1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015

125 542 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Đánh giá tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, kinh nghiệm của một só quốc gia trong thu hút FDI Triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 THÔNG QUA CÁC THÔNG

SỐ KINH TẾ CƠ BẢN

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương

Chủ nhiệm đề tài: CN Hoàng Ngọc Oanh

8398

Hà Nội, tháng 12/2010

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

Tên viết tắt Nội dung

ICOR

Chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần

tăng thêm IPA Cơ quan thúc đẩy đầu tư

UNCTAD Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển FTA Hiệp định thương mại tự do

XNK Xuất nhập khẩu

XK Xuất khẩu

NK Nhập khẩu

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% (trong đó giai đoạn 2005-2010 đạt 7%), GDP thực bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm và tỷ lệ nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004, xuống 13% năm 2008 và dưới 10% trong năm 2010 Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh trên thế giới

Thành tựu trên đây là tín hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cấu hóa Từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, bắt đầu bằng việc thông qua Luật Đầu tư Nước ngoài vào năm 1987, tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998, tham gia Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM) vào năm 2001; gia nhập WTO vào năm 2007; ký kết 5 hiệp định Thương mại tự do song phương FTA…

Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp luật nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu

tư với trên 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi điều chỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI Đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với đóng góp vào GDP ngày càng tăng Ngoài ra, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước Mặc dù

đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn

Trang 4

chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên

là diễn biến bất thường về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, chỉ tập trung trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn v.v Phần lớn các dự án FDI có quy

mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đến đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Kỳ vọng này được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với

ba lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô Hai

là, các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động v.v Những nhân tố này có tác động tích cực đến năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước, cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung

Việc nhận định được xu hướng vận động, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI để “định lượng” được mức độ đóng góp vào nền kinh tế quốc dân cũng như sử dụng được một cách hiệu quả nhất dòng vốn FDI vào Việt Nam, rất cần thiết phải có một nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp FDI; từ đó, đưa ra được các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, dựa trên chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ thô sang tinh, trong đó các doanh nghiệp FDI là lực lượng nòng cốt để sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng, thâm nhập thị trường quốc tế

Trang 5

Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá

và dự báo kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 thông qua các thông số kinh tế cơ bản” để làm hướng nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như:

- Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai, Đại học KTQD Hà Nội

Đề tài NCKH “Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh

nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài (FDI) – thực trạng và giải pháp” Đề tài

chỉ rõ, Đồng Nai đã năng động, sáng tạo trong việc đề ra các chính sách, biện pháp thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp ở Đồng Nai

có quy mô vừa và nhỏ, đến từ các nước châu Á và tập trung chủ yếu trong sản xuất công nghiệp, hơn nữa công nghiệp phụ trợ lại chưa phát triển, còn phụ thuộc vào nước ngoài, thiếu lao động quản lý và lao động phổ thông Trên cơ

sở đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai trong giai đoạn tới Đồng thời, đề tài cũng nêu kiến nghị, đó là cần chuyển sang thu hút các dự án FDI chọn lọc, có những nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới và xây dựng những chính sách mới phù hợp

- Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở

Việt Nam: - Luận án Thạc sỹ - Luận án không đi sâu vào nghiên cứu những

thành công đạt được hay những tồn tại của hoạt động FDI tại Việt Nam trong những năm qua nói chung mà chỉ nghiên cứu một khía cạnh của hoạt động FDI Đó là vấn đề quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp nước

ngoài Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của FDI

Trong thời gian qua, việc thực hiện vai trò quản lí nhà nước với FDI đã đạt

được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số tồn tại

- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam – Chương trình nghiên cứu thuộc Dự án SIDA - Nâng cao năng lực

nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 (Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh – trưởng nhóm nghiên cứu) Nghiên cứu gồm 5 chương, bằng cách sử dụng cách tiếp cận

Trang 6

rộng hơn, kết hợp cả hai phương pháp là phân tích định tính sử dụng số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp và phân tích định lượng để cung cấp thông tin về tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam Chương một trình bày bức tranh tổng quát về FDI ở Việt Nam kể từ 1988 đến 2006 và đánh giá sơ bộ vai trò của FDI tới phát triển kinh tế xã hội; nêu ra những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau và so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới Chương hai trình bày phương pháp luận được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và kênh tác động tràn; đề cập kỹ cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng Trên cơ sở đó xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư; cơ chế sinh ra tác động tràn, các kênh truyền động và đưa ra khung khổ phân tích các tác động tràn trên cơ sở tiếp thu một số mô hình đã được sử dụng trên thế giới Dựa vào khung khổ phân tích ở Chương hai, toàn bộ phần phân tích định lượng tác động của FDI tới tăng trưởng được trình bày ở Chương ba Chương bốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp; tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước nói chung và trong 3 nhóm ngành lựa chọn nói riêng Chương năm trình bày các phát hiện chính của Nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

- Khủng hoảng tài chính và tác động đến FDI, xuất khẩu của Việt

nam, Nguyễn Văn Lịch, Học viện ngoại giao – bài viết phân tích những tác

động của khủng hoảng tài chính đến hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động và nhận định được những cơ hội có thể có cho Việt Nam, chưa có những dự báo liên quan đến thu hút và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào đánh giá được đầy đủ tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI và nhận định được

xu hướng vận động, đóng góp của khối doanh nghiệp này trong thời kỳ mới – thời kỳ hậu khủng hoảng, đồng thời đưa ra các đề xuất về chính sách cũng như các “cảnh báo” về việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Với quan điểm cập nhật về thời gian và những biến động của thị

Trang 7

trường trong thời gian tới, đề tài kế thừa các quan điểm của các công trình nghiên cứu trước đây và tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để dự báo được kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2011 – 2015

3 Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài:

- Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đánh giá, dự báo kim ngạch XK của các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay

- Đánh giá được tình hình XK của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005 – 2010 và dự báo giai đoạn 2011 – 2015

- Đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh XK có hiệu quả đối với khối doanh nghiệp FDI

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

+ Các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt nội dung: Đề tài đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI

trong giai đoạn chủ yếu từ năm 2005 đến nay; phân tích các yếu tố trong và ngoài nước có tác động đến các hoạt động của DN FDI trong giai đoạn 2011 – 2015; nhận định về tốc độ tăng trưởng, khả năng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân của các DN FDI; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI

+ Về thời gian: Khái quát đối tượng nghiên cứu từ 2005 – 2010; định hướng và dự báo đến năm 2015

+ Về không gian: Các DN FDI tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp sau:

- Tập hợp và nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp

Trang 8

- Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học về những nội dung nghiên cứu của Đề tài

6 Đóng góp của Đề tài

- Đối với Bộ Công Thương: Đề tài là một căn cứ khoa học thực tiễn, quan trọng để Bộ có thể tham khảo trong việc điều chỉnh chính sách quản lý, điều hành XNK của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu một cách hiệu quả

- Đối với các Bộ, Ngành: Đề tài là căn cứ khoa học cho việc xây dựng các chiến lược thu hút đầu tư FDI cũng như có các giải pháp nhằm cơ cấu lại hàng hóa XNK cũng như quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam

- Đối với các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp Việt Nam: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có tính chất định hướng cho việc xây dựng, hoạch định kế hoạch phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh XNK trong ngắn hạn, trung hạn; giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh

và thích nghi được với sự thay đổi của nền kinh tế

7 Kết cấu của Đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương I: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây thông qua các thông số cơ bản

Chương II: Triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 thông qua các thông số kinh tế cơ bản

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đóng góp cho nền kinh tế quốc dân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Trang 9

1.1.1 Quy mô của dòng vốn FDI tại Việt Nam

Trong 10 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt trên 124 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới thuộc gần 8,5 nghìn dự án; vốn thực hiện đạt gần

48 tỷ USD; đầu tư từ khu vực FDI chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI luôn trên 25%, có năm đến 56%; giải quyết cho 1,7 triệu lao động trực tiếp; nộp ngân sách đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2009… Cụ thể:

Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép

Trang 10

Trong năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 1.544 dự án mới, với tổng

số vốn đầu tư là 18,71 tỷ USD Đồng thời, có thêm 420 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 2,63 tỷ USD Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 21 tỷ USD

Năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 1.557 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút năm 2007 Trong cùng

kỳ, có 397 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu

tư đăng ký tăng thêm 5,2 tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007 Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đạt 71,7 tỷ USD, tăng gấp 3,35 lần so với năm 2007

Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm so với năm 2008 Cụ thể, số lượng dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 839 dự án với tổng vốn đăng

ký đạt 16,34 tỷ USD, chỉ bằng 24,6% so với năm 2008 Ngoài các dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn có thêm 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu

tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/11/2010 đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: vốn đăng ký của

833 dự án được cấp phép mới đạt 12,1 tỷ USD (giảm 20,4% về số dự án và giảm 26,3% về số vốn so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của

210 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,2 tỷ USD Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện mười một tháng ước tính đạt gần 10 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2009

Trang 11

Biểu đồ 1.1: Vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam

trong 10 năm gần đây

ĐVT: tỷ USD

Tổng vốn FDI đăng k ý trong 10 năm gần đây

2.01 2.5 1.56 1.51 2.08 5.72

10.2 20.3

64

21.5 13.3

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư

trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong mười một tháng năm 2010, trong đó

Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,35 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Quảng Ninh 2,15 tỷ USD, chiếm 17,8%; thành phố Hồ Chí Minh 1,73 tỷ USD, chiếm 14,3%; Nghệ An 1,013

tỷ USD, chiếm 8,4%; Cà Mau 773 triệu USD, chiếm 6,4%

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với cam kết

Trang 12

Tuy vốn đăng kí là yếu tố để đánh giá xu hướng phát triển của dòng vốn FDI nhưng chỉ số đánh giá đúng quá trình phát triển của FDI lại là vốn giải ngân, đây là dòng vốn đầu tư thực sự từ nước ngoài vào và thể hiện trên cán cân thanh toán quốc tế

Biểu đồ 1.3: Lượng vốn FDI thực hiện bình quân năm

1 tỷ USD và đứng đầu là Hàn Quốc, tiếp đến là Singapore và Đài Loan, Nhật Bản Tuy nhiên về vốn thực hiện thì Nhật Bản chiếm vị trí hàng đầu với vốn giải ngân đạt trung bình khoảng 5 tỷ USD

Trong năm 2007, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký (cấp mới và tăng vốn) 5,3 tỷ USD, chiếm 25,2% về tổng vốn đăng ký; British Virgin Islands đứng thứ 2, chiếm 20,6%; Singapore đứng thứ 3, chiếm 12,04%; Đài Loan đứng thứ 4, chiếm 11,6%; Nhật Bản đứng thứ 5, chiếm 6,4%; Malaysia đứng thứ 6, chiếm 5,5%; tiếp đến là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thái Lan

Trang 13

Năm 2008, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư lần lượt là Malaysia với 68 dự án cấp mới và 15 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký là 15,1 tỷ USD; tiếp đến là Đài Loan với 187 dự án cấp mới và 82 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký là 9,17 tỷ USD; tiếp đến là Nhật Bản với tổng vốn đăng ký là 8

tỷ USD, Singapore là 5,4 tỷ USD,vv

Năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, các quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư lần lượt là Hoa Kỳ với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%; đứng thứ

3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; tiếp đến là Hàn Quốc với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký

Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới mười một tháng đầu năm 2010, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 2,31 tỷ USD, chiếm 19,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến lần lượt là Hàn Quốc 1,97

tỷ USD, chiếm 16,3%; Hoa Kỳ 1,79 tỷ USD, chiếm 14,8%; Nhật Bản 1,6 tỷ USD, chiếm 13,2%; Đài Loan 1,2 tỷ USD, chiếm 9,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 726,3 triệu USD, chiếm 6%

1.1.3 Phân loại FDI theo lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam

Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 20,04 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký

và 68,5% vốn thực hiện Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ với 1.912 dự án, tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, chiếm 22,25% tổng số dự án, 34,4% tổng vốn đăng

ký và 25,1% tổng vốn thực hiện Nông – lâm – ngư nghiệp là lĩnh vực thu hút được ít vốn đầu tư nhất với 933 dự án, 4,46 tỷ USD tổng vốn đăng ký và 2,03

tỷ USD tổng vốn thực hiện

Trang 14

Bảng 1.2: Vốn FDI theo cơ cấu ngành giai đoạn 1988 – 2007

Đơn vị: triệu USD

% trên tổng số vốn

Vốn thực hiện

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo Cục Đầu Tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ cấu vốn FDI chuyến biến mạnh từ năm 2001 – 2009 Giai đoạn đầu FDI tập trung mạnh vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 85%), thì năm 2009, đầu

tư vào lĩnh vực này chỉ còn 22% tổng vốn đầu tư Riêng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng từ 7% lên tới 77% Tỷ trọng doanh nghiệp liên doanh giảm từ 70% xuống còn 20% và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng lên tới 70%

1.1.4 Các loại hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Các loại hình doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam gồm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đầu tư theo BOT, BT, BTO, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh Trong đó, loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh là 2 hình thức thu hút được nhiều vốn đăng ký đầu tư nhất Tỷ trọng doanh nghiệp liên doanh đã giảm từ khoảng 70% xuống còn khoảng 20% trong khoảng 10 năm nay Trong khi đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã tăng lên tới 70%

Trong mười một tháng đầu năm 2010, tính cả số dự án được cấp mới và

số lượt dự án tăng vốn của cả nước là 1.043 dự án, với tổng số vốn thu hút đạt 13,3 tỷ USD theo các hình thức FDI đầu tư vào Việt Nam Trong đó, doanh nghiệp FDI đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 687 dự án cấp mới với vốn đăng ký đạt 6,65 tỷ USD, số lượt dự án tăng vốn của loại hình doanh nghiệp này là 165 dự án, đạt 783 triệu USD, chiếm 55,9%; Loại hình doanh nghiệp đầu tư theo hình thức liên doanh có 130 dự án được cấp mới với số

Trang 15

vốn đăng ký là 3,135 tỷ USD, số lượt dự án tăng vốn của loại hình doanh nghiệp này là 35 dự án với vốn đăng ký tăng thêm là 382 triệu USD, chiếm 26,4%; Tiếp đến là loại hình doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO có 6 dự án cấp mới với vốn đăng ký là 2,17 tỷ USD, chiếm 16,3%; Số còn lại thuộc các hình thức đầu tư như cổ phần chiếm 0,5% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 0,8%

1.2 NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN PHỤC VỤ VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ

DỰ BÁO XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

1.2.1 Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI

1.2.1.1 Chỉ số ICOR

- ICOR (Incremental Capital - Output Rate) là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ

ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó ICOR còn được gọi là hệ số

sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng

thêm

Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:

+ Mọi nhân tố khác không thay đổi,

+ Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng

- ICOR thường được sử dụng trong so sánh vai trò vốn với các nhân tố tăng trưởng khác hoặc so sánh hiệu quả sự dụng vốn

Về hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng: Trong 10 năm (từ 1999

– 2009), chỉ số ICOR của khu vực nhà nước, tư nhân và khu vực FDI lần lượt

là: 7,76; 3,54 và 7,91 Trong khi đó, trên thế giới chỉ số ICOR trung bình của nhóm tăng trưởng cao chỉ có 3,6 Khối FDI có chỉ số ICOR cao nhất, điều đó chứng tỏ hiệu quả của khối này là thấp nhất

1.2.1.2 Hệ số TFP

- TFP (tiếng Anh là Total Factor Productivity) là hệ số năng suất các yếu tố tổng hợp phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức- kinh nghiệm- kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng

Trang 16

quản lý Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn

Về khía cạnh chuyển giao công nghệ, hệ số TFP của khu vực kinh tế

nhà nước, tư nhân và khu vực FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và (-17,6) Căn cứ vào kết quả này, hệ số TFP của khối nhà nước cao nhất cho thấy mặc dù vốn đầu

tư rót vào khu vực này nhiều (đầu tư không hiệu quả) nhưng sự chuyển giao công nghệ là có thật Trong khi ở khối FDI thì chỉ số này lại âm (-17,6) Như thế có nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự tăng trưởng chủ yếu nhờ vào các yếu tố khác như lao động rẻ chứ không phải do công nghệ Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp FDI, máy móc, công nghệ được nhập khẩu

về Việt Nam đều đã cũ kỹ hoặc đã được khấu hao hết

1.2.1.3 Sự tác động của dòng vốn FDI đến sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu

Với những ưu thế về công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, vốn đầu tư FDI so với các khu vực khác trong hoạt động xuất khẩu

sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, đặc biệt

là nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu

Mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu được thể hiện qua nhiều hình thức Trong đó, FDI thúc đảy xuất khẩu vì cho phép các hãng thiết lập một cơ sở phân phối rộng hơn do vậy nó cho phép dòng sản phẩm được bán ở thị trường nước ngoài nhiều hơn Cùng với đó, nếu các chi nhánh nước ngoài có thể sản xuất hàng hóa rẻ hơn và xuất khẩu chúng về nước của họ, khi đó FDI dẫn đến tăng xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư và tăng nhập khẩu của nước đầu tư

Có thể nói, ảnh hưởng của FDI đến xuất khẩu thể hiện ở việc thu hút vốn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo các hướng nâng cao chất lượng của cơ cấu xuất khẩu:

Thứ nhất: làm tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, các mặt hàng chế biến sâu, các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cũng như chất xám cao vì đây

là các mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn lợi trong dài hạn khi các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nguồn lực tự nhiên bị mất dần lợi thế

Thứ hai: việc tập trung FDI cho xuất khẩu hay cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng của các mặt hàng chế biến với mục tiêu tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao Đây là một đòi hỏi mang tính khách quan để có thể duy trì nguồn lợi mang lại

từ xuất khẩu đảm bảo tính ổn định và lâu dài khi quá trình hội nhập quốc tế

Trang 17

của Việt Nam ngày càng sâu rộng Khu vực FDI ở Việt Nam được coi là có thế mạnh về công nghệ hoặc có trình độ công nghệ tương đối đồng bộ và phổ cập so với các nước trong khu vực Do vậy, sử dụng FDI một cách có hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu, cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu từ đó tăng giá trị xuất khẩu, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu là vấn đề rất có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Thứ ba: tăng tỉ trọng của các mặt hàng xuất khẩu mới Tuy nhiên, có thể nhận thấy nhóm hàng mới phụ thuộc vào nhiều công nghệ sử dụng cho sản xuất sản phẩm Do vậy, nguồn vốn FDI sẽ có vai trò rất lớn trong đóng góp tạo ra sản phẩm mới nếu nguồn vốn này sử dụng một cách có hiệu quả, đặc biệt là đóng góp cho nâng cao trình độ công nghệ và sử dụng công nghệ phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu

Từ thực trạng về xu hướng biến đổi của tỷ trọng vốn FDI thực hiện với

xu hướng thay đổi của tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng; hệ số chất lượng sản phẩm xuất khẩu dựa vào các số liệu thực tế, cho thấy FDI có tác động tích cực đến sự chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu, tác động làm tăng tỷ trọng, giá trị các nhóm hàng xuất khẩu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước Cụ thể:

+ Tăng 1% FDI vốn thực hiện làm tăng 13,5% sự chuyển dịch cơ cấu

từ nhóm hàng thô, sơ chế sang nhóm hàng chế biến và tinh chế

+ FDI thực hiện tăng 1.000 USD thì tổng giá trị xuất khẩu sẽ tăng gấp 2,5 lần tương đương với 2.500 USD

+ Nếu GDP của khu vực FDI tăng 1 triệu đồng sẽ dẫn đến 0,74 đồng tăng lên của chất lượng hàng hóa xuất khẩu

+ Nếu tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI tăng 1 triệu đồng sẽ dẫn đến chỉ số chất lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng 0,18 đồng

+ Nếu FDI thực hiện tăng lên 1.000 USD thì tổng giá trị gia tăng của sản phẩm tăng 0,34 USD

+ Sự tăng lên của 1% FDI thực hiện cũng làm tăng mức thu nhập mang lại của một đơn vị sản phẩm xuất khẩu nhưng còn rất ít hay có thể nói là không đáng kể

+ Vốn FDI thực hiện của bên nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất máy tính và linh kiện tăng lên 1.000 USD thì chất lượng của nhóm hàng này tăng 0,12 USD

+ Nếu xuất khẩu về máy tính và linh kiện của khu vực FDI tăng lên

1000 USD thì chất lượng của nhóm hàng này tăng lên 0,00286 USD

Trang 18

+ Nếu xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên 1% thì dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu từ nhóm hàng thô, sơ chế sang nhóm hàng chế biến và tinh chế là 4,9%

1.2.2 Tốc độ xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn đạt trên 25%/năm Tỷ trọng xuất khẩu của khối FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm: Năm 2005 chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu, thì đến năm 2007 tăng lên 39,7% và năm 2008 chiếm khoảng 44%, đạt 24,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2007 (không tính dầu thô, nếu tính cả dầu thô thì kim ngạch của doanh nghiệp FDI đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu) Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu (kể

cả dầu thô) của các doanh nghiệp FDI chiếm 76,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 29,9 tỷ USD và trong 11 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu (tính cả dầu thô) của khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 34,8 tỷ USD (nếu không tính dầu thô thì chiếm khoảng 47%, đạt 30,3 tỷ USD)

Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn này đạt 15,8% và tăng trưởng nhập khẩu đạt 17,3%, nếu tính riêng khu vực FDI thì tăng trưởng xuất khẩu đạt tới 22,8% và tăng trưởng nhập khẩu là 20,2% Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong những năm vừa qua là hiệu quả hơn, các cơ chế chính sách của nhà nước đối với khu vực FDI cũng đã có những tác dụng nhất định thúc đẩy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này

1.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI THÔNG QUA NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN

1.3.1 Kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng trưởng cao, và chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước Cụ thể:

+ Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (không tính dầu thô) năm 2006 đạt 14,54 tỷ USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2005 Nếu tính cả dầu thô thì tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước

+ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu

của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đạt 19,35 tỷ USD (chưa kể dầu thô), tăng

Trang 19

31,2% so với cùng kỳ năm trước Nếu tính cả dầu thô, thì kim ngạch xuất khẩu đạt 27,83 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2006

+ Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 chiếm

khoảng 44% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 24,45 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2007 (không tính dầu thô, nếu tính cả dầu thô thì kim ngạch của doanh nghiệp FDI đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu)

+ Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ

USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước Nếu không tính dầu thô, khu vực FDI xuất khẩu 23,64 tỷ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008 Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước Trong năm 2009, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ USD

+ Trong 11 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 63,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2009 và gấp hơn 4 lần

so với chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra Trong đó kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 34,8 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2009 Nếu không tính dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 30,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2009

Biểu đồ 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI

(chưa tính dầu thô) qua các năm

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 11 tháng

2010

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trang 20

1.3.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch chung 5 năm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2005 đến nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trên tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam tăng dần qua từng năm Cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các DN FDI

các năm gần đây

KN XK của FDI

(triệu USD)

Tỷ lệ XK của FDI so với XK

cả nước (%)

XK của FDI so với cùng kỳ năm trước (%)

KN XK

cả nước (triệu USD)

Chưa

kể dầu thô

Kể cả dầu thô

XK của cả nước

so cùng

kỳ năm trước (%)

Chưa

kể dầu thô

Kể cả dầu thô

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của FDI, các mặt hàng điện tử, quần

áo may mặc, giày dép chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu là mặt hàng gia công nên kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu cao nhưng trị giá tăng thêm không nhiều nên hiệu quả không cao (mặt hàng điện tử thường chiếm 20 – 25%, hàng dệt may chiếm từ 13%, giày dép chiếm trên 22% kim ngạch xuất khẩu của cả khối (không kể dầu thô)

Trang 21

Biểu đồ 1.5: Kim ngạch doanh nghiệp FDI so với cả nước

từ 2005 đến 2010

11.13 7.3 8

KN khu vực kinh tế trong nước

KN DN FDI ở lĩnh vực dầu thô

KN DN FDI (chưa kể dầu thô)

1.3.3 Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất chính của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong

đó bao gồm các doanh nghiệp FDI là các thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản Ngoài ra các thị trường mới nổi khác như Trung Đông, Châu Phi, khu vực ASEAN… cũng đang được các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm qua

Tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, do đây là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua

* Thị trường EU

- Mặt hàng giày dép:

Thị trường xuất khẩu của da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng

và ổn định Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng giày dép Việt Nam gồm: thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Hết năm 2008, EU là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu trên 2,484 tỷ USD, và chiếm 52,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam Năm 2009, xuất khẩu giày dép sang thị trường EU có giảm sút, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt khoảng 2,1 tỷ USD, giảm 15,4% so với năm

2008

- Mặt hàng dệt may:

Trang 22

Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may các năm vừa qua là thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản Định hướng thị trường của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn 2011 – 2015 vẫn là các thị trường trên và cũng đang

có xu hướng mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác như: Trung Đông, Châu Phi…

+ Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng trên 2,2 tỷ USD, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 1,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào EU chỉ chiếm 1% kim ngạch nhập khẩu) Năm 2008, EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, do vậy, cần nghiên cứu tác động của thị trường EU khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất khẩu

để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh

* Thị trường Hoa Kỳ

- Mặt hàng giày dép:

Tại thị trường này, Việt Nam đã vượt qua Italia để trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia Trong năm 2008, xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt trên 1,075 tỷ USD Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã giảm xuống còn khoảng 1,1 tỷ USD, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

- Mặt hàng dệt may:

+ Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 6 tỷ USD trong năm 2010, nâng tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu của nước này lên trên 6% (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 5% kim ngạch nhập khẩu của nước này) Để đạt được kết quả trên, nhiều giải pháp đã được thực hiện đồng bộ như tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai chiều giữa

Bộ Công Thương và Hải quan; đồng thời triển khai hoạt động của Tổ kiểm tra

cơ động; Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn (đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng trong diện giám sát) để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu luôn luôn nắm thế chủ động và đưa ra kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp, vừa có sự kế thừa vừa có tính phát triển

* Thị trường Nhật Bản

- Mặt hàng dệt may:

+ Đối với thị trường Nhật Bản, từ năm 2009, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết tháng 4 năm

Trang 23

2008, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nội địa hoặc được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước ASEAN để được hưởng mức thuế này, do vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có thể phấn đấu đạt khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 3% kim ngạch nhập khẩu của nước này (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào Nhật Bản chỉ chiếm 2,8% kim ngạch nhập khẩu) Theo Bộ Công Thương, để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường Nhật Bản: cần tổ chức, liên kết với Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may

và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành này và đào tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao, cán bộ thiết kế, thời trang cho ngành; Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này

* Các thị trường khác

- Mặt hàng giày dép:

Ngoài ra, giày dép Việt Nam còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới Tại thị trường các nước Đông Á - khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á - các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà Năm 2008, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt trên 137 triệu USD, hay Hồng Kong đạt trên 50,2 triệu USD

- Mặt hàng dệt may:

Ngoài các thị trường trọng điểm xuất khẩu dệt may nêu trên, cũng cần quan tâm đến các thị trường khác như: Canada, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore, Thụy Sĩ, Anh…

- Mặt hàng dây cáp điện:

Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện Nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này với qui mô lớn; xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 40 thị trường xuất khẩu dây và cáp điện, nhưng Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hồng Kông vẫn là những thị trường lớn Riêng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hồng Kông đã chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu

Trang 24

Sở dĩ, kim ngạch xuất khẩu cáp điện của Việt Nam tăng mạnh thời gian qua phần lớn nhờ sự khởi sắc của thị trường ôtô thế giới Bởi trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện dùng trong ôtô đang chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu dây và dây cáp điện Trong 9 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện dùng trong ôtô của Việt Nam đạt 663,9 triệu USD, tăng 69,7% so với mức 391,13 triệu USD của cùng kỳ 2009 Thị trường xuất khẩu chính dây cáp điện dùng trong ôtô tháng 9 là Nhật Bản với kim ngạch đạt 62,64 triệu USD, chiếm 79,8% tỷ trọng xuất khẩu dây và cáp điện dùng trong ôtô tháng 9/2010 Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sản phẩm này là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 12,72 triệu USD, chiếm 16,2% tỷ trọng

Điều này được lý giải là do năm 2009 khi tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, thị trường ôtô thế giới khó khăn, xuất khẩu dây và dây cáp điện của Việt Nam cũng lập tức bị ảnh hưởng Năm 2010, xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam tăng trưởng trở lại do ngành sản xuất và xuất khẩu ôtô của Nhật Bản và Hoa Kỳ đã tăng trưởng trở lại kéo theo nhu cầu nhập khẩu dây

và cáp điện dùng trong ôtô tăng

Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế cùng việc Chính phủ nhiều nước chấm dứt các chương trình hỗ trợ có ảnh hưởng mạnh tới ngành công nghiệp ôtô trong tháng cuối năm 2010 sẽ khiến tăng trưởng của ngành ôtô chậm lại Do đó, nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện sử dụng cho hệ thống điện trong xe có động cơ cũng sẽ bị ảnh hưởng và xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sẽ chậm lại so với tốc độ tăng trưởng trong các tháng đầu năm

Về xu hướng thị trường xuất khẩu chính dây cáp điện của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2011 – 2015: Trong giai đoạn này, kinh tế thế giới

sẽ hồi phục, trong đó có sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ kéo theo nhu cầu về dây và cáp điện sẽ gia tăng, đồng thời giá sẽ được cải thiện Theo dự báo, xuất khẩu dây cáp điện của các doanh nghiệp FDI sang các thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới

13.4 Mặt hàng xuất khẩu

Trang 25

Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến Các doanh nghiệp FDI cũng luôn tiên phong trong việc tìm kiếm các mặt hàng XK mới như điện tử, cơ khí chính xác cũng như chủ động trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu Tại một số địa phương, các doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu như Đồng Nai, Hải Dương khoảng 88%, Vĩnh Phúc 86%, Bình Dương 75% Hiện nay cả nước đã có 4 tỉnh, thành phố

có kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt trên 2 tỷ USD là Đồng Nai (4,6 tỷ USD); TP Hồ Chí Minh (4,3 tỷ USD); Bình Dương (trên 4 tỷ USD) và Hà Nội (trên 2 tỷ USD) Đặc biệt, một số doanh nghiệp FDI đã thực

sự trở thành những “anh cả” trong hoạt động xuất khẩu của nước ta như Công

ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty CP Pou Yuen Việt Nam, Công ty Fujitsu Việt Nam…

Doanh nghiệp FDI đầu tư vào rất nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam và tham gia xuất khẩu rất nhiều mặt hàng, trong đó phải kể đến các mặt hàng xuất khẩu chính như: linh kiện điện tử, dây điện, cáp điện, xe đạp, phụ tùng, hàng dệt may và giày dép Cụ thể:

* Mặt hàng giày dép:

Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu trên thị trường quốc tế với tốc độ tăng trưởng ngành cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình trên 10%/năm Năm 2008, kim ngạch xất khẩu đạt trên 4,7 tỷ USD Trong ngành da giày Việt Nam thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng áp đảo, trên 60% số lượng doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm trên 30% Ngành da giày được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dệt may và dầu khí

Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong ngành

da giày Việt Nam trong các năm gần đây chiếm gần 57% Khi khủng hoảng diễn ra, khối doanh nghiệp FDI phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, do đó, tác

động đến kim ngạch xuất khẩu chung của cả ngành

* Mặt hàng dệt may:

Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể với tốc độ khoảng 20% mỗi năm và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp

Trang 26

FDI trong ngành dệt may trong các năm gần đây chiếm gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Tính đến cuối năm 2005, toàn ngành có

khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 27 doanh nghiệp Nhà nước, khoảng 450 doanh nghiệp FDI, chiếm 22,5% số doanh nghiệp toàn ngành, số

còn lại là công ty cổ phần và các hình thức tư nhân khác Hiện nay ngành thu hút và sử dụng khoảng 2 triệu lao động, chiếm 24% lao động công nghiệp Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ nhất, chiếm 16,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước và xếp thứ 13 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới

Trong những năm qua, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao, dẫn đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước

Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2008 - 2010 tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của ngành là 20%, giai đoạn 2011- 2015 mức tăng là 15% Như vậy, kim ngạch xuất khẩu thu về của toàn ngành theo chỉ tiêu năm 2010 là 12 tỷ USD, năm 2015 là 18 tỷ USD

Trong những năm gần đây, đang xuất hiện xu hướng chuyển dịch đầu

tư từ các nước bên ngoài vào ngành dệt may Việt Nam Vào giữa năm 2008, nhiều đoàn doanh nghiệp từ lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc đã đến TP.HCM tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành dệt may Nhân công rẻ và tay nghề cao là hai yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư FDI lựa chọn Việt Nam làm “nơi lập nghiệp” mới Mặc dù được khuyến cáo thị trường lao động tại Việt Nam không còn rẻ như trước, nhưng sức hút của một thị trường còn nhiều tiềm năng cho ngành dệt may như Việt Nam vẫn thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD

Hiện nay, doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu may mặc tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào những thị trường này cũng đang gia tăng vì nhiều nhà đầu tư cũng là những nhà thương mại, nhập khẩu

Trang 27

hàng để bán tại thị trường của nước họ và có thể xuất khẩu sang một nước thứ

So với nhiều lĩnh vực đầu tư khác, hiệu quả kinh tế của ngành dệt may không quá vượt trội, bởi phần lớn hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam là hàng gia công, giá trị thực mang lại thấp Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp FDI ở lĩnh vực may mặc, da giày tại Việt Nam khai thua lỗ nhiều năm liền để

“né thuế” rất đáng lo ngại Theo thống kê của ngành thuế TP.HCM, có rất nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy trì, thậm chí vẫn được mở rộng Đây là một bất công lớn cho các doanh nghiệp trong nước, vì doanh nghiệp FDI còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư Những bất cập này đang dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong xuất khẩu dệt may, làm ảnh hưởng đến sự biến động của lực lượng lao động Lĩnh vực dệt, nhuộm, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đang rất cần đầu tư nhưng số lượng doanh nghiệp FDI đăng ký vào đây còn ít, chủ yếu vẫn là doanh nghiệp may mặc Vì vậy, cần ưu tiên và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này

Bảng 1.4: Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may theo năm

Trang 28

(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)

* Máy tính và linh kiện điện tử:

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước và trong hơn

10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng gấp 20 lần Thực trạng của ngành điện tử là các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là của các doanh nghiệp FDI sản xuất ra Doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm 1/10 tổng giá trị xuất khẩu

và chủ yếu làm gia công, lắp ráp sản phẩm tiêu dùng Hầu hết nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện để gia công sản phẩm đều do nước ngoài cung cấp, nhà sản xuất Việt Nam chỉ làm theo yêu cầu nên giá trị gia tăng chỉ chiếm khoảng 5 – 10%

Trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh, khoảng 20 – 30%/năm Cụ thể, tốc độ xuất khẩu năm

2007 tăng 26,1% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 22,5% so với năm 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2009 tăng 4,7% so với năm 2008, đạt gần 2,8 tỷ USD. Trong 11 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 3,2 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2009

* Dây cáp điện:

Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện Nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này với qui mô lớn, như: Công ty cổ phần Dây và cáp điện Taya Việt Nam,

Trang 29

Furukawa Automotive Parts Việt Nam, Sumi - Hanel, LG - Vina Một số doanh nghiệp trong nước cũng sản xuất và xuất khẩu dây và cáp điện có qui

mô lớn, tiêu biểu là Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi) Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện, nhất là các công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như

LG - Vina, Sumi - Hanel, ABB, Alpha Nam, E- Hin

Nhu cầu dây và cáp điện của các ngành như sản xuất xe hơi, điện tử và viễn thông,… được dự báo là sẽ tăng mạnh do các ngành này đang có sự phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, thị trường xuất nhập khẩu dây và cáp điện của Việt Nam ngày càng được mở rộng ra nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới Chính vì vậy mà cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2010 là rất lớn Nhưng để đạt được điều này, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện cần có những giải pháp tổng thể để vượt qua những thách thức và tiếp

tục đạt được mức tăng trưởng tốt trong thời gian sắp tới

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dây

và cáp điện của Việt Nam đạt 885 triệu USD, bằng 88,4% so với năm 2008 Hiện tại, Việt Nam có trên 100 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây, cáp điện, trong đó có nhiều công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này với quy

mô lớn và có dây chuyền công nghệ hiện đại

Năm 2010 được cho là còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu dây

và cáp điện nói riêng Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu dây và cáp điện cần rất nhiều các giải pháp tổng thể để tiếp tục đứng vững và tăng trưởng

tốt

Sản phẩm dây và cáp điện được đánh giá là một trong những nhóm ngành hàng đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này để có thể đem lại nguồn thu ngoại tệ và tạo thêm

nhiều công ăn việc làm cho người lao động

* Gỗ và sản phẩm gỗ

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế nói chung và ngành gỗ Việt Nam nói riêng đã chịu những tác động mạnh mẽ Trong đó có cả tác động tích cực và bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức

Trang 30

Trong những năm qua số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển rất nhanh chóng Tính đến hết năm 2007 cả nước có hơn 2562 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có trên 1450 doanh nghiệp tư nhân và 421 doanh nghiệp FDI, chiếm 16,43% số doanh nghiệp toàn ngành Các doanh nghiệp FDI chế biến gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Định và Quảng Nam

Do thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu

Một đặc điểm dễ nhận thấy là các doanh nghiệp chế biến gỗ “thuần” Việt Nam yếu thế hơn các doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp FDI có nhiều cơ hội tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu Do vậy, tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng doanh nghiệp FDI lại chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ

Năm 2009, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức mới và những khó khăn này không dành riêng cho doanh nghiệp

“thuần Việt” hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do: Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ bị thu hẹp Đồ gỗ nội thất và bàn ghế ngoài trời xuất khẩu giảm khoảng 30 – 35%, nhiều hợp đồng đã kỹ bị hoãn hoặc dừng lại bởi tác động của khủng hoảng kinh tế; Ngoài ra, ngày càng xuất hiện nhiều các hành

vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn như Đạo luật Lacey của Hoa kỳ, Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của EU Đây thực sự là những khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta

1.4 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

1.4.1 Thực trạng nhập khẩu nguyên phụ liệu trong những năm qua

Về nhập khẩu, năm 2001, tỷ trọng nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm 30,7%, năm 2005 chiếm 37%, năm 2009 chiếm 37,3% và 7 tháng đầu năm 2010 chiếm 42% Điều đáng chú ý là nếu tính chung cả giai đoạn

2001 – 2005, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của cả nước (17,5%) thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu (18,6%) thì khu vực FDI đã đạt được tăng trưởng xuất khẩu (27,6%) cao hơn tăng trưởng nhập khẩu (25,7%)

Trang 31

Theo kết quả thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong giai đoạn từ 2006 – 2009 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước Riêng năm 2009, thiết bị, máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15% và 70% so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI Ở khu vực FDI, kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu khoảng 10% Tốc độ tăng nhập khẩu của khối này trung bình khoảng 30%/năm

Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI thường cao hơn xuất khẩu là do:

- Việt Nam phải tăng cường thu hút vốn FDI, số dự án FDI còn phải tăng nhiều và để thực hiện dự án, nhà đầu tư trước hết phải đầu tư tạo tài sản cố định;

- Trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thường lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam là chính, sau đó mới tính đến xuất khẩu;

Hiệu quả kinh tế đem lại cho Việt Nam từ hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI là không cao Bởi, nhiều doanh nghiệp FDI hầu như không hạch toán lợi nhuận do toàn bộ giá trị sản phẩm ở các doanh nghiệp này được xuất khẩu qua một số khâu khác mới hình thành giá bán Do đó Việt Nam không thu được thuế giá trị gia tăng trong khi các doanh nghiệp FDI vẫn được hoàn thuế Còn trong việc sản xuất hàng tiêu thụ ở Việt Nam thì phần lớn các nguyên liệu chính (ví dụ như: sản xuất bột ngọt, giày thể thao, bột giặt ) đều nhập khẩu

Trang 32

Biểu đồ 1.6: Kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giai đoạn

2005 đến 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện nay có xu hướng các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang chuyển

từ sản xuất tại Việt Nam sang nhập hàng hóa từ nước ngoài và trở thành nhà phân phối hoặc biến thị trường Việt Nam trở thành thị trường trung gian cho việc tạm nhập tái xuất Với lộ trình giảm thuế và mở cửa thị trường đã làm giảm bớt rào cản trong xuất nhập khẩu, chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI thu lợi Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp này đã tăng 40% so với cùng kì năm

2009, đạt mức cao nhất trong giai đoạn từ 2005 – nay ở mức 32,4 tỷ USD

Một thực tế hiện nay cũng cần phải được xem xét đó là những hạn chế của các doanh nghiệp FDI như: hoạt động đầu tư nhưng lại gây tác hại đối với môi trường; sử dụng các công nghệ tiêu tốn năng lượng và việc sử dụng nguồn vốn, cơ cấu vốn chưa thực sự phù hợp với mục tiêu quốc gia Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực bất động sản và khai thác tài nguyên đang có xu hướng tăng trong khi lĩnh vực công nghiệp và nông, lâm nghiệp lại giảm

Mặc dù doanh nghiệp FDI có tỉ trọng lớn trong các hoạt động kinh tế của Việt Nam nhưng mức thuế đóng góp năm 2010 ước tính chỉ trên 20 nghìn

tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 33

1.4.2 Một số nhân tố tác động đến tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu những năm qua

Thời gian qua, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam luôn diễn biến theo xu hướng giá nhập khẩu nguyên phụ liệu duy trì tăng, đặc biệt từ cuối quý 2/2010 Các thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu chủ yếu của Việt Nam vẫn là những thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU,

Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều biến động và đang ngày càng vượt xa các quy luật kinh tế thông thường Giá cả hàng hóa thế giới có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chịu tác động mạnh từ những bất ổn chính trị, môi trường Do đó, các nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá nhập khẩu, thời điểm nhập khẩu phục vụ cho sản xuất đang ngày càng được ”cân, đong, đo, đếm” kỹ càng trước khi quyết định nhập khẩu Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI có

xu hướng chú trọng hơn đến phân tích xu hướng, nhận định giá và xác định lượng nhập khẩu một cách chi tiết hơn cho mỗi đơn hàng

Về thị trường nhập khẩu, bên cạnh việc duy trì các nguồn cung truyền thống, các thị trường vốn là ”nước sở tại” của các công ty mẹ, các tập đoàn đa quốc gia ; các nhà cung ứng mang tính chất ”chỉ định”, các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng cường mở rộng hợp tác thị trường, có sự gắn kết, luân chuyển nguồn nguyên liệu giữa hệ thống các doanh nghiệp FDI để giảm thiểu các rủi ro về giá, tính chất mùa vụ của hàng hóa

Bên cạnh đó, một vấn đề cần quan tâm là xu hướng nhập máy móc thiết

bị có năng suất thấp, các sản phẩm/ bán sản phẩm vừa hạn mức quy định của Nhà nước Việt Nam để giảm tỷ lệ nội địa hóa, sau đó xuất trở lại, hưởng các

ưu đãi thuế quan và chính sách Điều này nếu không sớm có các biện pháp ngăn chặn có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm, bán sản phẩm; làm tăng kim ngạch nhập khẩu của các DN FDI trong thời gian tới

1.5 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

1.5.1 Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, các cơ chế - chính sách liên quan

1.5.1.1 Những quy định về pháp luật doanh nghiệp

Trang 34

Trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nói riêng, Chính phủ đã ban hành những quy định chung, thể hiện sự nhất quán về mặt chính sách, định hướng trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm những doanh nghiệp FDI Những quy định này đã được cụ thể hoá thông qua Luật Doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005 (quy định chung về hoạt động đầu tư, Luật này

đã thống nhất, bao gồm cả những quy định cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam), Luật Thương mại 2005, và hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Nhìn từ phương diện quản lý nhà nước, những quy định này là các căn cứ pháp lý cần thiết, quy định khung pháp lý để vận hành và tổ chức hoạt động trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng

+ Chính phủ đã ban hành những văn bản pháp luật như Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định

số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định

số 03/2005/NĐ-CP ngày 6/1/2006 quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

1.5.1.2 Tác động của các chính sách đến hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn

do tác động của hậu suy thoái thì việc thu hút nguồn vốn FDI để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng đóng vai trò quan trọng Tác động từ các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước thực sự đưa đến những ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi dòng vốn FDI đầu tư vào một số lĩnh vực có dấu hiệu suy giảm thì các chính sách FDI càng thể hiện vai trò quan trọng của mình

Trong những năm qua, không thể phủ nhận một thực tế là, Chính phủ

đa ban hành và thể chế hóa nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn quan

Trang 35

trọng này Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mang lại cho nền kinh tế như số lượng các dự án FDI vào Việt Nam tăng mạnh, lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng cao, thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, các chính sách về quản lý và thu hút FDI của Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế, trong đó có thể kể đến những hạn chế về các chính sách liên quan đến rào cản đối với việc giải ngân cho các dự án FDI, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng, Nhận định chung cho thấy, đây là những rào cản cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới, để tăng khả năng thu hút FDI vào Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Chẳng hạn, như cùng một dự án đầu tư như nhau, nhưng nếu như ở Trung Quốc hay Thái Lan, các nhà đầu tư chỉ cần 1 đến 2 năm để hoàn tất các thủ tục và dự án đầu tư thì ở Việt Nam, thời gian này có thể phải tăng lên gấp đôi do thủ tục hành chính phiền hà và vô cùng phức tạp nảy sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng Mặc dù hiện nay Chính phủ đã triển khai thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng những thủ tục trên vẫn là một trong những trở ngại làm nản lòng các nhà đầu tư Theo kinh nghiệm của các nước, thay vì để các nhà đầu tư tự đứng ra đền bù, giải tỏa mặt bằng thì Nhà nước (mà cụ thể

là chính quyền địa phương) cần thực hiện những hoạt động này, sau đó mới tiến hành đấu thầu hay đấu giá công khai và cạnh tranh Ở nước ta, chính quyền chỉ thực sự vào cuộc khi bước vào giai đoạn cưỡng chế Lúc nãy, nhà đầu tư đã mất một khoảng thời gian tương đối dài trong khâu giải phóng mặt bằng, và như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và hiệu quả đầu tư của

họ

Bên cạnh đó, các chính sách về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng còn nhiều bất cập và hạn chế Cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải, không đáp ứng nhu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp Tình trạng cắt, cúp điện đột ngột không báo trước, giao thông thường xuyên tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng, là tình trạng khá phổ biến nhưng vẫn chưa được cải thiện đáng kể Do vậy, tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm dự án FDI mà còn là cách để giữ chân các nhà đầu tư hiện hữu

Ngoài ra, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu dẫn đến mối liên kết giữa khu vực khối doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế nội địa còn lỏng lẻo Thực tế, công nghiệp phụ trợ của chúng ta còn rất yếu, và trong nhiều lĩnh vực, để có thể xuất khẩu được thì

Trang 36

cần phải nhập khẩu tới 70 – 80% nguyên vật liệu tư nước ngoài Điều này không những hạn chế tác dụng lan tỏa tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Nhận định chung cho thấy, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho những dự án FDI có sức lan tỏa mạnh mẽ về công nghệ, quản trị và kỹ năng, đồng thời cần hết sức thận trọng trước những dự án chỉ nhằm mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên và kiên quyết loại bỏ những dự án gây tổn hại đến môi trường Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích những dự án có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để giúp cân bằng cán cân thanh toán, ngăn chặn

những dự án mang tính đầu cơ để giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng

1.5.2 Hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực

1.5.2.1 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam là một trong những nhân tố cản trở việc thu hút các doanh nghiệp FDI Dự kiến, Việt Nam cần khoảng 70 – 80 tỷ USD để đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng trong khoảng 5 - 10 năm tới

Chính phủ đã thông qua Nghị định 108/2009/NĐ – CP, (chính thức có hiệu lực thi hành từ 15/1/2010), về các quy định mới liên quan đến các dự án

cơ sở hạ tầng và sự tham gia của khu vực tư nhân Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư cũng công bố dự thảo quy định về thí điểm thực hiện các dự án hợp tác công - tư (PPP), mà trọng tâm là phát trển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu phà, Thời gian tới, Chính phủ cần ban hành những quy định về tiến hành rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng, sử dụng hình thức hợp tác Nhà nước và tư nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Những chính sách trên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các hiệp hội cũng như các nhà đầu tư nước ngoài

1.5.2.2 Đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp FDI

Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của các doanh nghiệp FDI thời gian qua đã góp phần giải quyết một lượng lớn nhu cầu việc làm cho người lao động Mặc dù chưa có một con số chính thức nào về số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, nhưng với khoảng 48 triệu người trong

Trang 37

độ tuổi lao động và mỗi năm có khoảng thêm từ 1 đến 1,2 triệu người gia nhập vào đội ngũ này, thì số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ không nhỏ

Năm 2010, các doanh nghiệp FDI đã tăng ngân sách cho nhân sự, đồng thời kế hoạch tuyển dụng được chú trọng hơn Đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp FDI ngày càng được chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng Thực tế đã cho thấy, các doanh nghiệp FDI sử dụng lao động hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước Thu nhập trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cao hơn các doanh nghiệp trong nước Tại các doanh nghiệp FDI, thu nhập tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Ước tính, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có thu nhập cao gấp 3,5 lần thu nhập của lao động phổ thông và cao gấp 2,88 lần so với lao động ở trình độ sơ cấp Điều nay có thể coi là tất yếu vì nó phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường

Liên quan đến chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, Chính phủ đã quyết định dành 10 tỷ đồng cho một kế hoạch dài hạn đào tạo lao động nông thôn để tạo cơ hội cho các đối tượng này tìm kiếm được việc làm phù hợp Lao động nhập cư cũng được hưởng các chính sách như lao động tại chỗ về mua nhà, nhập hộ khẩu và thụ hưởng các dịch vụ an sinh xã hội

Như vậy, có thể thấy bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động

Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc Bên cạnh đó, lao động có trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các kênh lao động chính thức cao hơn lao động trình độ thấp Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ tư vấn - giới thiệu việc làm và thị trường lao động

Bên cạnh đó, khi nhận thức của người lao động được nâng lên, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Đây là nhân tố quan trọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường lao động

Trang 38

Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động

và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn đầu tư tăng sẽ làm tăng cầu về lao động Cạnh tranh thu hút lao động cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của thị trường lao động

Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động Với những ưu điểm về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…thành phần kinh tế này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người lao động Do vậy, để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh tế khác phải cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm đa dạng hoá các nguồn cung cầu lao động trên thị trường, yếu tố thuận lợi sự hình thành và phát triển của thị trường lao động

Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI - trực tiếp hay gián tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường lao động Sự phát triển của thành phần kinh tế này không chỉ tạo ra những ngoại tác tích cực cho sự phát triển thị trường lao động mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường lao động

1.5.3 Các biện pháp thực hiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

1.5.3.1 Khai thác thị trường; tăng cường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các thị trường truyền thống, mở rộng ra các thị trường tiềm năng

a Đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường truyền thống

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng được nhận định là không có nhiều biến động, khi các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải theo đuổi những thị trường có sức mua lớn và có quan hệ truyền thống với đối tác Do vậy, thời gian qua, các doanh nghiệp FDI luôn coi trọng

và đánh giá cao hoạt động xuất khẩu sang các thị trường truyền thống Không thể phủ nhận, các thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vẫn là những chỗ dựa tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, khi tình hình kinh tế thế giới phục hồi Năm 2010, Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (thủy sản, gạo, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, than đá, dầu thô, giày dép các loại, hàng dệt và may mặc, đá quý kim loại quý và sản phẩm, máy móc thiết bị

Trang 39

dụng cụ phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây điện và cáp điện), trong khi năm 2009 chỉ có 14 mặt hàng Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, cà phê, đều chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu tại các thị trương ”quen thân” như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Thực tế, những biến động của những thị trường này vẫn có những tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Bên cạnh đó, một trong những biện pháp trọng tâm được tập trung thực hiện để kiềm chế nhập siêu là tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường mới, thị trường tiềm năng Công tác xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh vào các thị trường chủ lực như châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, ), châu Âu (chủ yếu là khối các nước thuộc EU), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) cũng như các thị trường truyền thống

để tận dụng mọi cơ hội nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần tìm lại đà phục hồi sau khủng hoảng thì việc duy trì xuất khẩu tại những thị trường truyền thống là hết sức cần thiết Những kết quả từ hoạt động xuất khẩu sang những thị trường này là nền tảng và tạo đà cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác

b Khai thác, mở rộng thị trường tại các thị trường tiềm năng

Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI, luôn nỗ lực để khai thác, tìm kiếm và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới, tiềm năng

Những năm gần đây, Trung Đông, châu Phi và thị trường một số nước châu Á là những bạn hàng đầy tiềm năng của Việt Nam Các sự kiện xúc tiến thương mại lớn đã được tổ chức để khai thác tiềm năng của thị trường mới này Tại một số thị trường như Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, thị trường có nhiều tiềm năng nhờ phát triển ngành công nghiệp dầu khí, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn mỗi năm và trở thành nước đứng đầu trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất những năm qua phát triển tích cực, bình quân 10%/năm Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 82,4 triệu USD Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này gồm có: dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và

Trang 40

linh kiện, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, gạo, chè, hải sản, cà phê

1.5.3.2 Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu

a Duy trì những mặt hàng xuất khẩu truyền thống

Hoạt động xuất khẩu của nước ta cần tiếp tục đa dạng hóa các mặt hàng Đối với thị trường Bắc Mỹ, Việt Nam có thể tận dụng nhiều cơ hội xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu các mặt hàng truyền thống (Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là xuất khẩu thực phẩm) mà còn có thể đa dạng hóa các mặt hàng khác Sự thay đổi sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường có thể giúp cho hoạt động xuất khẩu thu về nhiều lợi nhuận hơn Đối với thị trường châu Âu, thị trường này đang xóa dần các rào cản về nhập khẩu từ các thị trường châu Á nói chung và từ Việt Nam nói riêng Chính phủ Anh đã tạo sức ép với cộng đồng châu Âu trong việc giảm bớt các rào cản đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu từ châu Á Do vậy, Việt Nam có thể mở rộng sản xuất, đầu tư vào các thương hiệu cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu vào các thị trường này

Nhìn chung, xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong mười tháng đầu năm 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung về xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng lên qua các năm Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong mười tháng đầu năm 2010 ước đạt 31 tỷ USD, tăng 25,85%

so với cùng kỳ năm trước và chiếm xấp xỉ 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của

cả nước Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 2,754

tỷ USD, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,1 tỷ Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò đóng góp rất lớn trong xuất khẩu Tính chung trong 10 tháng đầu năm, khu vực doanh nghiệp FDI đạt mức tăng trưởng 39,9% trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng 24%

Trong khi đó, tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng cao hơn nhiều so với nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp trong nước Trong 10 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 41,2% trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 8,7% Với mức tăng xuất khẩu

Ngày đăng: 10/02/2015, 01:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Nxb KHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Bá
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 2006
2. Nguyễn Công Duy (2008), Tác động và giải pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nxb Bộ GD ĐT và ĐH Kinh tế, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động và giải pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Duy
Nhà XB: Nxb Bộ GD ĐT và ĐH Kinh tế
Năm: 2008
3. Phùng Xuân Nhã (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Đại học QG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Phùng Xuân Nhã
Nhà XB: Nxb Đại học QG HN
Năm: 2010
4. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Thanh Huyền (2008), Kỹ Thuật Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài, Nxb Thống kê, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Tác giả: Võ Thanh Thu, Ngô Thị Thanh Huyền
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2008
5. Nguyễn Trọng Tuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trọng Tuân
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 2002
6. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngòai tại VN: thực trạng và giải pháp. NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngòai tại VN: thực trạng và giải pháp
Tác giả: Trần Xuân Tùng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
11. Nguyễn Văn Lịch, Khủng hoảng tài chính và tác động đến FDI, xuất khẩu của Việt nam, Học viện ngoại giao. (Bài viết) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tài chính và tác động đến FDI, xuất khẩu của Việt nam
7. Tổng cục thống kê (2008), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thống kê Khác
8. Tổng cục thống kê (2010), Xuất nhập khẩu hàng hóa 2008, Nxb Thống kê Khác
9. Tổng cục thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, Nxb Thống kê Khác
10. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI), Bản tin hỗ trợ xuất khẩu Việt nam Khác
12. PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội (Bài viết) Khác
13. Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 – 2010, Cục xúc tiến thương mại Khác
14. Bộ Kế hoạch đầu tư (2007), Tổng quan 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Khác
15. Báo cáo của ngân hàng thế giới, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, 2009, 6 tháng 2010 Khác
16. OECD’s FDI restrictiveness index: 2010 update; Blanka Kalinova, Angel Palerm and Stephen Thomsen, OECD Publishing 2010 Khác
17. FDI flows to Low-Incom Countries: Global Drivers and Growth Implications; Era Dabla – Norris, Jiro Honda, Amina Lahreche, and Genevieve Verdier, International Monetary Fund 2010 Khác
18. New concerns in uncertain world, The 2007 A.T Kearney FDI Confidence Index, Global Bussiness Policy Council 2007 Khác
19. FDI flows to Asia: Did the Dragon Crowd out the Tigers?, Benoit Mercereau, International Monetary Fund 200520. Một số website Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w