ 3 đến 4 lần) [15]
Năm 2012 tổng sản lượng khai thác thủy sản của cả nước đạt 2.767.000 tấn, trong đó sản lượng cá ngừ đại dương đạt 19.000 tấn So với cả nước, sản lượng năm 2012 của tỉnh chiếm 6,03% và là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước về sản lượng khai thác sau Kiên Giang
Trang 23(437.000 tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (281.000 tấn), Bình Thuận (186.000 tấn) Ngoài ra, Bình Định là tỉnh đứng đầu trong việc khai thác cá ngừ đại dương với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của cả nước [15]
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp cho nghề khai thác cá ngừ đại dương, nhất là giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác đánh bắt để xứng đáng là mặt hàng xuất khẩu hải sản chủ lực của tỉnh Bình Định
b) Lao động khai thác thủy sản
Bảng 1.7 Lao động khai thác thủy sản
Hiện trạng lao động qua
(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ năm 2005-2013)
Tương ứng với sự gia tăng số lượng tàu cá hàng năm, lao động trực tiếp khai thác thủy sản cũng tăng theo, từ 40.665 người (năm 2005) lên 49.500 người (năm 2013), hàng năm tăng khoảng trên 1000 lao động [15]
Trình độ lao động phần lớn chưa được đào tạo Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng chủ yếu đào tạo thông qua các lớp ngắn hạn (bồi dưỡng) nên thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác hiện đại, thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế Đến hết năm 2013 toàn tỉnh có khoảng 3600 thuyền trưởng, 2350 máy trưởng và 1850 thuyền viên được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ hành nghề Do trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật và khả năng
Trang 24tiếp nhận công nghệ mới… bị hạn chế Xuất phát từ trình độ học vấn thấp và phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng nên việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng suất khai thác đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn [15]
1.1.3 Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định
1.1.3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Bảng 1.8 Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định
TT Phân theo đơn vị hành chính
Đơn
vị tính
Phân theo năm Tốc độ tăng bình quân (%/năm)
2005 2010 2013 2006- 2010 2011- 2013 2006- 2013 Toàn
Trang 25TT Phân theo đơn vị hành chính Đơn vị
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2005-2013)
Về diện tích: Từ năm 2005 - 2010 tăng trưởng bình quân 1,3%/năm Nhưng từ năm 2011 đến 2013 diện tích giảm bình quân 3,8%/năm, chủ yếu là do diện tích nuôi tôm tại thành phố Quy Nhơn được quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo quỹ đất cho phát triển đô thị Đặc biệt năm 2013 bị hạn hán, nhiều hồ thủy lợi bị cạn khô nên diện tích nuôi trồng chỉ bằng 90,7% năm 2011 và 91,9% năm 2012 [15]
Về sản lượng: Từ năm 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng sản lượng cao, bình quân 22,3%/năm Nguyên nhân, do đưa vào sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng, thả nuôi với mật độ cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chu kỳ sản xuất rút ngắn, thêm nữa giai đoạn này có sự phát triển nuôi cá rô phi lồng hồ chứa, nuôi các đối tượng nước mặn nên sản lượng tăng mạnh qua từng năm Năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng cao nhất 9.193 tấn Năm 2012 và 2013 sản lượng đều giảm so với năm 2011, nguyên nhân: Năm 2012 bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tôm chết sớm xảy ra vụ 1 trên diện rộng; năm 2013 bị hạn hán, diện tích nuôi bị giảm nên sản lượng giảm theo [15]
Trang 261.1.3.2 Lao động nuôi trồng thủy sản
Bảng 1.9 Lao động nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định
TT Phân theo đơn vị hành chính
Lao động nuôi trồng thủy sản qua các năm Tốc độ tăng BQ (%/năm)
(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ 2005-2013)
Từ năm 2005-2010 tốc độ tăng lao động nuôi trồng thuỷ sản, bình quân 4,74%/năm Từ năm 2011 đến năm 2013 lao động nuôi trồng thủy sản giảm bình quân 1,58 %/năm; nguyên nhân, diện tích nuôi trồng giảm, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (sang đất phi nông nghiệp) [15]
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các biện pháp quản lý nghề cá của một số nước trên thế giới:
Bỉ
Bỉ là thành viên của Liên minh Châu Âu, và chính sách đánh bắt cá của nước này
do Liên minh Châu Âu điều chỉnh áp đặt các biện pháp kỹ thuật và hạn ngạch, và có một số nghĩa vụ hành chính Các biện pháp kỹ thuật bao gồm các quy định về kích cỡ tối thiểu, giới hạn về chuyến đi duy nhất, và các hạn chế của ngư cụ Liên minh Châu
Trang 27Âu phân TAC nguồn lợi thủy sản cho nước Bỉ Bắt buộc cấp phép cho tàu cá, và sử dụng TAC để hạn chế việc mở rộng đội tàu Chính phủ Bỉ từ năm 1986 đã hạn chế số ngày trên biển đối với các tàu để giảm bớt nỗ lực, và các giới hạn khai thác theo mùa được áp dụng để mở rộng hoạt động đánh bắt trong suốt cả năm Các hạn ngạch cá nhân cũng đã được sử dụng từ năm 1992 [20]
Ca-na-đa
Bộ Thủy sản và Đại dương sử dụng nhiều kỹ thuật quản lý để giải quyết sự bất
ổn và giảm thiểu các vấn đề tài sản chung trong nghề cá thương mại Việc lựa chọn các phương pháp quản lý phụ thuộc vào đặc điểm loài, đội tàu cụ thể và vị trí đánh bắt Các phương pháp này bao gồm điều chỉnh loại và kích cỡ của dụng cụ, chiều dài tàu, thời gian đánh cá và các khu vực Các công cụ khác để điều chỉnh sự tiếp cận và nỗ lực bao gồm hạn chế khai thác, hạn chế số lượng giấy phép có sẵn cho cá, và quyền sở hữu hạn ngạch cá nhân trong một số nghề cá [20]
Phần Lan
Ngày nay, các vùng nước của Phần Lan có thể được chia thành ba nhóm trên cơ
sở quyền sở hữu: Các khu vực thuộc sở hữu của các cá nhân, các nhóm sở hữu của các chủ sở hữu bất động sản tư nhân và các khu vực nước công cộng do nhà nước sở hữu
Để quản lý các nguồn lợi nước Phần Lan cũng đưa ra các khuyến nghị cho các bên tham gia về các biện pháp quản lý khác nhau Đây là các quy định về các loại ngư cụ, quy định về kích thước nhỏ nhất, mùa đóng kín và khu vực khép kín, và tổng lượng
Trang 28đánh bắt được cho phép (TAC) Kể từ khi bắt đầu TAC đã được sử dụng như một công
cụ chính để quản lý các nguồn cá của biển Baltic [20]
Pháp
Các ngành thủy sản hàng hải của Pháp được quản lý theo khuôn khổ chính sách thuỷ sản chung của EU Bộ Nông nghiệp và Thủy sản có trách nhiệm quản lý ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản biển Trong Bộ này, Tổng cục Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản biển có trách nhiệm xác định các hướng dẫn chính sách về nghề cá và nuôi trồng thủy sản biển và thực hiện các quy định liên quan đến các hoạt động và sự can thiệp của công chúng trong ngành Đạo luật chia ra các hạn ngạch đánh bắt được trao hàng năm cho nước Pháp trong khuôn khổ giữa các tổ chức sản xuất địa phương và khu vực Sự tham gia của ngành trong quản lý tài nguyên được đảm bảo đặc biệt bởi
Ủy ban Quốc gia Thủy sản, một tổ chức liên ngành đại diện cho tất cả các bên liên quan trong ngành Ủy ban Quốc gia phải được tham vấn về bất kỳ biện pháp quốc gia hoặc cộng đồng nào về bảo tồn và quản lý thủy sản, các điều kiện áp dụng đối với đánh cá chuyên nghiệp và các quan hệ ngoại giao Các hội đồng nghề cá biển khu vực
và địa phương cung cấp cho ngành công nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và đóng vai trò tích cực trong việc đưa ra các biện pháp thực hiện ở cấp quốc gia đối với các ủy ban khu vực và hành động xã hội [20]
Sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức này, các biện pháp cụ thể hạn chế việc tiếp cận với nghề cá được thực hiện nhằm đạt được sự quản lý hợp lý về tài nguyên:
Áp dụng hạn ngạch khai thác, cấp giấy phép của chính quyền hoặc của hiệp hội thương mại thủy sản biển [20]
Liên quan đến các lãnh thổ Pháp ở nước ngoài, bị loại khỏi Hiệp ước Rô-ma thành lập Cộng đồng Châu Âu, việc quản lý tài nguyên trong vùng EEZ nói chung là
do các Cơ quan Quản lý Vùng Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của họ, một số khía cạnh quản lý có thể bị loại trừ khỏi sự phân công của họ [20]
Trang 29được tư vấn về việc phân bổ hạn ngạch và tính đến cấu trúc đội tàu Hạn ngạch được phân bổ bởi các loài cá và diện tích cho các đội tàu biển đánh bắt xa bờ Ngoài ra, các biện pháp bảo tồn kỹ thuật được áp dụng và thực thi bởi Văn phòng Liên bang và các
cơ quan thanh tra thủy sản của Laender [20]
Nhật Bản
Nghề cá Nhật Bản nhắm tới nhiều loài trên bờ, ngoài khơi và trong vùng nước xa xôi Ở Nhật Bản, số lượng người tham gia vào một số ngành nghề cá chủ yếu được kiểm soát thông qua các khoản cấp phép và giấy phép trên cơ sở các yếu tố sinh học, kinh tế và xã hội Các loại quyền bao gồm: Quyền khai thác thủy sản thông thường, quyền khai thác cá tạp, quyền khai thác thủy sản được đánh dấu trong khai thác ven biển, nghề cá được cấp phép bởi các cơ sở thủy sản, và các nghề cá được cấp phép của các nghề cá khác nằm giữa hai bên trên [21]
Các nghề cá dựa trên quyền việc sử dụng các ngư trường truyền thống đã được thực hiện ở các vùng ven biển từ thời cổ đại Điều này không tạo ra quyền độc quyền trên biển, nhưng có quyền tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá dựa trên các điều kiện hạn chế liên quan đến mùa, các loài và các phương pháp khai thác Để có được quyền đánh bắt, người nộp đơn sẽ phát triển kế hoạch sử dụng các vùng đánh cá (các quy định về sử dụng quyền khai thác thủy sản) và Uỷ ban điều chỉnh thủy sản quyết định tính đủ điều kiện của người nộp đơn thông qua các buổi điều tra công khai Thống đốc bang sau đó ủy quyền cho người nộp đơn thành công 20]
Nghề cá được cấp phép bởi các thống đốc quận được tiến hành chủ yếu ở phía ngoài khơi khu vực để đánh bắt thủy sản phải Hệ thống này nhằm bảo vệ và tuyên truyền các nguồn lợi thủy sản, quy định và phối hợp các nghề cá, và thiết lập một lệnh đánh bắt cá [20]
Mê-xi-cô
Việc khai thác, sử dụng và bảo tồn các tài nguyên biển đang sống dựa trên các tiêu chí về sản lượng bền vững tối đa, việc áp dụng đóng cửa theo mùa và địa lý, theo khu vực khai thác, các quy định về sử dụng ngư cụ và giới hạn kích cỡ tối thiểu [20]
Trang 30Hà Lan
Ngành đánh bắt hải sản hoạt động trong khuôn khổ Chính sách thuỷ sản chung của Liên minh Châu Âu Đánh bắt cá gần bờ là mối quan tâm của quốc gia và phải tính đến các chính sách quốc gia về quản lý thiên nhiên, quản lý nước và thiên nhiên Bộ Nông nghiệp, quản lý thiên nhiên và thuỷ sản chịu trách nhiệm về chính sách quốc gia
về thủy sản được đưa vào tài liệu chính sách về thủy sản biển và thuỷ sản ven biển Mục tiêu chung của chính sách thủy sản của Hà Lan là thúc đẩy các nỗ lực đánh bắt có trách nhiệm và khai thác một cách cân bằng trữ lượng cá Một loạt các biện pháp quản
lý được sử dụng để đạt được mục tiêu này bao gồm cấp giấy phép, ngừng hoạt động để giảm đội tàu, hạn chế nỗ lực và giới hạn truy cập Chính phủ Hà Lan chia hạn ngạch quốc gia thành quyền khai thác cá nhân Có một hệ thống hạn ngạch chuyển nhượng
cá nhân cho cá ngừ và cá mập, cho phép cá nhân có quyền chiếm một số lượng nhất định cá ngừ và cá mập Các hạn ngạch cá nhân này có thể được mua bán hoặc cho thuê hoặc được dành riêng tối đa là hai năm [20]
Na Uy
Các loài cá quan trọng trong khai thác của ngư dân Na-uy là cá tuyết, cá trích, cá hồi và cá chình Hơn nữa, nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là cá hồi) đã phát triển để trở thành một ngành công nghiệp quan trọng Số lượng tàu thuyền nói chung là nhỏ, ngoại trừ hạm đội biển Vì hầu hết các loài cá được chia sẻ với các nước khác, việc xác định tổng TAC dựa trên sự hợp tác quốc tế Hạn ngạch quốc gia được phân bố giữa các loại ngư cụ khác nhau và trong một số trường hợp giữa các tàu riêng lẻ Quản lý nghề cá của Na-Uy được phân chia giữa Bộ Thủy sản ở Oslo, và Cục Thủy sản ở Bergen Luật Thuỷ sản cung cấp cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra và kiểm soát nghề cá, bao gồm việc kiểm soát kích thước mắt lưới, về thành phần của các loài đánh bắt theo loài, kích cỡ [20]
Tây Ban Nha
Theo các điều khoản của hiến pháp Tây Ban Nha và các quy chế của các cộng đồng tự trị ven biển, quy định và quản lý ngành đánh bắt được chia sẻ giữa chính quyền trung ương và khu vực Chính quyền trung ương chịu trách nhiệm hoạch định, chỉ đạo và điều phối của nghề cá biển, tổ chức cơ cấu và bảo vệ môi trường Các công
cụ quản lý cơ bản bao gồm TAC, giấy phép và các biện pháp kỹ thuật Các hạn chế về
Trang 31kỹ thuật bao gồm quy mô và hạn chế tối thiểu của ngư cụ, khu vực khép kín và giới hạn về thời gian đánh bắt và ngày Chính quyền Tây Ban Nha không phân phối hạn ngạch Tuy nhiên, trong trường hạm đội việc tiếp cận sản phẩm khai thác được phân phối thông qua việc phân bổ nỗ lực Các giấy phép được sử dụng để áp dụng các quy định về đánh bắt có tính đến thiết bị, khu vực đánh bắt và các loài [20]
Nước Thụy Điển
Các TAC phân bổ cho Thụy Điển là, nói chung, không phân bố trong ngư dân về hạn ngạch tàu hoặc hạn ngạch đi khai thác Tuy nhiên, đối với một số nguồn lợi, Liên đoàn ngư dân Thụy Điển áp dụng các quy định này trên cơ sở tự nguyện Hội đồng Nghề cá Quốc gia đã cấm khai thác khi hạn ngạch hoặc TAC hết [20]
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong thời gian nghiên cưu về đề tài “Thực trạng công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy sản” tác giả đã cố gắng tìm tòi các tài liệu nghiên cứu trong nước về đề tài này những vẫn chưa tìm ra được bất cứ công trình nghiên cứu nào về đề tài này Vì vậy, hiện tại đây là một đề tài mang tính mới
Các nghiên cứu về quản lý thủy sản
Trong những năm qua, nghề khai thác thủy sản tại Việt Nam đã và đang phát triển một cách nhanh nhóng, sản lượng khai thác hải sản không ngừng tăng lên Sự gia tăng cường lực khai thác đã tạo áp lực rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là sự suy giảm nguồn lợi cả về số lượng và chất lượng ở vùng nước ven bờ Chính phủ Việt Nam cũng có những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá theo hướng bền vững, các nghiên cứu tập trung vào các nội dung:
a) Xác định khu vực cấm khai thác
Khu vực cấm khai thác được xác định thông qua nghiên cứu phân bố của trứng
cá và cá con trong vùng biển nghiên cứu Vùng cấm khai thác có thể là vùng sinh sản hoặc vùng ương nuôi của các loài hải sản Từ năm (2006 ÷ 2008), Viện Nghiên cứu hải sản đã triển khai nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển Đông – Tây Nam Bộ [19]
Trang 32Phạm vi nghiên cứu giới hạn từ 30 m nước trở vào bờ, bao phủ hầu hết vùng biển Đông và Tây Nam Bộ
Đối với trứng cá – cá con: Bãi sinh sản của các loài cá biển ở vùng biển Đông Nam Bộ được xác định là khu vực cửa sông Cửu Long và vùng ven biển Bạc Liêu, ở vùng biển Tây Nam Bộ là khu vực quần đảo Nam Du Sau khi trứng cá nở thành cá con, dưới tác động của dòng hải lưu, cá con tập trung ở một số khu vực chính, gồm phía bắc cửa sông Cửu Long, khu vực mũi Cà Mau và vùng ven biển Kiên Giang Đây được xác định là vùng nuôi ương cá con [19]
Đối với ấu trùng tôm – tôm con: Bãi sinh sản của các loài tôm ở vùng biển Đông Nam Bộ được xác định là khu vực ven biển Vũng Tàu, thuộc phía bắc cửa sông Cửu Long và khu vực hòn Trứng, ở vùng ven biển Tây Nam Bộ là khu vực quần đảo Nam
Du Bãi ương nuôi đối của các loài tôm ở vùng biển Đông Nam Bộ cũng chủ yếu tập trung ở các khu vực bãi sinh sản và ở vùng biển Tây Nam Bộ là khu vực ven bờ Kiên Giang kéo dài tới quần đảo Nam Du [19]
Để bảo vệ nguồn lợi hải sản nói chung thì các khu vực bãi sinh sản và bãi ương nuôi nói trên cần được bảo vệ bằng hình thức cấm hoặc hạn chế đánh bắt nhằm bảo vệ
cá con, ấu trùng tôm vì mục đích phục hồi, tái tạo nguồn lợi Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về biến động của trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con đã xác định khu vực và thời gian cấm hoặc hạn chế khai thác Trong đó các khu vực cấm hoặc hạn chế khai thác được xác định là các bãi đẻ và bãi ương nuôi của các loài hải sản Thời gian cấm hoặc hạn chế khai thác được đề xuất là tháng 3 và tháng 8 hàng năm [19] b) Sử dụng kích thước mắt lưới khai thác phù hợp
Sử dụng lưới rê khai thác cá nổi lớn đặc biệt là các loài cá thuộc họ cá Thu ngừ là hình thức khai thác phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ Vấn đề đặt ra là
sử dụng kích thước mắt lưới như thế nào cho phù hợp, vừa đảm bảo năng suất khai thác cao, ổn định và hạn chế tới mức thấp nhất tác động của ngư cụ khai thác đến nguồn lợi Xuất phát từ thực tế đó, dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam
và dự án khai thác xa bờ đã phối hợp thực hiện các chuyến điều tra, nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn khai thác bằng nghề lưới rê ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam
Bộ [35] Trong đó thử nghiệm tính chọn lọc khai thác của kích thước mắt lưới rê đối
Trang 33với năng suất và kích thước khai thác của cá ngừ vằn đã được tiến hành với 5 loại kích thước mắt lưới là 2a = 73mm, 85mm, 100mm, 123mm và 150 mm Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều dài lần đầu sinh sản đối với cá Ngừ vằn dao động trong khoản 40
cm Chiều dài đánh bắt tối ưu của cá Ngừ vằn đối với các kích thước mắt lưới 2a = 73,
85, 100, 123 và 150 mm tương ứng khoảng 30, 35, 41, 50 và 61 cm Như vậy, về khía cạnh sinh học thì kích thước mắt lưới phù hợp sử dụng để khai thác cá Ngừ vằn là 2a =
100 mm hoặc các kích thước mắt lưới lớn hơn Năng suất đánh bắt của các loại kích thước mắt lưới khác nhau rõ rệt Loại lưới 2a = 100 mm có năng suất đánh bắt cao nhất, tiếp đến là loại lưới 2a = 123 mm và 2a = 85 mm Loại lưới 2a = 73 mm và 2a =
150 mm cho năng suất đánh bắt rất thấp Từ khía cạnh năng suất khai thác cho thấy, loại lưới 2a = 100 mm cho năng suất đánh bắt cao nhất, kích thước đánh bắt tối ưu cá Ngừ vằn của loại lưới này cao hơn so với kích thước lần đầu sinh sản, như vậy cá đánh bắt bằng loại lưới 2a = 100 mm phần lớn sẽ thuộc nhóm cá đã sinh sản Như vậy, nếu
sử dụng loại lưới 2a =100 mm sẽ hạn chế được sản lượng cá chưa trưởng thành trong sản lượng khai thác, từ đó giảm áp lực khai thác lên quần thể loài cá mà vẫn đảm bảo đạt năng suất khai thác cao nhất [19]
Các chính sách quản lý thủy sản
Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thủy sản thay cho Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 1989; Luật Thủy sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 Về phạm vi, luật này được áp dụng đối với hoạt động của tổ chức, cá nhân là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Hoạt động thủy sản ở nước ta phải tuân theo các nguyên tắc chung là: Phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên và phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản trong phạm vi cả nước và từng địa phương; chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn cho người, công trình và thiết bị trong hoạt động thủy sản; phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển Để thi hành Luật Thủy sản, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản về công tác bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có liên quan đến tại các vùng nước nội địa Tại
Trang 34khoản 3, điều 15 Luật Thủy sản: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản; tổ chức cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
về thủy sản trong vùng khai thác thủy sản” Trên cơ sở Luật thủy sản và các văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, căn cứ thực trạng về môi trường, nguồn lợi thủy sản, điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm nghề cá tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành một số văn bản triển khai trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản [19]
Nhận xét: Hệ thống văn bản pháp quy từ trung ương đến địa phương cho chúng
ta thấy rằng: quản lý nhà nước về thủy sản được chú trọng và tăng cường, Luật Thủy sản và các văn bản pháp luật của Chính phủ và của tỉnh đã xác định rõ chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các
Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thủy sản ở phạm vi cả nước, đối với từng ngành, từng lĩnh vực và ở địa phương Đồng thời công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày càng được cũng cố, chất lượng đáp ứng việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản [19]
Một số mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam
a) Mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa
Mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào thuộc xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa là một mô hình đầu tiên ở Việt Nam xây dựng và thành lập Khu Bảo tồn biển dựa trên cơ sở sự tham gia của cộng đồng, tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương về địa điểm và cách quản lý phù hợp nhất với tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, chú trọng công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi phát huy tốt nhất sức mạnh cộng đồng trong công tác bảo vệ, quản lý và phát triển sinh kế bền vững dưới sự hỗ trợ của tổ chức IMA - Việt Nam và chính quyền địa phương Mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển Rạn Trào sau ba năm thực hiện đã trở thành một
Trang 35trong những khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam do địa phương quản lý góp phần quản lý bền vững nguồn lợi ven bờ Mô hình đã thành công được một số nội dung cơ bản sau: Năng lực quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ của người dân và cán bộ thuỷ sản được nâng cao thông qua các hoạt động đào tạo và quản lý dự án Ý thức gìn giữ môi trường biển và nguồn lợi thuỷ sản tại vùng dự án được nâng cao, nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt Người dân đã có ý thức trong việc vệ sinh môi trường biển và đất liền, không xả chất thải sản xuất và sinh hoạt làm ô nhiếm môi trường Tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt đánh mìn, dùng xianua, phá hoại các rạn san hô cơ bản đã được xoá bỏ Nguồn lợi rạn san hô và cá rạn san hô tại khu vực Rạn Trào được bảo vệ và tái tạo với số chủng loại và trữ lượng loài tăng lên rõ rệt Các nguồn sinh kế thay thế cho người dân được tăng cường, ngưòi dân được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tín dụng, tăng cường sinh kế, các kỹ thuật nuôi trồng hải sản lựa chọn được cải thiện theo hướng tăng năng suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường biển Mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp bền vững được ngưòi dân ủng
hộ và tham gia tích cực Người dân được chính quyền và các tổ chức hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản có kết quả, đời sống được cải thiện, tỷ lệ các hộ nghèo trong vùng dự án giảm nhanh Tuy nhiên, ngoài các kết quả đã đạt được
ở trên cũng nhận thấy những mặt hạn chế của dự án về quy mô của dự án, kế hoạch quản lý nguồn lợi sau khi dự án kết thúc và hướng phát triển sinh kế cho người dân những vấn đề còn tồn tại mà người dân thôn Xuân Tự nói riêng và cộng đồng chính quyền địa phương huyện Vạn Ninh cần phải giải quyết và có các giải pháp khắc phục khi dự án kết thúc như [19]:
- Dự án chỉ tập trung ở Rạn Trào ở thôn Xuân Tự, chưa mở rộng ra các thôn khác
để người dân có thể tham gia và hưởng ứng nhiều hơn nữa, chưa có tính bao quát, phổ cập [19]
- Các hoạt động của dự án chưa gắn được với quy hoạch chung về nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương, xã, huyện Chỉ tập trung vào phục hồi rạn san hô [19]
- Chưa có kế hoạch khai thác nguồn lợi hợp lý, do nguồn lợi thuỷ sản phục hồi nhanh, nhiều cá nên đã kích thích một bộ phận ngư dân lén lút khai thác trộm [19]
Trang 36- Chưa có sự ủng hộ, gắn kết giữa dự án với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, vì vậy rất khó khăn cho việc duy trì lâu dài [19]
- Hiện tại nhóm hạt nhân gồm 9 thành viên thường thay nhau canh gác khu bảo tồn, các thành viên nhóm hạt nhân tham gia bảo vệ khu bảo tồn nhưng không có các chính sách hỗ trợ về tài chính nên gặp rất nhiều khó khăn [19]
- Chưa có kế hoạch cho những bước tiếp theo sau khi dự án kết thúc, đây là một vấn đề cần được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nghiên cứu xem xét và đề xuất được để đảm bảo tính bền vững của mô hình [19]
b) Mô hình phát triển nghề cá dựa vào cộng đồng tại đầm phá Thừa Thiên Huế
Mô hình thí điểm quy hoạch, quản lý nghề cá dựa vào dân tại xã Quảng Thái thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là mô hình mang tính chính thống của nhà nước, nằm trong
Đề án “Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế” được xây dựng trong năm 2003 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Đầu tiên, một tổ chức ngư dân được thành lập: Chi hội nghề cá Quảng Thái gồm 108 thành viên, hiện nay Chi hội phát triển đến 210 thành viên và tách làm đôi để phù hợp với trình độ quản lý của ngư dân Tổ chức sản xuất, hợp tác tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ ngư trường, nguồn lợi, môi trường nuôi trồng thủy sản… là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của Chi hội Nghề cá Mô hình đạt được những thành tựu nhất định trên góc độ quan tâm từ phía cộng đồng ngư dân và Nhà nước [19]:
- Các cộng đồng ngư dân mong muốn được giúp đỡ xây dựng hội nghề nghiệp để tập trung lực lượng giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống [19]
- Cơ quan quản lý thủy sản cũng mong muốn có hệ thống tổ chức ngư dân cấp cơ
sở để làm cầu nối giữa nhà nước và ngư dân trong việc quản lý thủy sản: Chống khai thác hủy diệt, ô nhiễm môi trường,… mục tiêu ổn định và phát triển sản xuất nâng cao đời sống ngư dân đầm phá Tuy nhiên về góc độ quản lý nguồn lợi mô hình này chỉ tập trung ở chi hội nghề nghiệp, bố trí lại phân bố nghề nghiệp trên khu vực mặt nước giao, chưa đi sâu vào công tác bảo vệ nguồn thủy sản chung cho cộng đồng dân cư, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và việc bổ sung tái tạo
Trang 37nguồn lợi cho khu vực này chưa được đề cập Mặt khác mô hình này nghiêng về hành chính, chưa thể hiện rõ vai trò cộng đồng [19]
c) Một số mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Bình Định
Mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định
Đầm Trà Ổ là một trong 03 đầm lớn của tỉnh Bình Định, đầm này có ngõ thông
ra biển qua cửa Hà Ra Diện tích mặt nước của đầm là (1.200÷1.600) ha Đây là một trong những đầm phá thể hiện những nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung Việt Nam, có nguồn thức ăn phong phú đa dạng, có chế độ môi trường nước và thủy văn thuận lợi, tạo điều kiện cho nhiều loại ấu trùng thủy, hải sản đến đây sinh sống và phát triển, là vườn ương của các loài tôm, cá, cua và các loài nhuyễn thể và cũng là nguồn cung cấp, bổ sung các nguồn lợi tôm, cá, cua … vào các quần đàn trưởng thành sống trong các vùng biển lân cận UBND tỉnh Bình Định giao cho Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản Bình Định nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng khai thác thủy sản một cách khoa học, đầy đủ chuyên sâu để tìm kiếm các giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác và bảo vệ nguồn lợi có hiệu quả và bền vững, gắn kết trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ nơi có tính chất đặc thù và điển hình của vùng đất ngập nước, để từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng các giải pháp, triển khai mô hình quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các đầm phá trong tỉnh Sau 03 năm ( 2006 – 2008) thực hiện việc xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ, mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản mang lại những kết quả sau [19]:
- Tính khả thi của mô hình:
Mô hình đã đạt được sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư địa phương quanh đầm Trà Ổ [19]
Việc ban hành các quy định cho các nhóm hạt nhân hoạt động là sự cam kết thực hiện của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, phối hợp trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản [19]
- Cơ sở vững chắc của việc xây dựng mô hình:
Chính quyền cấp trên (UBND huyện) đã phê duyệt mô hình [19]
Qui chế quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS đầm Trà Ổ xác định việc thực hiện Qui chế trên cơ sở mô hình đồng quản lý [19]
Trang 38- Mô hình đã thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản về quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ [19]:
Quản lý môi trường sống của các loài thủy sản, hệ sinh thái đặc thù của đầm Trà Ổ[20]
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy đặc sản: chình mun, chình bông, baba, cá bống tượng…[19]
Quyền và nghĩa vụ khai thác nguồn lợi thủy sản của cộng đồng được thiết lập một cách có tổ chức, khoa học và hiệu quả [19]
Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản: dựa trên sự tự nguyện, đồng thuận của cộng đồng, được chính quyền thể chế hoá bằng qui định [19]
- Về kinh tế: So với các vùng chưa thực hiện đồng quản lý đối với các đầm hồ trong tỉnh như Thị Nại, Đề Gi thì tại đầm Trà Ổ nhờ sự tham gia tích cực của nhóm hạt nhân đến nay đã ngăn chặn và giảm thiểu việc sử dụng xung điện khỏang 50% so với ban đầu, các hộ ngư dân làm nghề thủ công thu nhập có hiệu quả nhờ sản phẩm thủy sản đánh bắt cao hơn so với năm 2006 [19]
- Về xã hội:
Các hộ ngư dân làm nghề thủ công trong đầm Trà Ổ có thu nhập ổn định, 53 hộ làm nghề thủ công tự nguyện đóng góp tiền để khôi phục nguồn lợi thủy sản trên đầm Trà Ổ [19]
Đại bộ phận ngư dân trong đầm đã được nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản Theo điều tra nhận thức lần 2 có 90,28 % người dân cho rằng: Chình mun là đối tượng cấm khai thác, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm và môi trường xấu đi do việc
sử dụng xung điện, kích thước mắc lưới nhỏ [19]
87,50 % ý kiến Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được nhân rộng đến từng cộng đồng dân cư, sẵn sàng tố giác cho địa phương các hành vi sử dụng xung điện để khai thác thủy sản trên đầm Trà Ổ [19]
Trang 39Mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ đang được nhân rộng và thực hiện tại các đầm: Thị Nại, Đề Gi [19]
Có cơ sở tài chính để hoạt động được Qui chế qui định
Có sức thu hút cao các dự án, nhà tài trợ quan tâm: Được sự hỗ trợ của Hợp phần SCAFI – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc đào tạo nâng cao năng lực cho Nhóm hạt nhân đồng quản lý và Tổ chức Quỹ Môi trường tòan cầu ( GEF) tiếp tục hỗ trợ các giải pháp sinh kế, nâng cao năng lực cộng đồng tại đầm Trà Ổ Năm
2008, Chính phủ Việt Nam đã quyết định cho Quy họach vùng đầm Trà Ổ trở thành khu bảo tồn nội địa cấp tỉnh [19]
Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy tại xã Nhơn Hải – TP Quy Nhơn
Xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng địa phương, mô hình Đồng quản lý nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải đã được thực hiện Chi Cục Khai thác và BVNL Thủy sản với sự
hỗ trợ của Chương trình FSPS II Bình Định trong năm 2008-2010, hướng tới “Thiết lập một mô hình quản lý có hiệu quả hệ sinh thái rạn san hô, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi tôm hùm trên cơ sở cộng đồng khu vực Nhơn Hải – Quy Nhơn Bình Định” [19] Một số kết quả đã đạt được:
- Nhận thức trong cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu vực rạn san hô được nâng cao một cách rõ rệt, 100% hộ ngư dân xã cam kết không sử dụng chất nổ khai thác thủy sản, không khai thác san hô và bảo vệ các khu vực bãi đẻ của rùa [19]
- Cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể tự nguyện tham gia vào nhóm hạt nhân để bảo vệ nguồn lợi thủy sản UBND xã Nhơn Hải đã thống nhất với đề xuất của cộng đồng ra Quyết định số: 45/QĐ-UBND ngày 22 tháng 04 năm 2009 của UBND xã Nhơn Hải về việc thành lập Nhóm hạt nhân đồng quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, cùng với Quy chế hoạt động của nhóm hạt nhân [19]
- Việc xây dựng Quy chế khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của xã Nhơn Hải được cộng đồng ngư dân tham gia, góp ý qua nhiều cuộc họp, được sự đồng thuận cao thể hiện sự cam kết với chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc thực thi các chính sách về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại xã Nhơn Hải [19]
- Việc hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng ngư dân về kỹ thuật trồng rong nho biển do chuyên gia Lê Bền – Công ty TNHH Trí Tín hướng dẫn kỹ thuật và nghiên cứu thử nghiệm tại vùng rạn san hô được tập trung ban đầu cho nhóm hạt nhân, sau đó sẽ được nhân ra trong cộng đồng ngư dân [19]
Trang 40- Nhóm hạt nhân đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đã xây dựng kế hoạch hoạt động và đã triển khai các chương trình cụ thể như: Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn, tuần tra – kiểm soát [19]
Các nghiên cứu về quản lý thủy sản tại tỉnh Bình Định
Bình Định hiện có 3 đầm phá lớn là đầm Thị Nại, thành phố Quy Nhơn; đầm Trà
Ổ tại huyện Phù Mỹ và đầm Đề Gi, huyện Phù Cát, với tổng diện tích gần 10 nghìn ha Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc quản lý, khai thác bừa bãi đã làm suy kiệt các loài thủy hải sản
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển các
loài thủy đặc sản vùng đầm Trà Ổ tỉnh Bình Định
Để khắc phục tình trạng này, nhóm nghiên cứu gồm các kỹ sư Nguyễn Hữu Hào, cùng các cộng sự: Thạc sĩ Vũ Đình Đáp, Thạc sĩ Võ Văn Nha, Cử nhân Lê Hồng Liên, Thạc sĩ Trần Văn Vinh, Kỹ sư Nguyễn Duy Lâm, Cử nhân Nguyễn Hải Bình, đã nghiên cứu và áp dụng thành công "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý khai
thác, bảo vệ và phát triển các loài thủy đặc sản vùng đầm Trà Ổ tỉnh Bình Định" Mục
tiêu của giải pháp là bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các loài thủy đặc sản theo hướng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực đầm Trà Ổ tỉnh Bình Định Theo đó xây dựng mô hình quản lý cộng đồng, quản lý nguồn lợi thủy sản mang đặc trưng riêng của đầm phá Bình Định bằng việc nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; sắp xếp chuyển đổi nghề khai thác trong khu vực đầm và khuyến khích nhân dân nuôi trồng thủy sản tại đầm Trà Ổ
[12]
Kết quả sau một thời gian triển khai và áp dụng các giải pháp là đã nhận được sự đồng tình cao của người dân địa phương; thành lập, ban hành quy định cho các nhóm hạt nhân hoạt động với sự phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương Mô hình có khả năng nhân rộng ra các đầm Thị Nại, Đề Gi trong thời gian tới Việc thực hiện đầy
đủ các giải pháp về quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản; kỹ năng và phương pháp quản lý bảo vệ môi trường sống các loài thủy hải sản, hệ sinh thái đặc thù; kỹ thuật nuôi các loài hải sản; quyền, nghĩa vụ khai thác cộng đồng và tái tạo bổ sung nguồn thủy sản, đã góp phần giảm được 50% nạn dùng xung điện đánh bắt gây hủy diệt các loài thủy sản Hơn 50 hộ đã tự nguyện đóng góp tiền để khôi phục nguồn lợi thủy sản,