Khu công nghiệp Việt Hương dù đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng quá trình vận hành không tốt, nhiều lúc xả nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra

Một phần của tài liệu đánh giá việc chấp hành luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông sài gòn đềxuất giải pháp (Trang 38)

quá trình vận hành không tốt, nhiều lúc xả nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường, gây ô nhiễm rạch Chòm Sao.

- Khu công nghiệp Bình Chuẩn và cụm công nghiệp An Thạnh không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm Suối Cát và rạch Cầu Trắng. - Một số cụm công nghiệp hình thành tự phát trước đây (cụm công nghiệp An Phú, Thái Hòa…) không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, không có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, gây ngập úng và ô nhiễm môi trường.

2.1.3 Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

- Các cụm công nghiệp Tân Quy, Quang Trung, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu, Hiệp Phước Thới Hiệp, Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu, Hiệp Phước và Cát Lái chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó khu công nghiệp Tân Phú Trung luôn là “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường.

- Các vi phạm chủ yếu: xử lý nước thải, khí thải không đạt tiêu chuẩn, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa đấu nối đường thoát nước thải theo quy định; chất lượng xử lý nước thải cục bộ của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không đạt tiêu chuẩn; chỉ vận hành hệ thống xử lý để đối phó khi có đoàn kiểm tra; xả nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thoát nước mưa hoặc vào những ngày nghỉ. Trong đó, hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Việc xử lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp còn chưa đúng quy định (không đăng ký quản lý chất thải nguy hại, không hợp đồng xử lý chất thải nguy hai với đơn vị có chức năng). Lưu ý có doanh nghiệp được phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại nhưng vi phạm nghiêm trọng trong việc xử lý, dùng chất thải nguy hại làm chất san lấp mặt bằng (Cty TNHH Tân Đức Thảo). - Một số doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định về nhập khẩu phế liệu (thép, giấy) không đủ tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, thậm chí có doanh nghiệp nhập hàng trăm ngàn tấn rác từ Mỹ về Việt Nam để phân loại, thải ra hàng chục ngàn tấn rác, gây ô nhiễm môi trường (Cty TNHH Việt Mỹ Thành).

- Có đến 34 bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải, 34 bệnh viện có nhưng không đạt tiêu chuẩn, hơn 300 trạm y tế của các phường, xã trên không nơi nào có hệ thống xử lý nước thải.

2.2 Công tác phát hiện, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường: bảo vệ môi trường:

2.2.1 Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:

- Năm 2006 – 2007 thanh tra môi trường tỉnh Tây Ninh đã tổ chức 439 đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về môi

trường. Kết quả đã xử lý hành chính 75 đơn vị, thu nộp ngân sách 475 triệu đồng.

- Năm 2007, kết quả thanh tra 26 cơ sở: có 9 cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định; 10 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng không đạt tiêu chuẩn môi trường; 23 cơ sở không thực hiện chương trình giám sát môi trường.

- Kết quả xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm: 02 cơ sở (Cty mía đường Bourbon và Cty đường Biên Hòa);

+ Đã triển khai chống thấm 03 ao sinh học và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải: 01 cơ sở (Cty khoai mì Tây Ninh);

+ Đã ngưng hoạt động: 01 cơ sở (Xí nghiệp chế biến hạt điều thuộc Cty 30/4);

+ Tại cụm chế biến khoai mì thuộc thị xã Tây Ninh, thị trấn Dương Minh Châu: có 03 cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, được phép hoạt động đến năm 2010 sẽ di dơi ra khỏi khu vực dân cư, các cơ sở còn lại hầu hết đều đã ngưng hoạt động do không có khả năng khắc phục ô nhiễm môi trường;

+ Tại cụm chế biến khoai mì thuộc huyện Châu Thành, Hòa Thành và Tân Châu: đã ngưng hoạt động.

+ Có 01 cơ sở chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm: Cty TNHH tinh bột sắn Tân Châu;

+ Đối với các cơ sở sản xuất gạch dọc quốc lộ 22B: Đã có 8/39 cơ sở thay đổi công nghệ, hạn chế ô nhiễm môi trường; còn lại 31 cơ sở đã bị đình chỉ hoạt động do không có khả năng khắc phục ô nhiễm môi trường. Nhưng hiện vẫn còn

21 cơ sở không chấp hành quyết định đình chỉ, tiếp tục hoạt động, gây ô nhiễm môi trường.

- Kết quả kiểm tra 17 bệnh viện, trung tâm y tế trong năm 2007:

+ Có 15/17 cơ sở chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc đăng ký cam kết bảo vê môi trường (chiếm 88,24%);

+ Có 7/17 cơ sở chưa xây dựng lò đốt chất thải y tế chuyên dụng (chiếm 41,18%);

+ Có 12/17 cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế (chiếm 70,59%).

2.2.2 Trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

- Năm 2007, thanh tra môi trường tỉnh đã thanh tra, kiểm tra 210 cơ sở sản xuất, xử phạt vi phạm hành chính 101 cơ sở, thu nộp ngân sách 1,1 tỉ đồng; kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đình chỉ 02 doanh nghiệp, buộc di dời 01 cơ sở.

- 6 tháng đầu năm 2008, xử phạt 57/86 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, thu nộp ngân sách 867.750.000đ.

- Kết quả xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Đưa ra khỏi danh sách 01 cơ sở (bãi rác Phú Chánh), do chưa triển khai xây dựng.

+ Ngưng hoạt động 01 cơ sở (bãi rác Hiệp Thành).

- Ngoài ra, Sở Tài nguyên & môi trường tỉnh đã tổ chức điều tra 100 cơ sở có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Kết quả đã xác định 25 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý trong năm 2008.

- Đối với các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng (kênh Ba Bò, suối Bưng Cù, rạch Chòm Sao, Suối Cát và rạch Cầu Trắng), đã thanh tra 173 cơ sở sản xuất. Kết quả:

+ Xử phạt 43 doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, thu nộp ngân sách 762.100.000đ.

+ Xử phạt 20 doanh nghiệp không thực hiện xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

+ Xử phạt 8 doanh nghiệp không vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Một phần của tài liệu đánh giá việc chấp hành luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông sài gòn đềxuất giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)