Một số giải pháp nhằm nâng cao việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn:

Một phần của tài liệu đánh giá việc chấp hành luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông sài gòn đềxuất giải pháp (Trang 47)

- Riêng Phòng PC36 Công an tỉnh Bình Dương đã kiểm tra 10 doanh nghiệp thì cả 10 doanh nghiệp đều vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường,

3.2Một số giải pháp nhằm nâng cao việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn:

của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn:

Để chấn chỉnh, khắc phục tình hình vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon. Cần tiến hành một số giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; công khai kết quả thanh, kiểm tra và kết quả xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các tầng lớp nhân dân. Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, địa bàn dân cư. Có các biện pháp hữu hiệu để thực hiện giám sát cộng đồng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

2. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, phát hiện và kịp thời kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trước mắt, tập trung kiểm tra xử lý triệt để các “điểm đen” gây ô nhiễm môi trường. Kiên quyết đình chỉ hoạt động, buộc di dời đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình vi phạm nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không có khả năng khắc phục hậu quả.

3. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

4. Phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ suy thoái và ô nhiễm môi trường ngay từ khâu lập quy hoạch, xét duyệt dự án đầu tư. Không cho phép đầu tư mới đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản (có phát sinh nước thải công nghiệp), nhuộm, thuộc da. Và hạn chế cấp phép đầu tư đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: Công nghiệp xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón (có phát sinh nước thải công nghiệp), sản xuất bột giấy trên lưu vực sông Saigon. Các dự án đầu tư mới phải được thẩm định nghiêm ngặt về môi trường.

Gắn công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác khoáng sản…

5. Tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác quản lý môi trường, đặc biệt ở cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn. Tăng biên chế và chú trọng công tác đào tạo, bổ sung kiến thức môi trường, tăng cường trang bị, phương tiện quan trắc, phân tích về môi trường cho lực lượng cảnh sát môi trường các địa phương.

6. Sự phối hợp giữa Cảnh sát môi trường với thanh tra môi trường của các Sở Tài nguyên và môi trường trên địa bàn lưu vực sông Saigon có ý nghĩa hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Với vai trò chủ công trong đấu tranh chống tội phạm môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường cần chủ động nắm

chắc tình hình, đặc biệt đối với các khu vực, địa bàn trọng điểm gây ô nhiễm, chủ động phối hợp với các lực lượng thanh tra môi trường, quản lý môi trường trong các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương, kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

Cần sớm xây dựng “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường” giữa lực lượng Cảnh sát môi trường với Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Y Tế, Chi cục kiểm lâm các địa phương.

7. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần chú trọng vai trò làm cầu nối, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận, áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM), các công nghệ xử lý nước thải mới.

8. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, các quy định về tội phạm môi trường của Bộ Luật hình sự năm 1999. Đặc biệt là các việc xác định dấu hiệu về hậu quả (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) của một số tội phạm về môi trường, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để áp dụng pháp luật thống nhất trong xử lý các vụ vi phạm về môi trường.

KẾT LUẬN

Bảo vệ nguồn nước sông Saigon là yêu cầu cấp bách, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh, thành phố trên lưu vực. Đây không phải nhiệm vụ riêng của ngành Tài nguyên & môi trường hay Công an, mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị các địa phương thuộc lưu vực sông, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý môi trường và đông đảo các tầng lớp, bộ phận dân cư trong phong trào quần chúng mạnh mẽ.

Mục tiêu của công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm Luật Bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không phải là xử phạt, đình chỉ hoạt động được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mà là hạn chế những nguyên nhân, xóa bỏ những điều kiện vi phạm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước cần đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc khắc phục vi phạm, chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường. Mặt khác, kiên quyết xử lý triệt để đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình vi phạm, không quan tâm đến lợi ích cộng đồng.

Do yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường rất coi trọng và đánh giá cao sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan và các nhà khoa học về môi trường. Với

việc nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Đánh giá việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. Đề xuất các giải pháp”, lực lượng Cảnh sát môi trường muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nguồn nước sông Sài Gòn.

Một phần của tài liệu đánh giá việc chấp hành luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông sài gòn đềxuất giải pháp (Trang 47)