1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá việc chấp hành luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông sài gòn đềxuất giải pháp

52 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 431,45 KB

Nội dung

TỔNG CỤC CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỤC CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Thực hiện: Cục Cảnh sát môi trường Người đại diện: Đại tá Phan Hữu Vinh Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 2 TỔNG CỤC CẢNH SÁT NHÂN DÂN CỤC CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Thực hiện: Cục Cảnh sát môi trường Người đại diện: Đại tá Phan Hữu Vinh Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 Chương 1 9 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP,CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN, CÓ KHẢ NĂNG VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương 2 36 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SÀN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN. CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, X Ử LÝ VI PHẠM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2008) Chương 3 46 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH PHÁP LÝ VÀ KHẢ THI NHẰM TĂNG CƯỜNG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC, BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGUỒN NƯỚC SÔNG SÀI GÒN KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ O 52 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề: Sông Sài Gòn có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong lưu vực là tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Là tuyến vận chuyển đường thủy; là nguồn cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ nói chung. Cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các địa phương trên lưu vực. Và chính hoạt động của các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho nước sông Saigon. Mức độ ô nhiễm sông Saigon trong những năm g ần đây diễn biến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, đe dọa sự an toàn của nguồn nước cấp, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của hàng triệu người dân các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông. Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm dòng sông là do việc chấp hành Luậ t Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon chưa tốt, nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã được xả vào sông. 5 Trong khi đó, các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý đối với những hành vi gây ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Saigon của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường, trong thời gian qua tuy có nhiều cố gắng, nhưng hiệu quả còn thấp; chưa có giải pháp mang tính tổng thể, chiến lược và toàn diện nhằm bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn. Thực tiễn đòi hỏi ph ải tìm ra giải pháp để nâng cao việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. Đây là một yêu cầu vừa mang tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài, vì mục tiêu chung “bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của vùng lãnh thổ lưu vực sông”. 2. Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu chuyên đề: Nhiệm vụ của chuyên đề : + Điều tra, khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn có khả năng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường; + Khảo sát, đánh giá đúng thực tế hiện trạng chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon. Nêu rõ những thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật và những nguyên nhân, đ iều kiện của tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. + Nghiên cứu kết quả hoạt động thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý đối với những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của lực lượng thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên & Môi trường và lực lượng Cảnh sát môi trường của các địa phương trên lưu vực sông Saigon; + Vạch rõ những khó khăn, tồ n tại, yếu kém làm hạn chế kết quả hoạt động thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý trong thời gian qua. Tìm ra nguyên nhân của tình hình này. 6 + Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật, tăng cường việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon. Nhằm: + Tạo sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn, nâng cao ý thức tự giác chấ p hành Luật Bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất; + Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng; + Góp phần bảo vệ sự an toàn của nguồn nước sông Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của các địa phương trên lưu v ực sông. 3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề: “Bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cho nhu cầu cấp nước” là đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tài trợ, thu hút sự quan tâm và sự tham gia của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý địa phương trên lưu vực sông. Nhằm đánh giá có cơ sở khoa học và thực tế mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn; xác định và dự báo đượ c các nguồn gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn và đề xuất được các giải pháp quản lý, kỹ thuật và công nghệ bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước. Tuy nhiên cho đến nay chưa có chuyên đề khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. 7 Việc nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. Đề xuất các giải pháp” của lực lượng Cảnh sát môi trường là một bộ phận, là một trong những nôi dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm b ảo an toàn cấp nước cho thành phố (giai đoạn 1)” do Viện Nước và Công nghệ môi trường chủ trì thực hiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: + Thực trạng chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. + Thực trạng hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng (thanh tra chuyên ngành tài nguyên & môi trường, cảnh sát môi trường). Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn, tại ba địa phương: Tây Ninh, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 4 tháng đầu năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và các tài liệu khác có liên quan đến bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn. 8 Quá trình thực hiện chuyên đề, còn sử dụng các phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Cấu trúc của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Điều tra, khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn, có khả năng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Ch ương 2: Thực trạng tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon và công tác phát hiện, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường (từ năm 2007 đến 4 tháng đầu năm 2008). Chương 3: Một số giải pháp mang tính pháp lý và khả thi nhằm tăng cường việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, c ơ sở sản xuất trên lưu vực sông, bảo đảm an toàn cho nguồn nước sông Sài Gòn. 9 Chương 1 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN, CÓ KHẢ NĂNG VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội lưu vực sông Sài Gòn: Sông Sài Gòn thuộc sông nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai, với tổng chiều dài khoảng 256 km và diện tích lưu v ực là 5.560 km 2 , bao gồm tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh: Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ. Phía Tây và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế đường bộ quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… Và là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá gi ữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km 2 , dân số trung bình: 1.047.101 người (năm 2006), mật độ dân số: 259,48 người/km 2 . Nhân dân của tỉnh phần đông sống bằng sản xuất nông nghiệp. Nhưng cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngành dịch vụ phát triển ngày càng tăng. Thể hiện qua biểu đồ sau: 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1976 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NLNNghiệp CN-XD DV Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh. Nhưng cơ sở hạ tầng mang tính chắp vá, thiếu quy hoạch. Hầu hết các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nên các nguồn thải đều đổ trực tiếp ra sông, suối. Các nguồn nước th ải sinh hoạt có mức độ ô nhiễm cao và tải lượng lớn tập trung ở những khu đô thị như thị xã Tây Ninh, huyện Hoà Thành và các thị trấn khác trong tỉnh. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị ước tính khoảng 80-90 tấn/ngày. Hiện nay, chỉ có một số khu vực trung tâm thị xã, huyện mới có đội thu gom rác sinh hoạt. Tây Ninh là tỉnh có các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển nh ất trong số các tỉnh giáp biên giới Tây Nam. Tây Ninh có 03 khu công nghiệp (Khu Công nghiệp Trảng Bàng, đặt tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III đã đi vào hoạt động; Khu Công nghiệp Trâm Vàng, diện tích 479 ha, nằm trên địa bàn xã Thanh Phước, thuộc huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, đang lập thủ tục đầu tư). Và đang đầu tư xây dựng 7 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Bến Kéo, diện tích 143,9 ha, tại xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành; Cụm công nghiệ p Bình [...]... BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2008) 2.1 Thực trạng tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn: 2.1.1 Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: - Năm 2006 - 2007 Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Tài nguyên & môi trường và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã phê duyệt 154 báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. .. vực Cầu Kênh Xáng Khu vực Cầu Kênh Xáng Khu vực Cầu Kênh Xáng Khu vực Cầu Kênh Xáng Khu vực Cầu Kênh Xáng Khu vực Cầu Kênh Xáng Khu vực kênh An Hạ Khu vực kênh An Hạ Khu vực rạch Tra Khu vực rạch Tra 36 Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SÀN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ VI PHẠM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ BẢO... doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tại thành phố Hồ Chí Minh có 33 doanh nghiệp cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Sài Gòn, do không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận hành hoặc không tuân thủ quy trình vận hành dẫn đến nước thải qua xử lý vẫn vượt quá tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Xem phụ lục 2) Phụ lục 2 DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THẢI NƯỚC THẢI VÀO LƯU VỰC SÔNG... một số cơ sở chăn nuôi và nước thải sinh hoạt của dân cư trên địa bàn Hóc Môn nên một số chỉ tiêu quan trắc khá cao là Coliform, COD, Amoniac và đặc biệt là Mn 1.3 Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn có khả năng gây ô nhiễm môi trường: Theo kết quả khảo sát bước đầu, chưa đầy đủ, của Phòng Cảnh sát môi trường các địa phương, tại Tây Ninh có 109 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; tại... trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất Tuy nhiên có một số cơ sở sau khi được phê duyệt các biện pháp bảo vệ môi trường đã chưa đầu tư đầy đủ cho hệ thống xử lý chất thải, nước thải nên sau một thời gian sản xuất đã gây ô nhiễm cục bộ khu vực xung quanh cơ sở - Các khu công nghiệp chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải... su Với 251 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến tinh bột khoai mì, mủ cao su, hạt điều, đường, sản xuất gạch, thép, khai thác đá, sản xuất nước khoáng và ciment, một ngày thải ra hàng ngàn tấn chất thải và nước thải công nghiệp, thực sự là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Các nguồn thải này có lưu lượng lớn và mức độ ô nhiễm cao Đa số các nguồn thải này chưa được các doanh nghiệp, cơ sở sản. .. từ hoạt động công nghiệp của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt của dân cư sống trên lưu vực, cụ thể: - Rạch Bà Bếp, cách Hòa Phú khoảng 1 km về phía Nam, nồng độ các chất ô nhiễm cao cùng với lưu lượng đổ vào sông Sài Gòn khá lớn nên tải lượng các chất ô nhiễm lớn Nguồn gây ô nhiễm BOD5, Amoniac, Coliform chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt của dân cư sống trên lưu vực Nước thải từ hoạt động công... Dương Tổng lượng thải ra lưu vực sông Sài Gòn lớn làm gia tăng mức độ ô nhiễm dòng sông Sông Sài Gòn còn có thể bị ô nhiễm do nước rỉ rác, do công nghệ xử lý rác còn lạc hậu Việc xử lý triệt để rác thải, khoảng hơn 7.000 tấn/ngày, bảo đảm vệ sinh môi trường là một thách thức lớn đối với thành phố Do lượng nước ngầm khai thác ngày càng tăng làm mực nước ngầm bị hạ thấp Nước ngầm thành phố đang có chiều... thải 21 1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn: Theo báo cáo tổng hợp kết quả phân tích mẫu bổ sung và quan trắc định kỳ do Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy chất lượng nguồn nước mặt sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm Đặc biệt, sự gia tăng ô nhiễm trong các năm gần đây thật sự đáng lo ngại Về mức độ ô nhiễm, đánh giá diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm tại trạm quan... triệt để, thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm, trong đó đáng lo ngại là nước thải ở những nhà máy chế biến mủ cao su, giấy, bột giấy, sản xuất hoá chất, dệt nhuộm, xi mạ, sơn, hoá mỹ phẩm, gốm sứ, thép… Việc quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xen lẫn trong khu dân cư, còn gặp nhiều khó khăn - Một số thủy vực bị ô nhiễm . CỤC CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Thực. bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn. Thực tiễn đòi hỏi ph ải tìm ra giải pháp để nâng cao việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. . cách có hệ thống và đầy đủ về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. 7 Việc nghiên cứu chuyên đề Đánh giá việc chấp hành

Ngày đăng: 09/02/2015, 04:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w