- Riêng Phòng PC36 Công an tỉnh Bình Dương đã kiểm tra 10 doanh nghiệp thì cả 10 doanh nghiệp đều vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường,
2.3 Đánh gía, nhận xét về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon:
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon:
Mức độ ô nhiễm môi trường nước sông Saigon ngày càng nghiêm trọng trước hết là do nước thải sinh hoạt và công nghiệp, từ các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị chưa xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt yêu cầu xả trực tiếp ra sông.
Việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường chưa nghiêm. Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon diễn ra với xu hướng ngày càng tăng, với nhiều phương thức, thủ đoạn nhằm đối phó, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.
Các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Saigon của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường còn đạt hiệu quả thấp. Chưa có giải pháp mang tính tổng thể, chiến lược và toàn diện nhằm giải quyết căn bản vấn đề ô nhiễm, chủ động phòng ngừa, hạn chế vi phạm.
Nguyên nhân của tình hình vi phạm Luật Bảo vệ môi trường:
- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của một số ban quản lý các khu công nghiệp, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và một bộ phận nhân dân còn thấp kém. Nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm cách đối phó, cố tình vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Do nhiều cấp, ngành chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường; nhận thức về bảo vệ môi trường trong đầu tư, phát triển của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa được chú trọng, còn tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ bảo vệ môi trường.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đồng bộ. Các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Bảo vệ môi trường còn chưa kịp thời, thiếu sót.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa phát động được phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.
- Nhân lực thực hiện công tác quản lý môi trường địa phương còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, quận, huyện. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, theo dõi, giám sát môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý giữa các cấp, các bộ phận còn chưa rõ ràng.
- Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tuy có tiến hành thường xuyên nhưng việc xử lý các hành vi vi phạm còn chưa triệt để, thiếu kiên quyết, một số vụ còn kéo dài; số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý còn ít so với thực trạng tình hình vi phạm; mức xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, biện pháp chế tài hành chính chưa đủ sức răn đe, tác dụng phòng ngừa vi phạm chưa cao.
- Công tác phối hợp kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng (thanh tra, cảnh sát môi trường…) còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, do chưa có quy chế phối hợp chính thức.
- Một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, trang thiết bị máy móc còn thiếu đồng bộ, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao nên không có khả năng xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
- Lực lượng Cảnh sát môi trường mới được thành lập (Bình Dương: 02/2008; Tây Ninh: 12/2007; thành phố Hồ Chí Minh: 11/2007), biên chế còn chưa đủ so với yêu cầu công việc; kiến thức về môi trường của cán bộ, chiến sĩ
còn nhiều hạn chế do không được đào tạo về chuyên ngành môi trường; hàng lang pháp lý cho hoạt động của Cảnh sát môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ.
Tháng 04/2008 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị định 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, bổ sung chức danh Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường có thẩm quyền xử phạt hành chính và nâng mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ 70 triệu đồng lên 500 triệu đồng. Ngày 1/8/2008 sẽ có hiệu lực. Nhưng đến nay vẫn phải chờ sửa đổi, bổ sung Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mới có thể áp dụng trong thực tiễn.
Việc chậm sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự để xác định chức năng điều tra tố tụng hình sự của Cảnh sát môi trường đã hạn chế hiệu quả hoạt động xử lý hình sự đối với các vi phạm của lực lượng Cảnh sát môi trường.
Chương 3